Trang Chủ TRANG CHỦ Bible Truths About God

Bible Truths About God

1439
0
SHARE

 

CÁC LẼ THẬT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Nguyên bản: BIBLE TRUTHS ABOUT GOD
Tác giả: James Semple
MỤC LỤC
Chương 1: Có Đức Chúa Trời không?
Chương 2: Đức Chúa Trời là ai?
Chương 3: Các danh xưng của Đức Chúa Trời
Chương 4: Các thuộc tính của Đức Chúa Trời
Chương 5: Đức Chúa Trời đang làm gì?
Chương 6: Ý nghĩa của ba Ngôi hiệp một
Chương 7: Đức Cha đang làm gì?
Chương 8: Chúa Jesus là ai?
Chương 9: Đức Thánh Linh làm công việc gì?
Chương 10: Chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời cách cá nhân như thế nào?
Lời tựa
Quyển sách này trình bày những lẽ thật về Đức Chúa Trời cho những thành viên của các hội thánh Cơ đốc có trình độ trung bình về Kinh Thánh. Nó không có tham vọng chuyên chở những tri thức cho một hệ thống thần học. Vì thế tôi sẽ đề cập rất ít các quan điểm thần học của những nhà nghiên cứu. Các sinh viên Trường Kinh Thánh cần học tập nhiều hơn các học thuyết thần học khác. Mục đích sách này là xây dựng một đức tin bén rễ sâu vào Lời Đức Chúa Trời cho cộng đồng Báp-tít. Chúng tôi không muốn giới thiệu những bài học gây khó khăn cho người đọc với những thông tin không mang tính phổ quát dễ gây buồn chán và hiểu lầm.
Là một tín hữu Báp-tít tôi tin rằng Kinh Thánh là nguồn cho những giáo lý và sự thực hành của chúng ta mà không điều nào có thể thay thế được. Vì lý do ấy, nhiều phần Kinh Thánh sẽ được trích dẫn cùng với nhau trong sách này. Sẽ nguy hiểm nếu chỉ lấy một câu nào đó ra khỏi bản văn Kinh Thánh để làm nền tảng cho giáo lý. Bản Kinh Thánh New American Standard Bible được sử dụng thường xuyên trong sách này.
Dĩ nhiên là có những khó khăn khi phải dịch một từ hay một cụm từ sang Tiếng Anh từ bản gốc bằng Tiếng Hê-bơ-rơ và Hy-lạp trong Kinh Thánh. Trong một vài trường hợp chúng ta phải truy tìm và giải thích các từ nguyên (từ gốc) trong Kinh Thánh.
Có nhiều lời chú giải được đưa vào trong những chương mở đầu để làm sáng tỏ ý nghĩa cho một lẽ thật. Trong những chương sau cùng sẽ có ít đi những lời chú giải. Chúng ta sẽ không quan tâm đến những lời bình luận Kinh Thánh từ con người, nhưng chúng ta thực sự lưu tâm đến những gì Kinh Thánh muốn nói với chúng ta. Nguồn tối hậu cho sự học tập và áp dụng của chúng ta là Kinh Thánh – không có một nguồn nào khác thay thế được. Chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài như thế nào, chứ không phải là con người nhận định về Ngài như thế nào.
Sau nhiều năm giảng dạy, cùng bước đi trong đức tin với cộng đồng Báp-tít, tôi biết rằng những người Báp-tít rất quan tâm đến nền tảng đức tin dựa trên Kinh Thánh. Chúng ta muốn biết thực hành nếp sống đạo như thế nào cho phù hợp với niềm tin của chúng ta. Một giáo lý đúng đắn phù hợp với lẽ thật của Kinh Thánh sẽ không dẫn đến một đời sống khô hạn, chết chóc. Niềm tin sẽ bộc lộ qua cách chúng ta sống mỗi ngày.
Cám ơn các bạn đã đọc quyển sách này. Lời cầu nguyện của tôi là xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn theo Ê-phê-sô 3:16-19, “tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em; để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.”

Chương 1
Có Đức Chúa Trời Không?
“Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” Rô-ma 1:19-20
Thông tấn xã AP của Hoa Kỳ đã có một bài báo vào ngày 10 tháng 12 năm 2004 thu hút sự chú ý của mọi người. Tựa đề của nó là “Một Triết Gia Vô Thần 81 Tuổi Tin Nhận Đức Chúa Trời.” Triết gia này chính là Giáo sư Antony Flew, một người Anh đã từng dẫn đầu cho chủ nghĩa vô thần trong hơn 50 năm qua, tuyên bố rằng phải có một tâm trí siêu thông minh là nguồn gốc cho sự sống và mọi phức hợp của tự nhiên. Ông đưa ra những bằng chứng khoa học cho quan điểm này.1 Cuối cùng tiến sĩ Antony Flew đi tới một kết luận là chắc chắn có một Đấng Sáng Tạo nên con người và tất cả những gì tồn tại đang vận hành trong vũ trụ rộng lớn vô cùng.
Tin vào Đức Chúa Trời là một điều bình thường.
Có Đức Chúa Trời hay không? Hầu hết mọi người đều nói có. Viện thăm dò dư luận Gallup cho biết 90% người Mỹ tin vào Đức Chúa Trời 2. Điều này cho chúng ta thấy rằng tin vào TRỜI là một hành động rất bình thường của nhiều người, đặc biệt là ở Mỹ. Sự phổ biến rộng rãi của niềm tin vào TRỜI đã khiến một số nhà thần kinh học phải điều tra khả năng con người được “gắn cứng” (được thiết kế) để tin vào Đấng Sáng Tạo.3 Điều này sẽ không làm cho chúng ta ngạc nhiên, bởi vì Kinh Thánh nói rằng con người được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26). Vì vậy con người có khuynh hướng tự nhiên là tin vào TRỜI.
Nếu như niềm tin vào Đức Chúa Trời đã được thiết kế vào trong các Gen của con người, thì Augustine đã rất sáng tỏ khi ông tuyên bố cách đây mười sáu thế kỷ: “Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta cho chính Ngài, vì vậy lòng chúng ta không bao giờ được yên nghỉ cho đến khi chúng ta tìm được chỗ nghỉ yên trong Chúa.”4
Tin vào Đức Chúa Trời là một điều đương nhiên.
Từ “bình thường” hàm ý đến sự biểu đạt niềm tin của từng cá nhân với Đức Chúa Trời, trong khi từ “đương nhiên hay hợp với tự nhiên” diễn tả tính chất cộng đồng của việc thực hành tôn giáo trong xã hội. Trong tác phẩm Nguồn Gốc Loài Người Charles Darwin đã viết: “Một niềm tin vào các chủ thể thuộc linh khắp mọi nơi dường như đã trở nên phổ quát.”5 Một bài báo trên tờ New York Times viết, “Theo các nhà nhân chủng học thì các tôn giáo cùng chia sẻ những đặc điểm siêu nhiên đó là niềm tin vào TRỜI hay các vị thần. Người ta tin rằng sự cầu nguyện có thể thay đổi số phận và các sự kiện trong đời sống. Điều này được tìm thấy trong hầu hết các nền văn hóa.”6 Luận điểm này được duy trì đến hôm nay.
Tin vào Đức Chúa Trời là hợp lý.
Với những khám phá và chứng minh của khoa học trong những năm gần đây càng củng cố niềm tin vào TRỜI là phù hợp với lý trí và phải lẽ cho con người. Tiến sĩ Alan Sandage, một nhà thiên văn học hàng đầu của thế giới đã phát biểu trong một buổi phỏng vấn: “Thế giới của vũ trụ quá phức tạp trong tất cả các phần và các kết nối hữu cơ của nó thì không thể là một sự tình cờ. Tôi tin rằng sự tồn tại của cuộc sống và các vật thể trong một trật tự hài hòa thật quá hoàn hảo. … Vì vậy nhiều nhà khoa học đang hướng tới đức tin từ chính công việc của họ.”7
Sự hùng vĩ của các từng trời khiến cho trước giả viết Kinh Thánh đã phải kinh ngạc:
“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.” (Thi thiên 19:1) Nếu như vào thời của Đa-vít là khoảng một ngàn năm trước khi Chúa Jesus giáng sinh, con người có thể nhìn thấy khoảng sáu ngàn ngôi sao bằng mắt thường, thì hôm nay nhờ vào các viễn vọng kính hiện đại các nhà thiên văn học đã có thể quan sát từ mặt đất một ngàn lũy thừa bảy ngôi sao trên bầu trời, hoặc có thể nhiều hơn đến vô hạn.8
Thật đáng kinh ngạc khi nói rằng bên trong mỗi nguyên tử nhỏ bé là một vũ trụ rộng lớn xoay quanh sự phối hợp hoàn hảo của những định luật mà điều khiển vô số các thiên hà, những hành tinh nhỏ bé, các chuẩn hành tinh ở rất xa, các hố đen và các thực thể khác trong không gian. Các nhà khoa học đã khám phá một mảng toàn bộ thành tố trong các cấu trúc rất nhỏ của nguyên tử.
Để tin rằng tính phức tạp không thể tin được của sự sáng tạo đã xảy ra chỉ vì sự tình cờ là mù quáng. Một bước nhảy vọt của đức tin đối với nhiều nhà khoa học là sau khi khảo sát nhiều bằng chứng và các lý thuyết khác, họ đã đi đến kết luận rằng lời giải thích hợp lý nhất cho nguồn gốc của vũ trụ là một thực thể thông minh siêu đẳng mà chúng ta gọi là TRỜI.
Tại sao các khoa học gia tin vào Đức Chúa Trời?
Tiến sĩ Francis S. Collins, là Giám đốc của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Gen con người, mà một số người gọi ông là người có uy tín nhất trong giới khoa học. Gen hay Genome là một từ có từ năm 1930. Nó được hình thành bởi từ gene trong Tiếng Đức và từ soma (cơ thể) trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là thông tin về di truyền trong một cơ thể.9
Tất cả các sinh vật sống đều có Gen, nhưng Collins chủ yếu nghiên cứu Gen của con người trong lĩnh vực di truyền học. Câu chuyện của Collins về việc trở thành một Cơ đốc nhân được thu thập từ hai cuộc phỏng vấn mà ông đã có với các đài truyền hình PBS10 và CNN11 cùng cuốn sách bán chạy nhất của ông là: Ngôn Ngữ Của Đức Chúa Trời: Một Nhà Khoa Học Giới Thiệu Những Bằng Chứng Của Niềm Tin.12
Collins phát biểu trong buổi phỏng vấn với CNN, “Tôi là một khoa học gia đồng thời cũng là Cơ đốc nhân. Tôi thấy không có gì mâu thuẫn giữa lĩnh vực khoa học và niềm tin vào TRỜI.” Trong khi còn là một sinh viên theo đuổi bằng Thạc sỹ về Cơ học lượng tử tại Đại học Yale, Collins đã trở thành một người vô thần và ông nói rằng “tôi cảm thấy khá thoải mái khi thách thức niềm tin thiêng liêng của bất cứ ai đề cập đến và tôi đánh giá thấp những quan điểm của họ mà tôi cho là mang tính mê tín dị đoan.”13
Sau khi trở nên vỡ mộng với nghiên cứu sau đại học về Vật lý lượng tử, ông đã tham gia khóa học về Hóa Sinh. Điều đó thôi thúc ông ghi danh vào trường Đại học Y khoa của North Carolina và đã lấy bằng tiến sĩ ở đây. Trong thời gian nghiên cứu nội khoa, Collins đã rất ấn tượng bởi nhiều bệnh nhân trải qua những đau khổ khủng khiếp, nhưng họ có được sự thoải mái đáng kể từ niềm tin vào TRỜI. Một vài bệnh nhân hỏi Collins là ông đang tin vào điều gì. Collins ngập ngừng, bối rối trả lời là ông cũng không biết mình tin vào cái gì.
Collins nhận ra rằng là một nhà khoa học, ông đã luôn luôn khăng khăng đòi thu thập tất cả các dữ liệu có sẵn trước khi kết luận, nhưng ông đã không thu thập được bất cứ dữ liệu nào liên quan đến niềm tin vào Đức Chúa Trời trước khi đưa ra các giả thuyết của ông. Trong một nỗ lực để củng cố nền tảng tốt hơn trong chủ nghĩa vô thần của mình, ông đã viếng thăm vị mục sư của Hội thánh Giám lý trong vùng phụ cận. Vị mục sư này đã đề nghị Collins thử đọc sách Phúc âm Giăng. Collins làm theo và ông cảm thấy bối rối xen lẫn sự thú vị khi đọc sách, nhưng ông chưa sẵn sàng tiếp nhận ánh sáng của lẽ thật mặc dù hiểu phần nào những gì sứ đồ Giăng viết.
Sau đó vị mục sư cũng đưa thêm cho Collins quyển sách mỏng về giáo lý Đạo Cơ đốc của tác giả C.S. Lewis. Và khi đọc nó, Collins có sự tranh chiến vì những luận điểm của tác giả trên căn bản các qui luật đạo đức và bản chất của con người. Trong mỗi nền văn hoá, có một tiêu chuẩn đúng và sai. Tiêu chuẩn này là duy nhất trong vương quốc của động vật. Khái niệm đúng và sai trong lòng con người cho thấy một bản chất tâm linh nằm trong tất cả chúng ta và cho thấy chính Đức Chúa Trời là tốt và thánh.
Collins đã nhận ra là một nhà khoa học ông đang nhìn vào những thành phần của Ngôi Nhà, nhưng ông chưa bao giờ suy nghĩ thấu đáo để đối thoại với chính Chủ Nhân. Collins đã cẩn thận ghi chép những nghiên cứu của mình, nhưng chưa bao giờ lắng nghe tiếng của Âm Nhạc thiên thượng.
Sau nhiều tháng tranh chiến, Collins bắt đầu hiểu ra vấn đề. Nếu có TRỜI, Ngài là Đấng thánh còn con người thì không. Ông ta nhận thức rằng Đấng Christ đã cung ứng một chiếc cầu cho con người bất khiết có thể đến với Đức Chúa Trời thánh khiết.
“Cuối cùng sau một năm tranh chiến, tôi đã trở về với Ngài. Đó là lúc tôi đang đi bộ đường dài trên dãy núi xinh đẹp Casade, tôi nhìn thấy quang cảnh thiên nhiên hết sức tuyệt vời, và đó là giây phút tôi nói “Vâng” với Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi. Năm đó tôi 27 tuổi. Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại với chủ thuyết vô thần trước đây của mình.”14
Hành trình vào sự sáng
Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler giảng dạy ở University of Princeton, đã viết ra những trải nghiệm cá nhân khi ông cải đạo trong sách “Hành trình vào sự sáng”. Khi Cailler kết hôn, ông đã nói với người vợ là ông sẽ không cho phép tôn giáo bước vào trong gia đình. Ông gia nhập quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất, và trải qua nhiều đêm cô đơn nằm trong giao thông hào làm nhiệm vụ của một người lính. Một cách bí mật, ông bắt đầu viết một cuốn sách cho riêng mình. Khi được trở về nhà, ông tập họp các đoạn văn tự bạch của mình và sao chép chúng thành một quyển nhật ký.
Quyển sách phong phú nói về những trải nghiệm trong cuộc sống và những cam kết trong tương lai của ông đã được hoàn thành. Ông ngồi xuống dưới một bóng cây vào một ngày nắng đẹp và mở “tuyển tập quý báu” ra. Khi đọc nó, cảm giác thất vọng trong ông chợt đến. Ông nhận ra rằng “toàn bộ quyết tâm làm việc nọ việc kia của ông trong sách sẽ khó mà thành công nếu ông chỉ cậy sức riêng của mình.”16
Ngay lúc đó vợ ông bước đến chỗ ông ngồi. Bà ấy đi mua sắm và “tình cờ” ghé vào nhà thờ Cơ đốc Huguenot. Vị mục sư ở đó đã tặng cho bà một quyển Kinh Thánh Pháp Văn sau khi được bà ngỏ lời xin một quyển. Bà nhận quyển Kinh Thánh trở về nhà. Trong lòng bà lâng lâng một cảm giác hồi họp, sợ rằng chồng của mình sẽ nổi giận vì nhớ lời tuyên bố của ông trước đó là không cho phép tôn giáo bước vào nhà.
Bà nói lời xin lỗi và báo cho ông biết là mình có đem về một quyển Kinh Thánh từ nhà thờ. Ông cắt ngang:
“Kinh Thánh, bà nói gì? Hãy đưa nó cho tôi, tôi chưa từng bao giờ đọc quyển sách ấy.”
Bà vợ lập tức tuân theo, và đưa sách cho ông. Ông mở Kinh Thánh ra và cũng “tình cờ” đúng vào phần Bài Giảng Trên Núi với các phước lành mà Chúa Jesus đã giảng. Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler tự bạch: “Tôi đã đọc ngấu nghiến quyển Kinh Thánh, đặc biệt là cách sách Phúc Âm. Tôi sững sờ và nhận ra đây là quyển sách với những nội dung làm tôi bừng tỉnh ra khỏi một giấc ngủ dài. Lẽ ra tôi phải nghiên cứu nó trước đây. Những lời trong quyển sách đã quấn chặt lấy tôi. Tôi chợt hiểu ra quyển nhật ký của tôi không là gì cả so với sự vĩ đại và siêu việt của quyển sách này. Tôi biết có một Đấng đang phán dạy tôi qua từng trang Kinh Thánh. Và cuối cùng tôi đã đến với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện của mình. Chúa đã trả lời các câu hỏi của tôi theo cùng một cách mà Ngài đã trả lời từ Kinh Thánh.”17
Vẻ Đẹp Của Phúc Âm.
Vẻ đẹp của Phúc Âm đã kéo nguyên Tiến sĩ John A. McIntyre, giáo sư môn Vật lý của Đại học Princeton đồng thời là Phó Giám đốc của Học viện Vật lý Cyclotron Của Đại học Texas A&M đến với Đấng Christ. Trong khi tham gia vào một nhóm học Kinh Thánh, ông nhận thấy công tác giảng dạy Vật lý của ông đã chuẩn bị và giúp ông đánh giá đúng đắn về Kinh Thánh. Kinh Thánh được đánh giá là đúng, xác thực cũng giống như một nhà khoa học xem thiên nhiên là hài hòa, thống nhất và có thể hiểu được. Khi gặp các vấn đề khó khăn trong dạy học và thảo luận nhóm, ông có thể tìm thấy sự thách thức để đưa ra những lý giải phù hợp với Kinh Thánh thay vì tìm cách chứng minh Kinh Thánh sai lầm. Nhóm học Kinh Thánh này đã nghiên cứu Kinh Thánh một cách cẩn thận, họ so sánh các đoạn Kinh Thánh khác nhau và kiểm tra chéo cho một chủ đề nghiên cứu giống như cách các nhà khoa học làm trong phòng thí nghiệm.18
Sau khi nhìn vào các bằng chứng xác thực của Kinh Thánh, Tiến sĩ John A. McIntyre được thuyết phục để tin vào uy quyền của Kinh Thánh. Đang khi đọc sách Phúc Âm Giăng, ông được Thánh Linh soi sáng và nhận biết Chúa Jesus là Đấng mà Kinh Thánh đang nói đến.
John A. McIntyre đã đưa ra bốn lý do để một nhà khoa học tin vào Phúc Âm.
1. Phúc Âm của Christ là một lời giải thích hợp lý về nhiều sự việc, từ bản chất gian ác của con người đến trật tự hài hòa kỳ diệu của vũ trụ. … Một khoa học gia bị quyến rũ bởi hệ thống Thần học bao quát, hợp lý và sâu sắc uyên thâm của Cơ đốc giáo.19
2. “Tiêu chuẩn đạo đức tốt nhất mà chúng ta có thể biết đó là tiêu chuẩn của Cơ đốc nhân. Người có đầu óc thực tế hài lòng với kết quả của khoa học hoặc thần học, trong khi các nhà khoa học và Cơ đốc nhân quan tâm nhiều hơn đến những gì nằm phía sau các kết quả thực tế. Cơ đốc nhân cũng biết rằng đời sống đạo đức của mình không thể được cải thiện bằng việc làm hay các kết quả, nhưng là đời sống ấy cần phải được nối kết với Đấng Christ – Nguồn của sự sống. Vì vậy, theo bản chất tự nhiên của một tâm trí đam mê nghiên cứu, một nhà khoa học được dẫn dắt tìm kiếm cái gì đó cao hơn chủ nghĩa nhân văn, và sự tìm kiếm này sẽ dẫn người đó đến với Đấng Christ.”20
3. Một đặc tính lạ lùng của các câu chuyện Phúc Âm là tính hấp dẫn của nó. Điều này lôi cuốn các nhà khoa học vốn quen với các suy nghĩ trừu tượng và phức tạp. “…Khi Phúc Âm nhấn mạnh vào các trình tự dường như phức tạp mà Đức Chúa Trời xử lý với con người thì nhà khoa học có khuynh hướng cởi mở hơn.”21
4. Nhiều đoạn Kinh Thánh có vẻ như mâu thuẫn – rất khó để làm cho hài hòa với nhau, nhưng các nhà khoa học đã gặp những sự thật dường như trái ngược trong thế giới vật chất cũng giống như vậy. Ví dụ một điện tử có thể được mô tả ngang bằng với một làn sóng hoặc một hạt điện tử khác phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra nó. Vì thế các khoa học gia không ngạc nhiên khi họ bắt gặp những phần Kinh Thánh dường như trái ngược với nhau.
John A. McIntyre đi đến kết luận: “Một nhà khoa học có thể trông mong nhiều hơn ở những nguyên lý tuyệt vời nhất mà ông nghĩ ra, chúng được làm cho có giá trị đầy đủ trong những trải nghiệm đời sống.”22

Bằng chứng về sự hiện hữu của Ông TRỜI.
Từ những lời làm chứng của nhiều người đã cải đạo sang Cơ đốc giáo để tin vào một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, những bằng chứng sau đây về một Ông TRỜI hiện hữu được trích dẫn.
Những lời chứng từ các chứng nhân ưu tú.
Từ thời kỳ Hội Thánh mãi đến hôm nay, những bằng chứng quyền năng nhất về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đến từ đông đảo các chứng nhân ưu tú. Chính các sứ đồ đã được biến đổi hoàn toàn từ những người trốn chạy sợ hãi núp sau những cánh cửa đóng kín trở thành những người bênh vực chính nghĩa Đấng Christ một cách can đảm trước một chính quyền bất khả chiến bại có quyền lực nhất trong lịch sử thế giới vào thời đó. Chúng ta thấy rằng những người nghèo khó, bình dân bước theo Jesus – người Na-xa-rét như các môn đồ đầu tiên sẽ không đạt được gì trong thế gian nếu như Đấng Mê-si không đến. Máu của các thánh tử đạo như Ê-tiên đã đổ ra không phải là vô ích nhưng trở thành hạt giống quyền năng làm bùng nổ Phúc Âm. Khi những Cơ đốc nhân đầu tiên trong thế kỷ thứ nhất bị bách hại, họ đã tản lạc ra như những tia lửa trong gió để lan truyền Tin mừng cho những tấm lòng khô hạn của thế giới ngoại bang.
Trong tác phẩm nổi tiếng Các Thánh Tử Đạo đã tổng hợp hàng ngàn trường hợp những người chết vì danh Chúa. Khi Patrick Hamilton hai mươi ba tuổi bị thiêu sống tại Scotland vào năm 1527 vì những nguyên tắc sống đạo Cơ đốc của mình, một thanh niên nói lời ủng hộ anh cũng đồng chịu chung số phận sau đó. Một trong những cố vấn cho Giáo hội Công giáo thời đó gợi ý rằng những người bị kết án chống lại Giáo hội phải bị đốt cháy trong hầm rượu bởi vì “ngọn lử thiêu Patrick Hamilton đã lan truyền cảm hứng đến cho tất cả những người mến mộ anh.”23
Có thể nói hầu hết các thánh tử đạo đã trở thành chứng nhân cho thế giới và đặc biệt là cho những người tin. Đây cũng là điều Chúa Jesus đã phán: “Các ngươi sẽ trở thành chứng nhân của ta..” (Công vụ 1:8). Khi mô tả sự chuyển đổi của mình từ thuyết vô thần sang niềm tin Cơ đốc, nhà lý luận Lee Strobel nói, “Tôi vẫn có thể tiếp tục bị sa lầy trong chủ nghĩa vô thần nếu không gặp người phụ nữ mà tôi kết hôn lần thứ hai. Để quyết định đi theo Đấng Christ, tôi đã sử dụng các kiến thức truyền thông và tính hợp pháp trên mỗi văn cảnh để điều tra xem Cơ đốc giáo có ý nghĩa hay không….Và khi tôi đi đến kết luận cuối cùng là chọn lựa Christ làm mục đích của đời sống thì điều này đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi.”24 Như vậy chúng ta thấy rằng đời sống và việc làm hằng ngày của các chứng nhân Đấng Christ là phương cách Đức Chúa Trời sử dụng để kéo con người đến với Ngài.
Bằng chứng về vũ trụ có sự khởi đầu
Nền tảng của bằng chứng này đến từ một suy luận hợp lý: Mọi thứ hiện hữu hay xảy ra đều có một nguyên nhân. Dĩ nhiên ý tưởng này cũng trùng hợp với câu đầu tiên của Kinh Thánh: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (Sáng. 1:1)
Trải qua suốt nhiều năm đã có một cuộc tranh luận giữa vòng các nhà khoa học về câu hỏi: Liệu vũ trụ có khởi đầu hay là nó luôn tồn tại (thuyết trạng thái ổn định)? Khoa học gia Sir Fred Hoyle, một người Anh kiên trì ủng hộ thuyết trạng thái ổn định, thay vì đi theo giả thuyết Big Bang để miêu tả quan điểm cho thấy vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn.
Tuy nhiên trong năm mươi năm qua, có những khám phá mới dường như được chứng minh một cách khoa học rằng kết luận về tình trạng vũ trụ hiện nay được chấp nhận bởi hầu hết các nhà khoa học là những người nghiên cứu mô hình cấu tạo và các tương tác của nó. Bằng các phép tính hiện đại, giới khoa học đồng ý rằng vũ trụ đã hình thành cách đây khoảng 13,7 tỉ năm.26 Điều này cũng nói lên rằng vũ trụ đã có một khởi đầu. Vũ trụ không phải hằng có đời đời vĩnh cửu và vì vậy nó không phải là Đức Chúa Trời. Quan điểm này cũng bày tỏ ra một ý tưởng là Ông TRỜI đã tạo dựng vũ trụ.
Thuật ngữ thần học chính thống cho bằng chứng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời là một sự tranh luận về vũ trụ học. Từ vũ trụ đến từ một từ Hy Lạp là kosmos (trật tự hòa hợp của vũ trụ) và logos (lời chỉ dẫn).27 Vũ trụ có một nguyên nhân đầu tiên và động lực chủ yếu để xuất hiện. Điều này dẫn tới một Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri, Toàn Năng, Đời Đời là Cội nguồn của mọi sự sáng tạo. Bởi vì Đức Chúa Trời là đời đời, Ngài không có sự khởi đầu và không có bất kỳ một chủ thể nào tạo ra Ngài. Ngài là Nguyên Nhân đầu tiên, và vũ trụ chỉ có thể là tác phẩm của Ngài.
Như vậy có hai sự lựa chọn. Hoặc vũ trụ là vĩnh cửu (mà giới khoa học dường như đồng ý nó không phải là vĩnh cửu), hoặc TRỜI là đời đời – vĩnh cửu. Một trong hai lựa chọn này đòi hỏi đức tin vì con người không hề có sự quan sát trực tiếp vào quá trình tạo dựng vũ trụ. Khi chúng ta tiếp tục chủ đề này với các bằng chứng khác, thì dễ dàng để thấy rằng TRỜI là kết luận hợp lý nhất cho nguồn gốc của vũ trụ.
Bằng chứng của sự sáng tạo
Các nhà triết học gọi bằng chứng của sự sáng tạo là học thuyết mục đích. Học thuyết mục đích đến từ hai từ Hy Lạp là telos (kết quả hay mục đích) và logos (sự chỉ dẫn). Học thuyết mục đích có nghĩa là nghiên cứu các bằng chứng về sự sáng tạo và mục đích của nó.
Có lẽ đây là minh họa nổi tiếng nhất. Trong tác phẩm Thần Học Tự Nhiên được xuất bản vào năm 1802 tác giả William Paley viết rằng nếu ông đi dạo chơi trong một công viên và tìm thấy một chiếc đồng hồ nằm trên mặt đất, ông ta sẽ nghĩ rằng có một kỹ sư đã thiết kế và chế tạo ra chiếc đồng hồ tinh xảo đó.28
Những minh họa khác cũng được sử dụng. Một trong những minh họa này được gọi là nguyên lý khỉ đánh máy. Theo lý thuyết này, xác suất vũ trụ xuất hiện một cách tình cờ mà không đến từ một thiết kế thông minh sẽ thấp hơn nhiều so với một triệu con khỉ đánh máy trên một triệu cái máy chữ trong một triệu năm để có thể ghi lại các tác phẩm của Shakespeare. Dĩ nhiên khỉ gõ bàn phím là điên rồ, vì vậy kết luận hợp lý phải là vũ trụ chỉ có thể xuất hiện từ một tâm trí siêu đẳng là TRỜI.
Vũ trụ to lớn và vô cùng phức tạp đến nỗi tất cả các sách trong lịch sử nhân loại không thể viết đầy đủ về nó. Vì thế trong ánh sáng của những buổi thảo luận về vũ trụ và niềm tin vào TRỜI, nhà soạn kịch Tom Stoppard đã phát biểu thông qua một vai diễn: “Ý tưởng về Chúa tạo dựng vũ trụ có vẻ chính đáng hơn so với ý này: nếu có thời gian, một số binh lính đặc nhiệm Anh có thể viết các bài thơ trữ tình giống như của Shakespeare.”30
Sự Hòa Hợp Của Tất Cả Tạo Vật
Có nhiều bằng chứng cho chúng ta biết vũ trụ đã hòa hợp trong một trật tự kỳ diệu để tồn tại. Lý thuyết về tốc độ giãn nở của vũ trụ thì không mâu thuẫn với công cuộc sáng tạo. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn hoặc chậm hơn với tốc độ tự nhiên của nó thì sẽ gây ra các xáo trộn lớn.
Tính chất độc nhất vô nhị của sự sống trên trái đất đòi hỏi nhiều hơn một loạt các sự trùng hợp đáng chú ý. Trong tác phẩm “Đất hiếm: Tại sao sự sống phức hợp lại không phổ biến trong vũ trụ” các giáo sư Peter Douglas và Donald Brownlee của Đại học Washington cho rằng chúng ta càng học được nhiều về trái đất, chúng ta càng nhận thấy sự tồn tại của cuộc sống phức hợp (đời sống động vật) trong vũ trụ dường như không thể xảy ra, nếu như không có một quyền quyền lực siêu nhiên vận hành nó.31
Dĩ nhiên, có nhiều sách sách đã được viết về những tính chất độc đáo của trái đất. Những tham số sau đây là cần thiết cho nó để duy trì sự sống:
– Mặt trời có kích thước phù hợp để cung cấp ánh sáng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta. Còn nếu như mặt trời lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với kích cỡ hiện tại, thì sự sống trên trái đất đã không được duy trì.
– Cự ly giữa trái đất và mặt trời là 93 000 000 dặm là thích hợp. Nếu cự ly này dài hơn hoặc ngắn hơn, trái đất sẽ trở nên rất nóng hoặc rất lạnh. Chúng ta biết rằng sao Thủy và sao Kim thì rất gần mặt trời. Còn sao Hỏa thì ở rất xa nó.
– Kích cỡ của trái đất là phù hợp trong vũ trụ rộng lớn. Kích thước trái đất cho phép trọng lực của nó giữ được sự hòa lẫn của các loại khí trong bầu khí quyển. Trái đất của chúng ta là hành tinh duy nhất có bầu khí quyển thích hợp để duy trì sự sống cho thực vật, động vật và con người.
– Trái đất nghiêng trên trục của nó ở 23,5 độ, cho phép duy trì khí hậu ổn định trên toàn hành tinh.
– Cự ly giữa mặt trăng và trái đất là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nó không thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Điều này làm cho thủy triều chuyển động nhịp nhàng theo di chuyển của mặt trăng để ngăn chặn sự tù hãm của các đại dương nhưng không gây ra sóng lớn làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của tàu bè trên biển.
– Mộc tinh là một hành tinh có đúng kích cỡ và khoảng cách phù hợp với trái đất tạo ra một lực hấp dẫn đủ mạnh để quét hầu hết các mảnh vụn trong không gian ra xa khỏi hành tinh của chúng ta.
– Sự hiện diện của nước trên bề mặt địa cầu đóng vai trò như một dung môi phổ quát. Tỷ lệ chính xác là 70% nước bao phủ địa cầu và 30% diện tích đất trên hành tinh của chúng ta. Điều này dẫn đến một lộ trình tự nhiên để có thể tái chế nước ngọt từ các nguồn nước mặn của đại dương. Cũng rất đáng để xem xét vấn đề phân phối nước trên toàn thế giới thông qua việc ngưng tụ hơi nước.
Những thông số trên đây hợp lý và được kiểm soát một cách tinh vi trên cả tuyệt vời. Thật là mù quáng cho rằng sự vận hành của toàn bộ vũ trụ chỉ là tình cờ mà không có một Đấng toàn năng siêu việt thiết kế và cho phép nó tồn tại.
Nguồn gốc của sự sống
Có vẻ như không hợp lý với lý thuyết “chủ thể không có sự sống lại tạo ra sự sống.” Phải có sự sống để tạo ra sự sống, hoặc như Kinh Thánh nói cách rõ ràng về Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo vũ trụ: “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người.” (Giăng 1:3-4)
Một trong những giả thuyết phổ biến về sự sống có thể đến từ chủ thể phi sự sống là lý thuyết Nitroglycerin nguyên sinh. Theo lý thuyết này, một số loại khí và hóa chất trong đại dương hoặc trong các ao hồ có thể đã được kích hoạt bằng các tia chớp của ánh sáng rồi tạo ra các axit amin là một phần của của sinh vật sống. Lý thuyết này đã bị coi là không đáng tin cậy về mặt tổng hợp và thống kê nếu không nói là không thể được vì tính chất thiếu nhất quán của nó.
Thân thể con người
Thân thể con người là cả một vũ trụ thu nhỏ đáng kinh ngạc. Nó bao gồm 206 khúc xương, 9 hệ thống cơ quan chính, và 75 ngàn tỷ tế bào.32 Trái tim đập 36 triệu lần mỗi năm để bơm máu luân chuyển đi khắp cơ thể. Các chuyên gia nghiên cứu về cơ thể nói rằng thân thể con người phát triển từ một tế bào nguyên sinh không lớn hơn đầu của một mũi kim nhỏ. Còn trước giả Thi thiên thì đã thốt lên: “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.” (Thi. 139:14)
Bộ não con người cũng được gọi là một “vũ trụ thu nhỏ vô cùng tinh vi và phức tạp.”33 Nó giống như một siêu máy vi tính bao gồm 100 tỷ tế bào thần kinh đan xen phức hợp để lưu trữ, trao đổi các thông tin và thực hiện nhiều chức năng khác. Tất cả các tế bào thần kinh này tự động xử lý phản ứng với đầu vào của năm giác quan và điều khiển các chức năng của cơ thể. Khi nhìn thấy một máy vi tính, đương nhiên chúng ta tin rằng có một cá nhân hoặc một nhóm các kỹ sư đã chế tạo ra nó. Vì vậy bộ não con người với tất cả những tinh vi, kỳ diệu của nó phải được thiết kế và làm nên từ một tâm trí siêu đẳng.
Đôi mắt của con người nhỏ bằng một viên bi cũng là một máy thu hình kỳ diệu. Nó tổng hợp phân tích các màu sắc, thay đổi tự động các kênh còn nhanh hơn cả TV, và đi kèm với một nguồn điện được vận hành suốt cả đời người cho đến chết! Có thể nào nói rằng đôi mắt ấy xuất hiện trên cơ thể người chỉ là một sự tình cờ?
DNA (Deoxyribonucleic acid) đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong kho từ vựng của ngôn ngữ trên thế giới kể từ khi các nhà di truyền học Francis Crick và James D. Watson phát hiện ra cấu trúc phân tử chuỗi xoắn kép của nó vào năm 1953.34 Các tế bào đơn lẻ của ADN rất nhỏ đến nỗi hàng ngàn tế bào đó có thể tập hợp lại thành một điểm nhỏ như trên đầu của một mũi kim khâu. Và mỗi tế bào như vậy chứa đựng các thông tin về di truyền cơ thể. DNA lưu trữ thông tin sinh học, các mã di truyền đến các thế hệ tiếp theo và chỉ dẫn cho quá trình sinh tổng hợp Protein. Thật là kỳ diệu với những khám phá và ứng dụng về DNA. Chỉ có thể nói rằng cấu tạo của DNA biểu thị ra một tâm trí siêu thông minh vượt quá suy tưởng của con người.
Bằng chứng của Tri giác phân biệt điều đúng và sai.
Bằng chứng cho sự hiện hữu của TRỜI còn được thể hiện trong luật đạo đức, tiếng nói của lương tâm và tri giác nhận biết điều đúng sai. Trong tác phẩm “Chỉ Có Trong Cơ đốc giáo”, tác giả C. S. Lewis đã từng là một người vô thần nói về tính chất hiển nhiên cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, mà ông gọi là “qui luật về bản chất con người”. Ông viết: “Con người trên khắp trái đất có ý tưởng mạnh mẽ rằng họ nên hành xử theo một qui luật nhất định, và không thể loại bỏ ý tưởng đó.”35
Để phản đối một ý thức bẩm sinh có thể phân biệt điều đúng và sai là một bản năng sống bầy đàn, tác giả trả lời rằng một bản năng sẽ chọn tự bảo vệ chính mình thay vì đối diện nguy hiểm để giúp đỡ người khác. Thực tế là cảm giác tội lỗi có thể được cảm nhận sau này trong khi thất bại để giúp đỡ một người khác cho thấy một ý thức về điều nên làm và một qui luật đạo đức phổ quát.
Với những người nói rằng: “không có những nguyên tắc đạo đức nào là đúng hơn hoặc hay hơn bất kỳ những nguyên tắc khác”. Lewis trả lời: “sẽ không có ý nghĩa khi thích đạo đức Cơ đốc giáo hay đạo đức của Đức Quốc xã hơn. Nếu các ý tưởng về luân lý của bạn có thể đúng và của Đức quốc xã là không đúng thì phải có điều gì đó – một thực tế đạo đức – là phù hợp với lẽ thật để đi theo.”
Từ những suy diễn lô-gíc trên, chúng ta đi đến kết luận:
Con người tồn tại trong vũ trụ tự nhiên có khuynh hướng đi theo một lối sống: cư xử đúng, công bằng, không ích kỷ, can đảm, lương thiện và trung thực.37
Kết luận:
Không có nhiều bằng chứng để thuyết phục một người tin rằng TRỜI hiện hữu, nhưng với những người thành tâm tìm kiếm chân lý thì những bằng chứng trên đây có thể loại bỏ một số nghi ngờ cho niềm tin của họ. Những bằng chứng đó nói lên rằng tin vào Đức Chúa Trời thì dễ hơn là giữ thái độ không tin.
Đấng Christ phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:44). Đức Thánh Linh thuyết phục chúng ta: “Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.” (Giăng 16:8). C. S. Lewis thừa nhận rằng trước đây ông không thể tìm thấy Đức Chúa Trời, điều này cũng giống như một tên tội phạm không muốn tìm thấy cảnh sát.
Blaise Pascal, một thiên tài của nước Pháp ở thế kỷ 17 viết trong sổ ghi chép cá nhân: “Tin vào Trời thì khôn ngoan hơn là không tin.”38 Nêú một người tin vào Trời, và sau khi chết linh hồn anh ta nhận ra là không có Ngài, người đó không mất điều gì. Còn một người khác nhận được nhiều may mắn, thành công, giàu có trong cuộc sống trên đất nhưng không tin vào Trời, khi chết đi linh hồn người này nhận biết có một Đức Chúa Trời, lúc đó anh ta sẽ mất tất cả. 39
Tuy nhiên, tin vào Trời chỉ là bước đầu tiên. Có nhiều thần trong thế gian, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Ai là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật? Đây là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong chương kế tiếp.
Chương 2
Đức Chúa Trời Là Ai?
“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.” (Giăng 17:3)
Quan điểm này thường được nói đến trong các nền văn hóa và tôn giáo: có nhiều con đường để tới thiên đường, dù bạn đi đường nào rồi tất cả đều sẽ về cùng một nơi đến. Chúng ta sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề này. Mỗi tôn giáo đều đưa ra những chỉ dẫn khác nhau cho con người đi tới, rồi cuối cùng tất cả mọi người đều chung một nơi đến?
Giả định là tôi phải tìm một con đường đi từ nhà của tôi ở Dallas đến Houston, Texas. Một hướng dẫn viên du lịch bảo: “Không có sự khác nhau nào cả nếu anh chọn một con đường để đi đến Houston. Chỉ cần anh cẩn thận lái xe ra khỏi nhà, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, chọn bất kỳ một con đường nào mà anh cảm thấy thuận tiện rồi thành tâm chăm chú lái xe, chắc chắn anh sẽ tới Houston.” Theo cách hướng dẫn này, tôi sẽ đến được nơi mình muốn? Chắc chắn là không.
Chúa Jesus Christ đã phán dạy rõ ràng là chỉ có một con đường duy nhất dẫn tới sự sống vĩnh cửu: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” (Ma-thi ơ 7:13-14). Ngài cũng tuyên bố: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta là cửa của chiên.” (Giăng 10:7), và “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. (Giăng 14:6).
Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét chủ đề này từ các thần trong Cựu Ước. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa các thần trong thế giới với một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật.
Các thần trong Cựu Ước.
Chúng ta nhìn vào kinh nghiệm của tổ phụ đức tin Áp-ra-ham trong Sáng thế ký chương 12. Đức Chúa Trời đã phán bảo ông hãy ra khỏi quê hương, rồi đi đến một vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho. Vào lúc đó trên mảnh đất quê hương của Áp-ra-ham có nhiều thần được con người thờ lạy, nhưng các thần đó hoàn toàn khác biệt với Chân Thần là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật. Những cư dân của Mê-sô-pô-ta-mi lúc đó thờ lạy hàng ngàn vị thần khác nhau. Nhiều vị thần của họ được xem là một thế lực siêu hình bảo vệ cho các thành phố, đôi khi các vị thần này sẽ nổi giận cách đáng sợ với con người. Có thể kể ra: Anu là thần của các tầng trời, Enlil cai trị trên khắp đất, Eridu là chúa tể bên dưới mặt đất và nước.1 Shamash là thần mặt trời, Sin là thần mặt trăng được đặc biệt tôn thờ ở U-rơ và Cha-ran, quê hương của Áp-ra-ham. Điều đáng chú ý là Áp-ra-ham không có mối liên hệ nào với các thần này. Các thần giả dối và hư không này thật khác xa với Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật mà Áp-ra-ham thờ phượng.
Vào khoảng 600 năm sau đó. Dân Israel bị bắt làm phu tù tại A-cập. Môi-se là một bé trai thuộc tuyển dân được công chúa của Pha-ra-ôn nhận nuôi và học tập trong vương triều Ai-cập. Môi-se lớn lên trong một môi trường ngoại bang với Kim tự tháp, các lăng mộ, các hình tượng, thần tượng và nền văn minh của Ai-cập. Tuy nhiên không có bất kỳ dấu ấn văn hóa nào của đế quốc Ai-cập được đề cao trong Ngũ Kinh mà Môi-se viết. Thay vào đó ông viết về một Đức Chúa Trời siêu việt của tuyển dân là Đấng đã giải phóng dân tộc Israel ra khỏi xích xiềng Ai-cập.
Sau khi đặt chân vào miền đất hứa, tuyển dân chạm trán với các thần ngoại bang. Các thần này liên tục gây tai họa cho họ trong suốt mười thế kỷ. Baal là thần giông bão làm ra mưa gió. Mot là thần gây ra hạn hán trong các mùa hè. Các nữ thần dâm loạn được thờ lạy như Asherah, Astarte, Ashtoreth.2 Dân Ca-na-an cũng thờ thần Molech. Họ dâng trẻ em làm của lễ thiêu cho thần này. Ngay cả Ma-na-se là vua của Giu-đa cũng bước theo lề thói của dân Ca-na-an: “Người đưa con trai mình qua lửa, tập tành phép thiên văn và việc bói điềm; lập lên những đồng cốt và thầy bói. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va quá chừng, chọc giận Ngài hoài.” (2 Các vua 21:6). Đến khi Giô-si-a lên ngôi vua, ông đã làm một cuộc cải chánh đem tuyển dân trở về thờ phượng Đức Chúa Trời và loại bỏ các thần tượng ngoại bang. “Giô-si-a cất hình tượng Át-tạt-tê khỏi đền thờ của Đức Giê-hô-va, đem nó ra ngoài Giê-ru-sa-lem, đến khe Xết-rôn, thiêu đốt nó tại đó và nghiền ra tro, rồi rải tro ấy trên mồ của thường dân. Người lại phá những phòng của bợm vĩ gian ở trong đền thờ của Đức Giê-hô-va, là nơi đó người nữ dệt những trại cho Át-tạt-tê…. Người cũng làm ô uế Tô-phết tại trong trũng con cái Hi-nôm, hầu cho từ rày về sau, không ai được đưa con trai hay là con gái mình qua lửa cho Mo-lóc” (2 Các vua 23:6-7; 10).
Các thần của người Hy-lạp và thế giới thời đế quốc Rô-ma cai trị.
Zeus là vị thần tối cao của người Hy-lạp và thế giới được thờ lạy trong thời kỳ vàng son của đế quốc Rô-ma. Đại đế Antiochus Epiphanes nổi tiếng gian ác đã gây sức ép trên người Do Thái phải thờ các vị thần Hy Lạp từ năm 167 trước Công nguyên. Ông biến đền thờ ở Jerusalem thành một nơi thờ thần Zeus, và dâng sinh tế tại đó.
Sự xúc phạm này đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Israel do Judas Maccabeus lãnh đạo. Nó mang đến kết quả là một quốc gia Israel độc lập lần đầu tiên kể từ khi bị phu tù ở Ba-by-lôn.
“Ngôi của Satan” trong Khải huyền 2:13 có thể ám chỉ đến đền thờ của thần Zeus tại Pergamum. Lưu ý là khi các sứ đồ Phao-lô và Ba-na-ba đến thành phố Lystra, họ được dân chúng tôn thờ như những vị thần. “Chúng bèn xưng Ba-na-ba là thần Giu-bi-tê, còn Phao-lô là thần Mẹt-cu-rơ, vì là người đứng đầu giảng đạo.” (Công. 14:12).
Đền thờ nữ thần Diana tại thành phố Ê-phê-sô cũng là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Trong Công vụ 19, sự giảng dạy của Phao-lô đã khiến cho một người thợ bạc tên là Đê-mê-triu gây loạn vì ảnh hưởng đến lợi tức của ông này kiếm được từ việc cúng thờ nữ thần.
Các thần của người Hy lạp và dân ngoại bang thời đế quốc Rô-ma cai trị thì phi lý, ích kỷ, không đáng tin cậy, lộn xộn không ra thể thống gì và thường có tranh chấp giữa vòng các thần đó. Sự thờ lạy Bacchus, vị thần say sưa của Rô-ma dẫn đến lối sống quá trụy lạc của người thờ lạy đến nỗi ngay cả Nghị viện Rô-ma phải hủy bỏ lễ hội tôn vinh Bacchanalia vào năm 186 trước Công nguyên.3 Vì thế khi Cơ đốc giáo xuất hiện, nó giống như một luồng sinh khí tươi mới thổi vào một thế giới u mê đầy cay đắng.
Các thần của tôn giáo thế giới đương thời.
Tổng số các tôn giáo trên thế giới vẫn còn đang mở rộng theo thời gian. Theo các thống kê sơ bộ thì hiện nay có hơn 4000 tôn giáo khác nhau trên thế giới. Trong nội dung của sách này chúng ta sẽ đề cập đến các tôn giáo lớn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Hồi Giáo
Từ Hồi giáo có nghĩa là quy phục. Một tín đồ Hồi Giáo là một người thuận phục theo ý muốn của Allah – vị giáo chủ tối cao của họ. Người sáng lập ra tôn giáo này là Mohammed (570-632 trước Công nguyên). Tín đồ Hồi giáo không thờ phượng Mohammed, nhưng họ xem ông ta là một tiên tri lớn. Quyển kinh thánh của Hồi giáo là Kinh Cô-ran.
Có 5 cột trụ cơ bản của đức tin Hồi giáo.4
1. Công bố (Kalima): “Không có Đức Chúa Trời. Chỉ có Allah, và Mohammed là tiên tri của Allah.” Các tín đồ phải công bố điều này thường xuyên tại những nơi công cộng.
2. Cầu nguyện (Salet) 5 lần một ngày, mặt hướng về thánh địa Méc-ca.
3. Giúp đỡ (Zakat) người nghèo và những người bất hạnh kém may mắn khác.
4. Kiêng ăn (Ramadan) từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn trong suốt tháng biệt ra thánh.
5. Hành hương (Hajj) đến thánh địa Méc-ca ít nhất một lần trong đời. Giúp đỡ cho các tín đồ khác làm việc này.
Hồi giáo tin mạnh mẽ vào thuyết tiền định. Nó dạy rằng mọi thứ hiện hữu tốt hay xấu đều do ý chỉ của Allah. Hồi giáo cũng có một hệ thống luật pháp được các tín đồ tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi một tín đồ phải tìm cách vào thiên đàng thông qua hành động tuân phục các cột trụ căn bản của đức tin Hồi giáo. Hồi giáo từ chối mọi giá trị căn bản của Cơ đốc giáo như: Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một, sự hy sinh của Chúa Jesus trên thập tự giá để hoàn thành ơn cứu rỗi, con người được cứu nhờ ân điển thiên thượng và bởi đức tin trong Christ, uy quyền của Kinh Thánh.
Ấn Độ giáo
Ấn độ giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới.5 Nó được xem là không có người sáng lập và tín điều.6 Một tín đồ Ấn giáo có thể tin vào một vị thần, rất nhiều thần hay là không tin một thần nào cả. Điều này tùy thuộc vào trình độ học vấn và sự khải thị mà tín đồ nhận lãnh.7
Theo Ấn giáo thì quyền năng sáng tạo thuộc về thần Brahma, có sức mạnh siêu nhiên trên tất cả tạo vật, bao gồm cả con người. Hai vị thần khác được biết đến là Vishu, có sức mạnh bảo vệ con người và cặp đôi thần hủy diệt là Shiva – Kali.8
Một vài tín lý căn bản của Ấn giáo là sống trong sạch, tự chủ, suy xét điều thiện và ác, không bạo lực.9 Nghiệp chướng là qui luật đạo đức chỉ ra nguyên nhân và kết quả của đời sống. Một người gieo ra điều gì trong đời này sẽ gặt lại trong đời sau. Vị trí, đẳng cấp chức vụ của một người trong đời này đã được tiền định từ trước – là nghiệp chướng trong đời trước của người đó. Tiến trình này sẽ được tiếp tục trong những đời kế tiếp – được gọi là vòng luân hồi hay là sự đầu thai. Mục tiêu của con người là tiếp tục tiến lên bậc cao hơn của vòng luân hồi cho đến khi được giải phóng khỏi chu kỳ này và cuối cùng hợp nhất với thần sáng tạo Brahma.10
Hệ thống đẳng cấp của Ấn giáo được tiền định dựa trên niềm tin rằng vị trí của một người trong đời này được xác định bởi nghiệp chướng của họ trong đời trước. Vì vậy không ai có thể thay đổi được địa vị của mình trong đời này, nhưng họ có thể phấn đấu để đời sau được đầu thai vào một vị trí cao hơn. Đẳng cấp mà một người sinh ra sẽ quyết định đến: thực phẩm, y phục, sinh hoạt tôn giáo, việc làm, các mối quan hệ xã hội và mối liên hệ với những đẳng cấp khác. Trong Ấn giáo có hơn 3000 đẳng cấp khác nhau tùy theo thứ bậc. Đẳng cấp thấp nhất là Untouchables bị xa lánh.11
Ngay cả trong những mô tả hạn chế của Ấn Độ giáo thì sự tương phản của nó với Cơ đốc giáo có thể dễ dàng nhận thấy. Cơ đốc Giáo chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, trong khi Ấn giáo thờ đa thần. Trong Cơ đốc giáo, Đức Chúa Trời muốn trở thành thiết hữu với con người, yêu thương con người. Khi con người phạm tội TRỜI tiếp tục bày tỏ tình yêu thương của Ngài thông qua sự hiện thân trở thành người của Chúa Giê-su. Con TRỜI đã từ bỏ mạng sống Ngài trên cây thập tự để hoàn thành sự cứu chuộc. Kinh Thánh dạy cho chúng ta về một hy vọng phục sinh trong tương lai để được ở với Chúa đời đời. Khi Đấng Christ tái lâm, các tín hữu thuộc về Christ sẽ nhận lãnh phần thưởng (1 Cô-rin-tô 15:42-44; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4: 16-17). Những người không tin vào ơn cứu rỗi của Christ sẽ đứng trước ngai phán xét và nhận lấy kết quả chung cuộc bi thảm (Khải. 20:5, 11-15). Tương lai của những thánh đồ thuộc về Christ sẽ được đồng trị với Ngài. Mỗi một con người đều quí giá trước mặt Chúa. Không hề có đẳng cấp thấp nhất trong Cơ đốc giáo. Mọi người đều có cơ hội giống nhau trong ân điển của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su dạy rằng người hèn mọn nhất giữa vòng chúng ta có thể là người cao trọng nhất trong vương quốc của Ngài.
Phật giáo
Siddhartha Gautama đã đặt nền tảng cho Phật Giáo. Ông sinh năm 560 trước Công nguyên tại Ấn độ.12 Lúc đầu phong trào tu luyện của Siddhartha Gauta có ý định thực hiện những cải chánh trong Ấn độ giáo. Nhưng sau khi Sid. Gauta nhận được sự soi sáng (giác ngộ), ông trở thành Đức Phật (Buddha) – có nghĩa là người giác ngộ. Phong trào cải cách của ông được hoan nghênh tại Ấn Độ, nhưng sau đó Phật giáo phát triển rất nhanh tại các quốc gia Châu Á.
Đức Phật không bao giờ tuyên bố ông là thần và cũng không tin sự hiện hữu của thần. Mục tiêu đời sống của Phật giáo là cõi niết bàn – một trạng thái biến đổi của ý thức con người, và pháp – một hiểu biết đặc biệt về tôn giáo. Pháp cũng là một con đường để vào cõi niết bàn.13 Đối với người theo Ấn giáo, Phật giáo dạy về: qui luật của nghiệp chướng, luân hồi; và mục tiêu của đời sống là để được giải phóng khỏi vòng luân hồi không bao giờ kết thúc. Phật giáo chủ trương sau khi chết con người sẽ đi vào một kiếp khác, có thể là hóa thành một người khác, súc vật hoặc cây cối.
Có bốn giáo lý được nhấn mạnh trong Phật giáo:
1. Con người chịu đau khổ là do nghiệp chướng trong đời trước.
2. Không có điều gì trong thế giới vật lý đáng được tôn kính, và tất cả các sự đau khổ của con người là do ham muốn mọi thứ.
3. Có thể làm cho đau khổ chấm dứt.
4. Cách giải quyết là đi theo 8 bước: (1) hiểu biết đúng; (2) thái độ đúng; (3) lời nói đúng; (4) hành động đúng; (5) sống đúng; (6) kết quả đạt được đúng; (7) lưu tâm đúng; (8) điềm tĩnh đúng (đạt được qua sự tập trung cao độ)
Phái thiền Phật giáo đã trở nên nổi tiếng tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Phái này nhấn mạnh đến thiền – suy ngẫm tập trung cao độ theo những qui luật nghiêm ngặt.16 Một tín đồ Phật giáo theo phái thiền định mô tả niềm tin theo cách này: “Phái Thiền tin rằng không có thần nào bên ngoài vũ trụ đã tạo ra nó và con người …. Chúng ta không thể tin rằng mỗi cá nhân đã được phú cho một linh hồn hay bản ngã đặc biệt. Mỗi người chúng ta chỉ như một tế bào.17 Một quan điểm khác trong Thiền cũng cho rằng: “…cuối cùng bản ngã đi đến chỗ không thể phân biệt được với TRỜI.”18
Tuy nhiên Cơ đốc giáo dạy rằng có một Đức Chúa Trời, và con người được tạo nên để tương giao với Ngài. Thiền định hoặc tuân thủ bất kỳ một quy tắc nào khác cũng không thể giải quyết nan đề về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của con người. Mục tiêu của đời sống Cơ đốc không phải là loại bỏ tất cả các ham muốn của bản ngã, nhưng là ao ước làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Sẽ không hề có 8 hướng đi để đến thiên đàng, nhưng chỉ có một Đấng duy nhất là đường đi, chân lý và sự sống. Đau khổ là điều đương nhiên trên thế giới (Rô-ma 8:22), nhưng nó chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến dành cho tín nhân (Rô-ma 8:18). Và trong cơn khủng hoảng TRỜI cũng sẽ mở đường cho chúng ta ra khỏi (1 Côr. 10:13). Cơ đốc nhân cũng sẽ đi qua những hoạn nạn, khó khăn để rồi từ đó họ được làm cho trọn vẹn có khả năng an ủi những người cùng cảnh ngộ (2 Cor. 1:3- 5). Đức tin thật cần phải qua lửa thử thách như vàng được tinh luyện (1 Phi-e-rơ 1:6-7). Sự thử thách có thể liên tục đến và nó sản sinh sự nhịn nhục làm cho tín nhân trở nên hoàn hảo (Gia-cơ 1:2-4). Các sự sửa phạt, kỷ luật từ Chúa nhằm sanh ra bông trái công bình và bình an cho tín nhân (Hê-bơ-rơ 12:11).
Do Thái Giáo, Mặc-Môn và Phong Trào Thời Đại Mới
Do Thái Giáo.
Có 3 nhóm chính của Do Thái Giáo tại Hoa kỳ: 1/ Do Thái giáo cải cách đã có những thay đổi trong thực tiễn để nối kết với xã hội đương đại. 2/ Do Thái giáo chính thống nghiêm túc đi theo các yêu cầu truyền thống của việc thờ phượng, thức ăn, và những ngày lễ Do Thái. 3/ Do Thái giáo bảo thủ tuân theo các nguyên tắc chính của niềm tin và sống đạo nhưng cũng đã có vài sự thay đổi. Còn một nhóm Do Thái giáo nhỏ hơn được gọi là Hasidim tuân thủ nghiêm khắc các truyền thống Do Thái cũ, sống biệt lập với thế giới bên ngoài, bảo thủ trong phong cách ăn mặc (áo choàng đen, tóc xoắn) ca hát và nhảy múa trong khi thờ phượng.
Cộng đồng Cơ đốc và người Do Thái cùng chia sẻ một số giá trị chung. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm này là đức tin nơi Đấng Mê-si. Do Thái giáo cho rằng Đấng Mê-si vẫn chưa đến. Còn cộng đồng Cơ đốc tin rằng nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã được đầy trọn trong Chúa Jesus Christ, và Đấng Christ chắc chắn sẽ tái lâm. Các tín đồ của Do Thái giáo tin rằng họ có thể làm việc lành và tuân giữ luật pháp Cựu Ước để đạt được sự cứu rỗi. Cộng đồng Do Thái giáo tin là họ cần sự thương xót của Đức Chúa Trời, nhưng họ không chấp nhận Chúa Jesus Christ là của lễ chuộc tội. Họ phủ nhận nền tảng của lời sứ đồ Giăng viết trong Tân Ước: “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:1-2).
Mặc-môn.
Joseph Smith (1805-1844), một cư dân của New York là người khởi xướng và thành lập giáo phái này.20 Ông được cho là đã nhận lấy những khải tượng từ thiên sứ Moroni về những bản khắc để in bằng vàng (những đĩa vàng) mà trong đó mô tả một phúc âm khác dành cho những người dân đầu tiên ở Bắc Mỹ. Những tấm bản in này được viết từ một người đã chết tên là Mormon. Và như thế quyển sách của Mormon được dịch ra từ những bản in này trở thành cuốn kinh thánh của giáo phái Mormon. Giáo phái này còn được gọi là “Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus Christ.”

Có rất nhiều lời phê bình về Mormon, về căn bản có thể nói rằng Mormon thêm vào Kinh Thánh một phần khác. Nó tạo ra một phúc âm khác với một vị thần kỳ lạ và một hệ thống thần học khác phi Cơ đốc. Theo quan điểm của Mormon thì Đức Chúa Trời là một con người và một con người có thể trở thành thần linh và những thần này của loài người sẽ cư trú trong cõi đời đời.21 Trong giáo lý của Mormon Đức Cha, Chúa Jesus Christ và Đức Thánh Linh là ba Đức Chúa Trời tách biệt.22
Mặc dù Mormon đề cập đến danh Đức Chúa Jesus Christ, nhưng hệ thống tín lý của nó đi ngược với những giá trị căn bản của Kinh Thánh. Nó là một tin lành khác. Phao-lô cảnh báo chúng ta: “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them!” (Ga-la-ti 1:8).
Phong trào Thời Đại Mới (còn được gọi là Tôn giáo Thời đại mới).
Thuật ngữ Thời Đại Mới (New Age) liên quan đến thiên văn học, thuật chiêm tinh và pha trộn với hình thức thần bí của các tôn giáo khác. Phong trào Thời Đại Mới đề cao thần tính và năng lực chưa khai thác hết của con người. Khi nói đến Đức Chúa Trời, những người đi theo Thời Đại Mới sẽ không nói về một Đức Chúa Trời siêu việt có thân vị, Đấng tạo dựng nên vũ trụ, nhưng đề cập đến ý thức cao hơn trong chính bản thân họ. Một người theo Thời Đại Mới xem bản thân mình chính là Đức Chúa Trời.
Phong trào Thời Đại Mới rất đa dạng. Có một niềm tin không tưởng giữa vòng họ là phong trào này sẽ phát triển để đi đến chỗ chấm dứt chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo và ô nhiễm trên toàn thế giới. Theo tín lý này tất cả các chủ thể tồn tại đều là thần linh. Nhiều phong trào Thời Đại Mới có xu hướng tin vào nghiệp chướng và luân hồi vốn bắt nguồn từ Ấn giáo và Phật giáo.
Một số nhóm Thời đại mới tin rằng các phân tử trong đồ pha-lê và một số các viên đá được sắp xếp theo một cách đặc biệt có thể phát ra năng lượng để chữa bệnh. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như: bói bài, bảng chữ Ouija xin thẻ thánh và các kỹ thuật siêu hình khác, một số tín đồ Thời đại mới tin rằng tương lai có thể được dự đoán trước. Rõ ràng Thời đại mới liên quan đến những phương cách mà Satan thường sử dụng.
Phong trào Thời Đại Mới thực ra là không mới. Nó là ham muốn của con người trong thời xa xưa muốn trở nên thần linh qua những phương pháp tu luyện.
Giáo lý của Thời đại mới tương phản với các lời dạy của Chúa Jesus, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:3) và sứ đồ Phao-lô, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Côr. 5:17). Chúng ta cũng học biết điều này, “Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.”
Cơ đốc nhân có lời hứa và hy vọng được về ở với Đức Chúa Trời: “Chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn.” (2 Côr. 5:8). Chúng ta tin nơi sự sống lại trong vinh hiển, các thánh đồ là những người thuộc về Chúa được biến hóa bước vào trong nước đời đời (1 Cor. 15:42-44, 50-53). Toàn thể nhân loại phải trải qua sự chết để bị phán xét (Hêb.9:27). Trong khi đó hệ thống tín lý của Thời đại mới khước từ những lẽ thật căn bản này.

Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài.
Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng có từ trước vô cùng – trước khi thời gian và con người hiện hữu, nên không ai có thể biết được về Ngài nếu như Ngài không tự bày tỏ chính Ngài. Trong nhiều tôn giáo con người tìm cách hiểu biết về Đấng Tạo Hóa thông qua các quy tắc, nghi lễ, sự vận dụng tâm trí hoặc tinh thần. Trong khi đó Cơ đốc giáo hiểu biết về Đấng Sáng Tạo qua những cách Ngài bày tỏ cho nhân loại.
Đức Chúa Trời duy nhất, hằng sống và chân thật bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua ba phạm trù: sự sáng tạo, sự khải thị từ Kinh Thánh và sự nhập thể của Chúa Jesus Christ.
Sự sáng tạo (bày tỏ tổng quát)
Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài trong tự nhiên. Thế giới, vũ trụ chung quanh chúng ta nói lên rằng có một Đấng siêu việt đang vận hành và kiểm soát chúng. Phao-lô viết: “bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài.” (Rô-ma 1:20). Khi quan sát thế giới chung quanh, chúng ta tự nhiên có một vài nhận thức về TRỜI – Đấng Sáng Tạo và chủ tể của mọi sự. TRỜI phải có một tâm trí siêu việt, vượt quá suy tưởng của con người để thiết kế nên vũ trụ vô cùng rộng lớn này.
TRỜI đã phú cho con người tri giác và lương tâm để phân biệt điều đúng và điều sai. “Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình.” (Rô-ma 2:14-15).
TRỜI cũng ban cho con người một nhận thức về sự đời đời. “Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người.” (Truyền đạo 3:11).
Ngoài ra TRỜI còn ban cho con người tri giác về sự công bằng và sự phán xét trong tương lai. Bởi vì luật pháp của Ngài đã được ghi trong lòng chúng ta: “Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình.” (Rô-ma 2:15). TRỜI cũng sẽ xét đoán những việc bí mật của loài người. “Ấy là điều sẽ hiện ra trong ngày Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà xét đoán những việc kín nhiệm của loài người.” (Rô-ma 2:16).
Sự bày tỏ của TRỜI trong thiên nhiên có thể thuyết phục con người về tội lỗi, nhưng không đưa ra một thông điệp cứu chữa. Vì vậy con người cần đến sự bày tỏ thứ hai sau đây:
Sự bày tỏ đặc biệt.
Kinh Thánh là sự bày tỏ đặc biệt mà TRỜI dành cho con người. Từ Quyển Sách này chúng ta có thể biết được nhiều hơn, rõ ràng hơn về TRỜI và ý chỉ mục đích của Ngài dành cho con người.
Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách.” (Hêb. 1:1) và chúng ta được dạy: “chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” (2 Phi-e-rơ 1:21)
Phao-lô đã nhắc nhở Ti-mô-thê về tầm quan trọng của Kinh Thánh: “từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” (2 Tim. 3:15-16).

Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Trong 5 quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh đã có hơn 400 lần khẳng định điều đó. Thi thiên 119 nhấn mạnh toàn bộ bản văn Kinh Thánh là Lời của Chúa. Ê-sai và Giê-rê-mi sử dụng cụm từ Lời của Chúa Giê-hô-va hơn 400 lần. Tất cả Cựu Ước dùng cụm từ này hơn 3 800 lần.
Kinh Thánh có một giá trị vô song: “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (2 Tim. 3:16-17).
Sự nhập thể của Chúa Jesus
Sự hóa thân thành người của Chúa Jesus là cách thứ ba mà Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài cho nhân loại. “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” (Hêb. 1:1-3).
Kinh Thánh nhấn mạnh về Chúa Jesus Christ: “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” (Côl. 1:15-17).
Chúa Jeus đã trả lời Phi-líp khi môn đồ này yêu cầu Ngài chỉ ra Cha thiên thượng: “Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?” (Giăng 14:9)
Đức Chúa Trời duy nhất, hằng sống và chân thật đã bày tỏ chính Ngài rõ ràng cho nhân loại qua ba phương cách: cõi sáng tạo; sự bày tỏ đặc biệt trong Kinh Thánh và sự nhập thể của Chúa Jesus.
Kết luận:
Con người được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng. 1:26) và trong thiên hướng tự nhiên, chúng ta là những người thờ TRỜI. Vì thế nếu không thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, khi ấy chúng ta sẽ tạo ra các thần khác theo hình ảnh của chúng ta để thờ lạy.27
Chương 3
Các Danh Xưng Của Đức Chúa Trời
“Lạy Chúa, Chúa là ai?” (Công vụ 9:5)
Người Do Thái kính sợ và tôn kính danh của Chúa. Tại sao? Vì danh của Chúa bày tỏ thuộc tính, quyền năng và sự thánh khiết của Ngài.
Vậy thì không ai được bất kính đối với danh của TRỜI (Xuất. 20:7). Tuyển dân Israel phải vâng lời khi một tiên tri nhân danh Chúa phát ngôn: “Bằng có ai không nghe theo lời ta mà đấng tiên tri nhân danh ta nói, thì ta sẽ hạch ai đó.” (Phục. 18:19). Tuyển dân được dạy: “Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài, và lấy danh Ngài mà thề.” (Phục. 6:13) và “chớ làm ô danh Đức Chúa Trời ngươi: Ta là Đức Giê-hô-va.” (Lê-vi-ký 18:21). Trước giả Thi thiên khích lệ chúng ta hãy ca ngợi danh Chúa: “Hãy ngợi khen danh Đức Giê-hô-va: Hỡi các tôi tớ Đức Giê-hô-va là kẻ đứng trong nhà Đức Giê-hô-va, tại hành lang của nhà Đức Chúa Trời chúng ta, hãy ngợi khen Ngài!” (Thi. 135:1-2). Một nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Quan điểm của tuyển dân về Đức Chúa Trời không thấy biểu lộ mơ hồ hoặc trừu tượng trong sự hiểu biết Ngài, nhưng chú ý đến sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong con người.”21
Có thể học biết nhiều điều về thuộc tính của Đức Chúa Trời thông qua việc nghiên cứu các từ ngữ trong bản văn gốc của Kinh Thánh. Trong chương này chúng ta sẽ cố gắng khám phá ý nghĩa của các từ được dùng chỉ về danh Chúa để đưa ra một định nghĩa rõ ràng về thuộc tính của Ngài.
Ê-lô-him
Ê-lô-him là từ đầu tiên trong Kinh Thánh được dùng cho danh của Đức Chúa Trời. “Ban đầu Đức Chúa Trời (Ê-lô-him) dựng nên trời đất.” (Sáng. 1:1) Từ Sáng thế ký 1:1 đến Sáng. 2:3 Ê-lô-him được nói đến hơn 30 lần và nó là từ duy nhất được dùng đề cập đến Đức Chúa Trời. Trong Sáng. 1:31, “Đức Chúa Trời (Ê-lô-him) thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành.” Và trong Sáng. 2:3, “Ngài (Ê-lô-him) ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.” Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cẩn thận ý nghĩa của từ Ê-lô-him.
Thứ nhất từ Ê-lô-him bày tỏ quyền năng sáng tạo siêu việt, đáng kính sợ của Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào một người Do Thái nói đến một danh từ có tiếp vĩ ngữ IM, thì từ này là số nhiều. Như vậy từ Ê-lô-him diễn tả một Đức Chúa Trời chân thật nhưng ở hình thức số nhiều. TRỜI quá vĩ đại nên danh từ số nhiều được dùng cho danh xưng của Ngài. Tuy nhiên những động từ số ít lại được dùng cho danh từ số nhiều Ê-lô-him. Điều này chỉ ra rằng chỉ có một Ê-lô-him (Đức Chúa Trời) duy nhất.2
Thứ hai, từ Ê-lô him hàm ý diễn tả về giao ước của TRỜI với toàn thể nhân loại và với một dân tộc đặc biết là Israel. Giao ước thứ nhất là giao ước giữa TRỜI với A-đam và Ê-va. Tuy nhiên tổ phụ của loài người đã không vâng lời Đức Chúa Trời, họ đã phạm tội. Họ đã bẻ gãy giao ước đó và bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen (Sáng. 3:17-19). Sau đó TRỜI đã phán với Nô-ê, “Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu.” (Sáng. 6:18). Cầu vồng hiện ra trên trời được ban cho Nô-ê và nhân loại để ghi nhớ giao ước này. Khi Áp-ra-ham 90 tuổi, TRỜI (Ê-lô-him) lại phán với ông, “Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội. Áp-ram bèn sấp mình xuống đất; Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc.” (Sáng 17:2-4)
Thứ ba, danh từ số nhiều Ê-lô-him bày tỏ một sự hiểu biết sâu xa hơn về Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một được giới thiệu trong Tân ước. “Đức Chúa Trời (Ê-lô-him) phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời (Ê-lô-him) dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời (Ê-lô-him); Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:26-27). Động từ “làm nên” được dùng trong hai câu này là ở hình thức số ít. Trong khi đại từ “chúng ta” là ở hình thức số nhiều. Lẽ thật ở đây là chỉ có một Đức Chúa Trời, nhưng có ba ngôi hiệp nhất trong một Đức Chúa Trời. Đó là CHA, CON và THÁNH LINH được giới thiệu rõ ràng trong sách Ma-thi-ơ 28:19 “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ.”

A-đô-nai.
Nghĩa căn bản của từ “A-đô-nai” là Chúa hay Ông Chủ. Từ này được dùng để bày tỏ sự tôn kính với một thân vị có uy quyền. Khi dịch sang Tiếng Việt từ A-đô-nai được dịch là chúa (không viết hoa) khi từ này nói đến một con người. Sa-ra đã gọi Áp-ra-ham là chúa (Sáng. 18:12). Nhưng khi đề cập đến Đức Chúa Trời, từ A-đô-nai sẽ được dịch là Chúa (viết hoa).
A-đô-nai là một danh từ số nhiều được dùng thường xuyên để diễn tả Đức Chúa Trời. Còn A-đô là danh từ số ít được dịch là chúa để chỉ về một người chủ có nhiều đầy tớ và nô lệ. Người chủ có trách nhiệm cung ứng các nhu cầu vật chất cho những đầy tớ của mình. Vì vậy các đầy tớ của Đức Chúa Trời phải luôn luôn trông đợi Chúa để Ngài lo liệu các nhu cầu. “Hỡi Đức Chúa Trời là Chúa (A-đô-nai) của tôi, hãy tỉnh thức, hãy chỗi dậy, để phán xét tôi công bình, và bênh vực duyên cớ tôi.” (Thi. 35:23)
A-đô-nai trổi cao hơn tất cả các thần khác trên thế giới (Thi. 135:5-6) và Ngài là Ông Chủ vĩ đại của toàn thể vũ trụ (Thi. 97:5). A-đô-nai kêu gọi và giao trách nhiệm cho các tiên tri công bố lời của Ngài. Trong sách Ê-sai 6:1-8, “…tôi nghe tiếng Chúa (A-đô-nai) phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” Vị tiên tri này đã thấy Chúa (A-đô-nai) và nghe tiếng Chúa vào thời điểm vua Ô-xia băng hà.
Nghiên cứu các từ ngữ chỉ về Đức Chúa Trời có một tầm quan trọng đặc biệt, vì những từ này được Chúa Jesus Christ đề cập đến trong Tân Ước. Trong Ma-thi-ơ 22:41-42, “Khi người Pha-ri-si nhóm nhau lại, thì Đức Chúa Jêsus hỏi họ rằng: Về Đấng Christ, các ngươi nghĩ thể nào? Ngài là con ai? Họ đáp rằng: Con vua Đa-vít.” Khi ấy Chúa Jesus đặt vấn đề: “Vậy, vì cớ nào vua Đa-vít được Đức Thánh Linh cảm động, gọi Đấng Christ là Chúa, mà rằng:
Chúa (Giê-hô-va) phán cùng Chúa (A-đô-nai) tôi:
Hãy ngồi bên hữu ta,
Cho đến khi nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi? [†]
Vậy, nếu vua Đa-vít xưng Ngài là Chúa, thì Ngài làm con vua ấy là thể nào?” (Mat. 22:43-45; Trích dẫn Thi. 110:1) Chúa Jesus đã giải thích ý nghĩa của đoạn Kinh văn này. Bởi vì vua Đa-vít đã gọi Đấng Mê-si là Chúa tôi thì Đấng Mê-si ở đây phải là Đức Chúa Trời. Tân Ước trình bày một Đấng Christ (Mê-si) đến từ dòng dõi vua Đa-vít, sinh ra bởi người nữ đồng trinh Ma-ri được gọi là Con Đức Chúa Trời.
Giê-hô-va

Từ Giê-hô-va chỉ về Đức Chúa Trời được dùng hơn 6 000 lần trong Kinh Thánh.4
Ý nghĩa của từ Giê-hô-va được tìm thấy trong câu chuyện về Môi-se trước bụi gai cháy (Xuất. 3:2-14). “Ta là Đức Chúa Trời (Ê-lô-him) của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời.” (3:6)
Khi Đức Chúa Trời phán với Môi-se rằng Ngài sẽ sử dụng ông làm một người lãnh đạo tuyển dân, đem họ ra khỏi xứ Ai-cập. Môi-se đã phân trần: “Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Ê-díp-tô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy.
Môi-se thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời (Giê-hô-va) của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu hằng hữu (Đấng Ta là); rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi (3:11-14).
Trước đó TRỜI đã giới thiệu Ngài là Ê-lô-him của tổ phụ Môi-se (3:6). Bây giờ trong câu 14 Chúa giới thiệu Ngài là Giê-hô-va. Và trong câu 15, “Đức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Giê-hô-va Đức Chúa Trời (Giê-hô-va) của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời.”
Trong phần Kinh Thánh trên đây, danh của TRỜI đã được bày tỏ. Người ngoại bang có nhiều chúa, nhiều ông chủ để thờ lạy, nhưng tuyển dân Israel chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, danh Ngài là Giê-hô-va. Trong nguyên ngữ tiếng Hê-bơ-rơ, từ Giê-hô-va được viết bằng 4 phụ âm. Khi chuyển sang tiếng La-tinh, từ này được viết thành YHWH, mang nghĩa tương đương: Ta là Đấng Tựu Hữu và Hằng Hữu.
Danh Giê-hô-va YHWH mang ý nghĩa thiêng liêng bất khả xâm phạm đối với những người Do Thái sùng đạo, họ luôn giữ thái độ tôn kính khi nhắc đến Danh này. Vì thế người Do Thái có khuynh hướng thay thế từ Giê-hô-va YHWH bằng từ A-đô-nai. Vào lúc ban đầu tiếng Hê-bơ-rơ được viết với 22 phụ âm (Thi thiên 119 là một minh họa cho điều này) và không có nguyên âm nào cả. Sau đó một hệ thống nguyên âm được thêm vào để giúp cho sự phát âm các từ trở nên dễ hơn. Lúc này tiếng Hê-bơ-rơ xuất hiện các từ lai ghép khác so với trước đó. Từ Giê-hô-va YHWH được cộng thêm các nguyên âm. Từ này trở thành YEHOWAH. Nhiều học giả tiếng Hê-bơ-rơ cũng cho rằng từ này nguyên thủy được phát âm là Yahweh (Gia-vê).
Dĩ nhiên có những quan điểm khác nhau trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Một số người cho rằng từ YHWH có một nghĩa gốc là: ĐẤNG TA LÀ, hay Đức Chúa Trời không hề đổi thay. Một số người khác giải thích từ này có nghĩa là Đức Chúa Trời sẵn sàng giúp đỡ. Một số còn lại cho rằng từ này có nghĩa là Đấng tự hữu, Ngài là nguyên nhân đầu tiên của mọi tạo vật.5
Khi nghiên cứu ngữ cảnh của từ YAHWEH được đề cập trong Kinh Thánh, một tài liệu ngôn ngữ của người Do Thái viết: “từ YAHWEH thường hàm ý đến một Danh tôn kính không thể nói ra được, đó là một Danh riêng biệt……và nó phản ánh một lẽ thật: sự tồn tại của Đức Chúa Trời là đời đời.”6
YAHWEH – Đức Giê-hô-va là Đấng Ta Là, bày tỏ Ngài là Đấng tự hữu, hằng hữu, không có bắt đầu, không có kết thúc và không thay đổi. Đức Giê-hô-va có thân vị và danh xưng. Ngài không phải là một tạo vật. Ngài là Đấng Tạo hóa đời đời vô cùng, Ngài cai trị tất cả vũ trụ. Đấng Ta là – Đấng tự hữu hằng hữu tại bụi gai cháy được bày tỏ đầy trọn trong Chúa Jesus Christ. “Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng Christ như có hình.” (Cô-lô-se 2:9).7 Danh Jesus có nghĩa là Đức Giê-hô-va cứu chuộc.
Những danh xưng khác nối kết với Đức Giê-hô-va.
Chúng ta sẽ học biết nhiều hơn về Đức Giê-hô-va khi nghiên cứu các từ theo sau được ghép với danh xưng này.
1. Đức Giê-hô-va Di-rê
Đức Giê-hô-va di-rê có nghĩa là Đức Chúa Trời cung ứng. Khi Áp-ra-ham vâng lời Chúa dâng nộp con trai duy nhất của mình cho Chúa làm của lễ thiêu trong sách Sáng thế ký 22: 14, ông đã đi qua một trải nghiệm kỳ thú. “Áp-ra-ham và Y-sác đến chốn Đức Chúa Trời đã phán dạy; tại đó, Áp-ra-ham lập bàn-thờ, chất củi lên, trói con mình lại, để lên đống củi trên bàn-thờ. Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên-sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Áp-ra-ham, Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Thiên-sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê. Bởi cớ ấy, ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Đức Giê-hô-va sẽ có sắm sẵn.” (Sáng. 22:9-14)
2. Đức Giê-hô-va Rô-phi-ca
Đức Giê-hô-va Rô-phi-ca có nghĩa là Đức Chúa Trời chữa lành. Rô-phi-ca trong nguyên ngữ tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là chữa lành cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta nhớ câu chuyện này, sau khi tuyển dân Israel ra khỏi Ai-cập, họ đã đi suốt ba ngày trong sa mạc và không tìm thấy nước uống. Sau đó họ “đến đất Ma-ra, nhưng vì nước tại đó đắng, uống chẳng được, nên chi chỗ nầy gọi là Ma-ra.
Dân sự bèn oán trách Môi-se rằng: Chúng tôi lấy chi uống? Môi-se kêu van Đức Giê-hô-va; Ngài bèn chỉ cho người một cây gỗ, người lấy liệng xuống nước, nước bèn hóa ra ngọt.
Ấy tại đó, Đức Giê-hô-va định luật lệ cùng lập pháp độ cho dân sự, và tại đó Ngài thử họ. Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi.” (Xuất. 15: 23-26)
Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành. Ngài có thể chữa lành cho Mi-ri-am mà không cần đến bất kỳ một phương tiện trợ giúp nào (xem Dân số ký 12:10-15), hoặc Ngài có thể dùng một phương thức y khoa như trong trường hợp vua Ê-xê-chia nhận sự chữa lành (Ê-sai 38:21).
3. Đức Giê-hô-va Nis-si
Đức Giê-hô-va Nis-si có nghĩa là Đức Chúa Trời cờ xí của tôi.
Chúng ta đọc trong Xuất Ê-díp tô ký 17: 8-16, “ Vả, khi đó, dân A-ma-léc đến khiêu chiến cùng Y-sơ-ra-ên tại Rê-phi-đim. Môi-se bèn nói cùng Giô-suê rằng: Hãy chọn lấy tráng sĩ cho chúng ta, ra chiến đấu cùng dân A-ma-léc; ngày mai ta sẽ đứng nơi đầu nổng, cầm gậy của Đức Chúa Trời trong tay. Giô-suê bèn làm y như lời Môi-se nói, để cự chiến dân A-ma-léc; còn Môi-se, A-rôn và Hu-rơ lên trên đầu nổng. Vả, hễ đương khi Môi-se giơ tay lên, thì dân Y-sơ-ra-ên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân A-ma-léc lại thắng hơn. Tay Môi-se mỏi, A-rôn và Hu-rơ bèn lấy đá kê cho người ngồi, rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn. Giô-suê lấy lưỡi gươm đánh bại A-ma-léc và dân sự người.
Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy chép điều nầy trong sách làm kỷ niệm, và hãy nói cho Giô-suê biết rằng ta sẽ bôi sạch kỷ niệm về A-ma-léc trong thiên hạ. Môi-se lập lên một bàn thờ, đặt tên là ‘Giê-hô-va cờ xí của tôi’ và nói rằng: Bởi vì A-ma-léc có giơ tay lên nghịch cùng ngôi Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va chinh chiến với A-ma-léc từ đời nầy qua đời kia.”
‘Giê-hô-va cờ xí của tôi’ hàm ý Chúa là Đấng làm cho tôi (ban cho tôi) chiến thắng.
Ý nghĩa của Đức Giê-hô-va Nis-si cũng được tìm thấy trong Tân Ước. “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy.” (Giăng 3:14). Chúa Jesus đã bị treo lên thập giá, nhờ đó chúng ta nhận được chiến thắng: “trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần.” (Rô-ma 8:37). Và chúng ta cũng “tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” (1 Côr. 15:57)
4. Đức Giê-hô-va M’Qadesh
Đức Giê-hô-va M’Qadesh có nghĩa là Đức Chúa Trời thánh hóa. Danh xưng này bày tỏ rằng TRỜI muốn dân sự của Ngài phải được nên thánh vì Ngài là thánh. Chúng ta biết điều này khi đọc Lê-vi-ký 20:8, “Các ngươi hãy giữ làm theo những luật pháp ta: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho các ngươi nên thánh.”
Nghĩa căn bản của cụm từ “được làm nên thánh” hàm ý được biệt riêng ra và chỉ để dành dâng lên cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã phán dạy tuyển dân, “Đừng làm ô danh thánh ta, thì ta sẽ được tôn thánh giữa dân Y-sơ-ra-ên: Ta là Đức Giê-hô-va làm cho các ngươi nên thánh.” (Lê. 22:32)
Tuyển dân Israel phải được tách biệt ra khỏi các dân tộc ngoại bang khác chung quanh họ, “Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi, đã phân rẽ các ngươi cùng các dân” (Lê. 20:24). Sứ đồ Phi-e-rơ đã trích dẫn Lê. 11:44 khi viết những lời này trong 1 Phi. 1:15-16, “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh.” Và sứ đồ Phao-lô đã dạy cho hội thánh Tân Ước, “Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, đặng tỏ ra Hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.” (Ê-phê-sô 5:25-27)
5. Đức Giê-hô-va Sa-lam
Đức Giê-hô-va Sa-lam có nghĩa Đức Chúa Trời bình an. Chúng ta đọc lại Các quan xét chương 6 để thấy ý nghĩa của danh xưng này. Đức Giê-hô-va phó tuyển dân vào tay dân Ma-đi-an trong bảy năm vì họ đã làm điều ác. Nhưng khi tuyển dân kêu cầu với Chúa, thiên sứ của Đức Giê-hô-va đã đến cùng Ghi-đê-ôn để chuẩn bị ông dẫn dắt dân sự đánh bại dân Ma-đi-an. Lúc đầu Ghi-đê-ôn đã có phản ứng thoái thác trách nhiệm, “Ôi! Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều nầy xảy đến cho chúng tôi? Các phép lạ kia ở đâu mà tổ phụ chúng tôi đã thuật lại rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng có đem chúng ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao? Vì bây giờ Đức Giê-hô-va từ bỏ chúng tôi, và phó chúng tôi vào tay dân Ma-đi-an. Đức Giê-hô-va xây lại cùng người mà phán rằng: Hãy dùng sức của ngươi vẫn có mà đi giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an. Ta há chẳng sai ngươi đi sao?” (câu 13-14). Sau đó Ghi- đê-ôn đã nài xin một dấu hiệu đến từ Chúa, và Chúa đã đáp lời ông khi “lửa từ hòn đá bốc lên, thiêu hóa thịt và bánh nhỏ không men” mà Ghi-đê-ôn đã dâng lên. Lúc bấy giờ Đức Giê-hô-va phán cùng Ghi-đê-ôn: “Khá yên lòng, chớ sợ chi, ngươi sẽ không chết đâu. Ghê-đê-ôn bèn lập tại đó một cái bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, và đặt tên là Giê-hô-va Sa-lam.” (câu 23-24)
Từ “Sa-lam” là một từ chào hỏi thông thường trong tiếng Hê-bơ-rơ chuyển tải ý nghĩa: sức khoẻ, phúc lợi, an toàn, toàn bộ, đầy đủ, hữu nghị. Tất cả các ý này được tóm lược trong từ “bình an”.
6. Giê-hô-va Sít-ki-nu
Giê-hô-va Sít-ki-nu có nghĩa Đức Chúa Trời là sự công bình của chúng tôi. Sự công bình ở đây hàm ý đúng và công bằng.
Trước khi tuyển dân bị bắt làm phu tù cho đế quốc Ba-by-lôn, vị vua cuối cùng của Giu-đa là Sê-đê-kia. Tên Sê-đê-kia có nghĩa là sự công bình của Đức Giê-hô-va, nhưng vua này là một nỗi hổ thẹn cho tuyển dân, vì “Vua Sê-đê-kia làm điều dữ trước mắt Đức Giê-hô-va” (Giê-rê-mi 52:2). Chúng ta đọc thấy trong 2 Các vua 25:7 kẻ thù đã giết vua và các con trai ông, “Quân Canh-đê giết các con trai Sê-đê-kia trước mặt người; đoạn, chúng nó móc mắt Sê-đê-kia, xiềng người bằng xích đồng, rồi dẫn người đến Ba-by-lôn.”
Nhưng tiên tri Giê-rê-mi công bố , “Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ dấy lên cho Đa-vít một Nhánh công bình. Ngài sẽ cai trị làm vua, lấy cách khôn ngoan mà ăn ở, làm sự chánh trực công bình trong đất.” (Giê. 23:5) Và trong câu 6 tiếp theo, “Đương đời vương đó, Giu-đa sẽ được cứu; Y-sơ-ra-ên sẽ ở yên ổn, và người ta sẽ xưng danh Đấng ấy là: Đức Giê-hô-va sự công bình chúng ta!” Khi đọc Tân Ước, chúng ta biết thêm “Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình” (1 Giăng 2:1).
7. Giê-hô-va Rô-hi
Giê-hô-va Rô-hi có nghĩa Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi. Danh xưng này đến từ Thi thiên 23. Đây là đoạn Kinh Thánh được ưa thích nhiều nhất trong Cựu Ước. “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Thi. 23:1). Một người chăn tốt được tiên tri Ê-sai công bố, “Nầy, Chúa Giê-hô-va sẽ lấy quyền năng mà đến; Ngài dùng cánh tay mình mà cai trị. Nầy, sự ban thưởng Ngài ở nơi Ngài, sự báo trả Ngài ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các con chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng; từ từ dắt các chiên cái đương cho bú” (Ê-sai 40:10-11).
Đức Chúa Trời là Đấng chăn chiên được bày tỏ: “Ấy chính ta sẽ chăn chiên ta và cho chúng nó nằm nghỉ, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Ta sẽ tìm con nào đã mất, dắt về con nào đã bị đuổi, rịt thuốc cho con nào bị gãy, và làm cho con nào đau được mạnh. Nhưng ta sẽ hủy diệt những con mập và mạnh. Ta sẽ dùng sự công bình mà chăn chúng nó.” (Ê-xê-chi-ên 34:15-16). Trong Tân Ước Chúa Jesus cũng công bố, “Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình” (Giăng 19:11). Trước giả thư Hê-bơ-rơ viết, “Đức Chúa Trời bình an, là Đấng bởi huyết giao ước đời đời mà đem Đấng chăn chiên lớn là Đức Chúa Jêsus chúng ta ra khỏi từ trong kẻ chết.” (13:20). Và trong 1 Phi-e-rơ 2:24, Đấng Christ được gọi là, “Đấng chăn chiên và Giám mục của linh hồn” cho tín nhân.
8. Giê-hô-va Sa-ma
Giê-hô-va Sa-ma nghĩa là Đức Chúa Trời có ở đó. Sự hiện diện của TRỜI ở với dân sự Ngài luôn là điều quan trọng. Sự hiện diện của Chúa ở nơi đâu thì nơi đó có chiến thắng, sự chúc phước và sự bình an. Môi-se đã thưa với Chúa: “Nếu hiện diện Ngài chẳng đi cùng, xin đừng đem chúng tôi lên khỏi đây.” (Xuất. 33:15). Sự hiện diện của Chúa ở cùng đánh dấu tuyển dân Israel khác biệt với các dân tộc khác, “Lấy cớ chi mà người ta sẽ biết rằng tôi cùng dân sự Ngài được ơn trước mặt Ngài? Có phải khi nào hiện diện Ngài cùng đi với chúng tôi chăng? Thế thì, tôi cùng dân sự Ngài sẽ được phân biệt với muôn dân trên mặt đất.” (Xuất. 33:16)
Đấng Christ giáng sinh được nói đến trong Ma-thi-ơ 1:23, “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Chúa Jesus Christ đã đến trần gian trong thân xác một con người. Sứ đồ Giăng viết về Ngài, “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” (Giăng 1:14). Và sứ đồ Phao-lô xác nhận, “Chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên” (Cô-lô-se 1:15).
Ngày hôm nay, Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong tấm lòng tín nhân. Cơ đốc nhân trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời. “Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta.” (2 Côr. 6:16; xem Lê-vi-ký 26:12)
Khi Ê-xê-chi-ên viết Danh của Chúa là Đức Giê-hô-va ở đó, “Châu vi thành sẽ có mười tám ngàn cần; và rày về sau tên thành sẽ là: “Đức Giê-hô-va ở đó!” (Ê-xê. 48:35). Ở đây trước giả đang nói tiên tri về thành phố thiên đàng. “Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập.” (Hêb. 11:10; xem Hêb. 12:22-23)
Trong sách Khải huyền, Giăng viết, “Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng” (Khải. 21:3-4). Vào lúc ấy lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên sẽ được ứng nghiệm đầy trọn “Đức Giê-hô-va ở đó!” (Ê-xê. 48:35).
EL
Nghĩa gốc của từ El có nghĩa Đấng mạnh mẽ, đầy quyền năng. Từ El nhấn mạnh đến quyền năng thần thượng của Đức Chúa Trời là nguyên nhân làm cho tuyển dân kính sợ và tôn cao Ngài.
Chúng ta đọc lại câu chuyện của Gia-cốp trong Sáng thế ký 28:10-19, “Gia-cốp từ Bê-e-Sê-ba đi đến Cha-ran, tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó; bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi.
Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết! Người bắt sợ và nói rằng: Chốn nầy đáng kinh khủng thay! Đây thật là nhà của Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời! Người dậy sớm, lấy hòn đá của mình dùng gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ, đổ dầu lên trên chót trụ đó; rồi đặt tên chốn nầy là Bê-tên El (Bê-tên El nghĩa là nhà của Đức Chúa Trời).
Nhiều năm sau đó trên đường trở về nhà, Gia-cốp được Chúa phán dạy: “Ta đây là Đức Chúa Trời (El) của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã khấn vái ta.” (Sáng. 31:13)
Đa-vít cũng viết, “Còn Đức Chúa Trời (El), các đường lối Ngài là trọn vẹn;
Lời của Đức Giê-hô-va đã được luyện cho sạch;
Ngài là cái khiên cho những kẻ nào nương náu mình nơi Ngài.
Trừ ra Đức Giê-hô-va, ai là Đức Chúa Trời?
Ngoại Đức Chúa Trời chúng tôi ai là hòn đá lớn?
Đức Chúa Trời (El) thắt lưng tôi bằng năng lực,
Và ban bằng đường tôi.” (Thi. 18:30-32)
El thường được dùng để nối với các từ khác nhằm mô tả chính xác các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ đề cập đến những danh xưng tiếp theo sau đây.
1. El- Shaddai
El- Shaddai có nghĩa là Đức Chúa Trời toàn năng. Từ El đã có nghĩa là mạnh mẽ và quyền năng. Bây giờ từ Shaddai được nối vào vào phía sau nó. Một tác giả dịch từ El-Shaddai nghĩa là Đấng có khả năng siêu việt. Đức Chúa Trời là Đấng có khả năng chiến thắng mọi tình huống khó khăn, Ngài là Đấng bất khả chiến bại trước bất kỳ một thử thách nào. Đức Chúa Trời có khả năng giữ các lời hứa và hoàn thành mục đích của Ngài bất chấp mọi trở lực.
Từ El-Shaddai được dùng lần đầu tiên trog Sáng. 17:1 “Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng (El-Shadai); ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn.”
Trước đó, trong Sáng. 12:2, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn.” Lúc này Áp-ra-ham đã bảy mươi lăm tuổi. Thế nhưng, mười năm sau đó Áp-ra-ham và Sa-ra vẫn chưa có con. Họ bèn đồng ý với nhau lên một kế hoạch để “giúp đỡ” Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa trong Sáng thế ký 12:2. Sa-ra đưa nàng hầu A-ga của mình cho Áp-ra-ham với mục đích thông qua A-ga mà họ sẽ có con cái nối dõi.
Khi Áp-ra-ham đã chín mươi chín tuổi, còn Sa-ra tuổi chín mươi. Lúc này Đức Chúa Trời nhớ lại lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, Ngài phán: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng (El-Shaddai); ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn. Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội.
Áp-ram bèn sấp mình xuống đất; Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.” (Sáng. 17:1-6). Từ El-Shaddai trong câu 1 bày tỏ sự trọn vẹn của El-Shaddai bao gồm việc sinh hoa kết trái, và tên của Đức Chúa Trời “đã dạy cho Áp-ra-ham sự đầy đủ của Ngài, sự vô ích của việc dựa vào những nỗ lực riêng của Áp-ra-ham, và sự dại dột đi trước ý muốn Chúa của vợ chồng ông.”9
2. El-Elyon
El-Elyon có nghĩa là Đức Chúa Trời chí cao. Danh xưng “Đức Chúa Trời chí cao” bày tỏ rằng TRỜI không chỉ là Chúa của Israel nhưng Ngài còn là Chúa tể của tất cả các quốc gia. Trong Sáng thế ký 14, lần đầu tiên chúng ta được giới thiệu danh xưng này.
Một cuộc chiến xảy ra giữa khối liên minh của vua Kết-rô-lao-me và các vua của Sô-đôm, Gô-mô-rơ. Các vua Sô-đôm bị đánh bại, và rồi Lót là cháu của Áp-ra-ham đang ở Sô-đôm bị bắt làm phu tù.
“ Khi Áp-ram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan. Đoạn Áp-ram chia bọn đầy tớ mình ra, thừa ban đêm xông hãm quân nghịch, đánh đuổi theo đến đất Hô-ba ở về phía tả Đa-mách. Người thâu về đủ hết các tài vật mà quân giặc đã cướp lấy; lại cũng dẫn cháu mình, là Lót cùng gia tài người, đàn bà và dân chúng trở về.” (câu 14-16). Lúc bấy giờ, “Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao (El-Elyon) chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí Cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Áp-ram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.
Vua Sô-đôm bèn nói cùng Áp-ram rằng: Hãy giao người cho ta, còn của cải, thì ngươi thâu lấy. Áp-ram đáp lại rằng: Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Cao (El-Elyon), Chúa Tể của trời và đất, mà thề rằng…” (câu 18-22)
Trong Tân ước, Chúa Jesus dạy: “Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao (El-Elyon) , vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ.” (Lu-ca 6:35)
3. El-Olam
El-Olam có nghĩa Đức Chúa Trời hằng hữu, đời đời. Chúng ta đọc thấy danh xưng này trong Sáng thế ký 21:33 sau khi Áp-ra-ham và vua A-bi-mê-léc kết ước cùng nhau, “Áp-ra-ham trồng một cây me tại Bê-e-Sê-ba, và ở đó người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời hằng hữu (El-Olam).”
Danh xưng này cũng được Ê-sai đề cập đến, “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống (El-Olam) là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.” (Ê-sai 40:28).
Đức Chúa Trời không chỉ là là Đấng sáng tạo nên mọi điều trong vũ trụ, nhưng Ngài còn là Đấng hằng hữu, hằng sống, đời đời (El-Olam) vượt mọi thời gian.
4. El-Rol
El-Rol có nghĩa là Đức Chúa Trời đoái xem. Chúng ta tìm thấy danh xưng này qua câu chuyện của A-ga được chép trong Sáng thế ký 16: 6-14, “…Sa-rai hành hạ A-ga, thì nàng trốn đi khỏi mặt người. Nhưng thiên sứ của Đức Giê-hô-va thấy nàng ở trong đồng vắng gần bên suối nước, nơi mé đường đi về Su-rơ, thì hỏi rằng: Hỡi A-ga, đòi của Sa-rai, ngươi ở đâu đến, và sẽ đi đâu? Nàng thưa rằng: Tôi lánh xa mặt Sa-rai, chủ tôi. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va dạy nàng rằng: Ngươi hãy trở về chủ ngươi, và chịu lụy dưới tay người. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va lại phán rằng: Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều, đông đảo đến đỗi người ta đếm không đặng nữa. Lại phán rằng: Nầy, ngươi đương có thai, sẽ sanh một trai, đặt tên là Ích-ma-ên; vì Đức Giê-hô-va có nghe sự sầu khổ của ngươi. Đứa trẻ đó sẽ như một con lừa rừng: tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người địch lại nó. Nó sẽ ở về phía đông, đối mặt cùng hết thảy anh em mình. Nàng gọi Đức Giê-hô-va mà đã phán cùng mình, danh là “Đức Chúa Trời hay đoái xem,” (El-Rol) vì nàng nói rằng: Chính tại đây, tôi há chẳng có thấy được Đấng đoái xem tôi sao? Bởi cớ ấy, người ta gọi cái giếng nầy ở về giữa khoảng của Ca-đe và Bê-re, là giếng La-chai-Roi.”
Các danh xưng của Đức Chúa Trời đáp ứng cho những nhu cầu của tín nhân khi đối diện với những tình huống khác nhau trên đường theo Chúa. Chúng ta có thể kêu cầu danh xưng đó trong lời cầu nguyện.
Kết luận
Đức Chúa Trời của chúng ta có nhiều danh xưng, nhưng có một danh trên hết mọi danh, mọi đầu gối đều sẽ quì xuống trước danh Ngài (Phi-líp 2:10). “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi,
Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao.” (Thi thiên 8:1)10
Chúng ta luôn khắc ghi những mạng lịnh sau đây:
– Ghi nhớ danh Ngài (Thi. 20:7)
– Công bố danh Chúa (Thi. 22:22)
– Cùng nhau tôn cao danh Ngài (Thi. 34:3)
– Tìm kiếm danh Ngài (Thi. 83:16)
– Kêu cầu danh Ngài (Thi.99:6; Rôm. 10:13)
– Chúc phước danh Ngài (Thi. 100:4)
– Vui mừng trong danh Ngài (Thi. 89:12)
– Tuyên xưng danh Ngài (Rom. 10:9)
– Cầu nguyện trong danh Ngài (Giăng 16:23)
– Cảm tạ trong danh Ngài (Thi. 140:13)
– Tôn kính danh Ngài (Ma-thi-ơ 6:9)
– Chúc tán danh Ngài (Công. 19:17)
– Dâng vinh hiển về cho danh Ngài (Thi. 86:9)
– Vững lòng tôn cao danh Ngài (Khải. 2:13)
– Chịu nhục vì danh Ngài (Công. 5:41)
– Liều mạng sống mình vì danh Ngài (Công. 15:26)
– Vì danh Ngài chịu chết (Công 21:13)

Danh Ngài là Jesus.
“Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.” (Mat. 1:21)
Danh ngọt ngào nhất trong bài thánh ca dành cho Đấng tối cao.
Danh ngọt ngào nhất trong ngôn ngữ của nhân loại.
Bài hát ngọt ngào nhất từng được hát chính là
Danh Jesus!11
Chương 4
Các Thuộc Tính Của Đức Chúa Trời

Mô tả Đức Chúa Trời như thế nào?
“Chúng sẽ thấy sự vinh hiển Đức Giê-hô-va, và sự tốt đẹp của Đức Chúa Trời chúng ta.”
Ê-sai 35:2
Trong những chương trước chúng ta đã giải quyết các câu hỏi: Có TRỜI không? Thần nào là Đức Chúa Trời chân thật? Các danh xưng của TRỜI là gì? Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu Kinh Thánh để trả lời cho câu hỏi này: Mô tả Đức Chúa Trời như thế nào?
Chúng ta sẽ nhìn xem cách mà các nhà thần học nói về các thuộc tính của TRỜI. Từ “thuộc tính” có ý nghĩa gì? Theo từ điển thì thuộc tính là đặc điểm hay phẩm chất của một người hay một chủ thể nào đó. Như vậy mục đích của chúng ta trong chương này là tìm ra các đặc điểm của Đức Chúa Trời.
Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đều đưa ra một danh sách các đặc điểm thần thượng của TRỜI. Bởi vì các tính chất, thuộc tánh siêu việt của Đấng toàn năng quá vĩ đại nên rất khó cho con người có thể hiểu thấu đáo hết sự đầy đủ của TRỜI. Không có một danh sách nào từ con người có thể liệt kê tất cả các thuộc tính của Đức Chúa Trời.
Khi học về các thuộc tính của TRỜI, chúng ta dẽ dàng bị mất quân bình khi nhấn mạnh đến một số thuộc tính này nhưng lại phớt lờ các thuộc tính khác.
Vì vậy để cân bằng cho việc nghiên cứu, chúng ta sẽ lập ra ba phạm trù cho các thuộc tính của Đấng tối cao: 1/ Những đặc tính chủ yếu của TRỜI. 2/ Sự hoàn hảo trong phương diện đạo đức của TRỜI. 3/Tấm lòng thương xót của TRỜI.
Ba phạm trù trên đây tương đương với: a/Quyền năng của TRỜI. b/Ýchỉ của TRỜI. c/Tấm lòng của TRỜI.
Các thuộc tính cơ bản.
1. Đức Chúa Trời là Đấng hiện hữu đời đời.
Trước giả Thi thiên viết: “Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tôi.
Trước khi núi non chưa sanh ra. Đất và thế gian chưa dựng nên,
Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.” (Thi. 90:1-2)
Đời đời là một tính từ khó cho con người diễn tả, bởi vì chúng ta không bao giờ trải nghiệm một điều gì đó không có bắt đầu và không có kết thúc. Tuy nhiên Đức Chúa Trời của chúng ta thì vĩnh viễn, bất diệt. Ngài không có khởi đầu và kết thúc.
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (Sáng. 1:1). Đức Chúa Trời cũng sáng tạo nên thời gian nhưng Ngài không hề bị giới hạn về thời gian. Ngài phán với Môi-se, “Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu, hằng hữu.” (Xuất. 3:14). Rồi trải qua nhiều thế kỷ sau đó, Chúa Jesus phán, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.” (Giăng 8:58).
Mỗi hiệu ứng trong thời gian đều có một nguyên nhân, và mọi chuyển động trong không gian phải có một động lực. Điểm cuối cùng trong thời gian phải là nguyên nhân đầu tiên và là động lực chính. Đức Chúa Trời đang ở bên ngoài thời gian và Ngài không phải tuân theo các quy luật về thời gian và không gian. Ngài là Nguyên Nhân đầu tiên và là Động lực chính cho mọi chuyển động của toàn thể vũ trụ. Ngài là Đấng Hằng Hữu và đời đời.
Kinh Thánh xác nhận TRỜI hiện hữu trước khi có thời gian. Chúa Jesus cầu nguyện trong Giăng 17:5, “Cha ôi! Bây giờ xin lấy sự vinh hiển Con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian mà làm vinh hiển Con nơi chính mình Cha.” Chúng ta chú ý cụm từ in nghiêng: trước khi chưa có thế gian.
Kinh Thánh cũng nói về ân điển của TRỜI, “chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jesus Christ từ trước muôn đời vô cùng.“ (2 Ti-mô-thê 1:9). Cụm từ “từ trước muôn đời vô cùng” có nghĩa là trước khi có thời gian.
Sách Rô-ma đóng lại với câu, “nguyền xin vinh hiển về nơi Đức Chúa Trời khôn ngoan có một, đời đời vô cùng! A-men.” (Rô-ma 16:27). Phao- lô cũng viết trong 1 Ti-mô-thê 1:17, “Nguyền xin sự tôn quí vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men.” Trước giả sách Giu-đe cũng viết, “Đức Chúa Trời có một, là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta, được sự vinh hiển, tôn trọng, thế lực, quyền năng thuộc về Ngài từ trước vô cùng và hiện nay cho đến đời đời! A men.” (câu 25).
Chúng ta dễ dàng tìm ra các câu Kinh Thánh bày tỏ về thuộc tính đời đời của TRỜI. Chúng ta nhận thức rằng:
(1) Đấng sáng tạo nên thời gian là Đức Chúa Trời hiện hữu đời đời.
(2) Trước khi TRỜI tạo nên thời gian, Ngài đã hiện hữu.
(3) TRỜI không có bắt đầu và không có kết thúc, bởi vì Ngài đứng bên ngoài giới hạn của thời gian.
(4) Mọi điều khác trừ Đức Chúa Trời ra đều có sự khởi đầu.
(5) Đức Chúa Trời ban cho con người thời gian, nhưng Ngài không lệ thuộc vào thời gian.
(6) TRỜI có quyền bước vào, kiểm soát điều khiển thời gian theo ý Ngài muốn.
(7) “Kỳ mạng (thời gian) tôi ở nơi tay Chúa.” (Thi. 31:15)
Đức Chúa Trời đời đời, vĩnh cửu có nghĩa Ngài tự tồn tại và tự làm cho đầy đủ. Phao-lô đã giảng cho cư dân của thành A-thên, “Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài.” (Công. 17:25). Một nhà thần học nhắc lại ý này khi nói rằng: “TRỜI tự hữu và Ngài độc lập với mọi điều khác.”1
Đức Chúa Trời đời đời cũng có nghĩa là Ngài không thay đổi. Ngài không cần thay đổi. “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi.” (Ma-la-chi 3:6).
Nhưng có một câu Kinh Thánh bày tỏ một ý là dường như TRỜI có thể thay đổi tâm trí. Đó là trong sách Sáng thế ký 6:5-6, “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn, thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng.” Để lý giải câu này chúng ta tạm thời gán cho TRỜI một phản ứng tương tự như con người để chúng ta có thể hiểu tâm trí của Ngài.
Nhiều câu Kinh Thánh khác bày tỏ rằng TRỜI không thay đổi.
Trong Dân số ký 23:19, “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối,
Cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải.
Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư?
Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?”
Một câu khác trong 1 Sa-mu-ên 15:29, “Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn!” Và trước giả thư tín Hê-bơ-rơ tuyên bố, “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi.” (Hêb. 13:8).
Đức Chúa Trời không có giới hạn là một phẩm chất khác liên quan đến thuộc tính đời đời của Ngài. Một chủ thể vô hạn là không bị bất kỳ giới hạn nào trong không gian hoặc thời gian. Lẽ thật vô hạn chỉ thuộc về TRỜI, vì mọi thứ hữu hạn không thể trở thành vô hạn. Thần học gia Thomas Oden đã nói, “Đức Chúa Trời không hề bị ràng buộc bởi bất kỳ giới hạn nào. Do đó sự vô hạn là một phẩm chất áp dụng cho mỗi thuộc tính thiên thượng. Đức Chúa Trời là vô hạn trong tấm lòng thương xót, vô hạn trong sự thánh khiết, vô hạn trong sự công bằng.”2
2. Đức Chúa Trời là Thần.
Đức Chúa Trời là Thần linh hay TRỜI là Linh. Chúng ta đọc lại câu chuyện Chúa Jesus khải đạo cho một phụ nữ Sa-ma-ri. Người phụ nữ nói, “Tổ phụ chúng tôi đã thờ lạy trên hòn núi nầy; còn dân Giu-đa lại nói rằng nơi đáng thờ lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem.” (Giăng 4:20). Đức Chúa Jesus trả lời, “Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” (Giăng 4:21-24)
Từ “Thần” trong tiếng Hê-bơ-rơ là ruach; trong tiếng Hy-lạp là pneuma. Cả hai ngôn ngữ này đều nói lên một ý chính: Thần hay Linh là một thực thể di chuyển trong không khí như gió hay nhẹ nhàng hơn như hơi thở. Chúa Jesus đã phán với Ni-cô-đem, “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.” (Giăng 3:8). “Đức Chúa Trời là Thần (Linh)” (Giăng 4:24) là một thuộc tính hàng đầu của Đấng Tối Cao. Vì là Linh nên Ngài có mặt mọi nơi bất kể không gian và thời gian nào.
Đức Chúa Trời là Linh có nghĩa Ngài không có thân thể vật lý nhưng Ngài có thể hiện ra trong một hình dạng nếu Ngài muốn. Sự hiện ra của Ngài được gọi là theophany (thần hiện ra). Nó là một từ nối của 2 từ Hy-lạp: theos (có nghĩa thần) và phaneia (có nghĩa hiện ra). Theophany có nghĩa là sự hiện ra của TRỜI.
Nếu Đức Chúa Trời là Linh, thì chúng ta có thể mô tả Ngài với mắt mũi, tay chân… giống như một con người? Một sự mô tả như vậy có thể được hiểu là anthropomorphisms (mô tả tượng trưng một thần linh trong hình dạng một con người). Một sự mô tả như vậy được gán cho TRỜI để chúng ta có thể hiểu biết cách giới hạn về sự vĩ đại của Ngài.
Bởi vì Đức Chúa Trời là Linh, nên điều răn thứ 2 truyền dạy chúng ta: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà….” (Xuất. 20:4-5). Khi một tấm hình hoặc một bức tượng trở thành đối tượng để quì lạy thờ phượng thì vi phạm điều răn của TRỜI.
Thuộc tính Đức Chúa Trời là Thần (Linh) không phủ nhận rằng Đức Chúa Jesus là một Con người. Quan điểm cho rằng TRỜI là một quyền năng siêu nhiên khó hiểu mà con người không thể nối kết được thì xa lạ với Kinh Thánh. Kinh Thánh cho thấy TRỜI là một Người (một thân vị) có khả năng khởi xướng mối quan hệ giữa Ngài với con người chúng ta.
3. Đức Chúa Trời là Đấng thông suốt mọi sự (Đấng Toàn Tri).
Một thuộc tính căn bản của TRỜI là biết hết mọi sự. Sứ đồ Phao-lô viết, “Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (Rô-ma 11:33). Đức Chúa Trời không chỉ biết hết các thông tin, các dữ liệu mà còn biết những động cơ, suy nghĩ thầm kín bên trong của con người. Chúa Jesus phán trong Ma-thi-ơ 10:29, “Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất.” TRỜI không chỉ biết mọi điều trong vũ trụ mà Ngài còn biết từng con chim sẻ! Và “tóc trên đầu” mỗi chúng ta cũng đã đếm hết rồi. (Ma-thi-ơ 10:30). Một sự hiểu biết như vậy là vô giới hạn.
Trước giả Thi thiên 139 viết:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi.
Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;
Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi.
Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,
Quen biết các đường lối tôi.
Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi,
Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi….
Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi,
Cao đến đỗi tôi không với kịp!” (Thi. 139:1-4; 6)
TRỜI biết quá khứ, hiện tại và tương lai. “Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý.” (Ê-sai 46:9-10)
Không có điều gì có thể che giấu với TRỜI, “Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại.” (Hêb. 4:13). “Ngài đếm số các vì sao,
Gọi từng tên hết thảy các vì ấy.
Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể;
Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận.” (Thi. 147:4-5)
4. Đức Chúa Trời là Đấng có quyền vô hạn (Đấng Toàn Năng).
Tất cả quyền năng đều thuộc về duy nhất Đức Chúa Trời. TRỜI có thể làm mọi điều, mọi việc phù hợp với thuộc tính của Ngài. Sự thật là Đức Chúa Trời sẽ không làm bất cứ điều gì trái ngược với thuộc tính của Ngài. “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được.” (2 Tim. 2:13)
Quyền năng đòi hỏi khả năng và uy quyền. Một người có thể có uy quyền nhưng không có khả năng để thực hiện quyết định. Và tình huống khác là một người có thể có khả năng để làm một số điều, nhưng không có uy quyền để thực hiện. Còn với TRỜI thì khả năng và uy quyền của Ngài là vô hạn và tuyệt đối.
Hai từ Hy lạp trong Tân Ước bày tỏ hai khía cạnh của quyền năng. Từ thứ nhất Exousia có nghĩa là uy quyền. Chúa Jesus đã phán, “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta.” (Ma-thi-ơ 28:18). Từ thứ hai là Dunamis (từ phái sinh của từ này là dynamite) có nghĩa là khả năng hay năng lực.
Phao-lô đã viết, “và biết quyền vô hạn của Ngài, đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào, y theo phép tối thượng của năng lực mình, mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời.” (Ê-phê-sô 1:19-20).
Còn Giê-rê-mi cầu nguyện, “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả. Ngài tỏ sự thương xót ra cho muôn vàn, báo trả sự gian ác ông cha vào mình con cháu nối sau. Ngài là Đức Chúa Trời lớn, là Đấng toàn năng, danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Mưu mô Ngài lớn lao, và công việc thì có phép tắc. Mắt Ngài mở soi trên mọi đường lối con trai loài người, đặng báo cho mỗi người theo đường lối nó, và theo quả của việc làm.” (Giê. 32:17-19)
TRỜI trả lời cho Giê-rê-mi, “Nầy, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho ta chăng? “ (Giê. 32:27). Câu trả lời là đây: “Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng.” (Khải. 19:6)
5. Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi (Đức Chúa Trời toàn tại).
Đức Chúa Trời toàn tại có nghĩa là Ngài có mặt khắp mọi nơi trong tất cả mọi thời gian. Không có nơi chốn hoặc thời gian nào mà TRỜI không hiện diện. Đức Chúa Trời toàn tri, toàn năng. Bởi vì Ngài hiện diện khắp mọi nơi, Ngài có thể hành động dựa vào sự toàn tri và toàn năng ở khắp mọi nơi. Ba thuộc tính này đi chung với nhau và đó là những thuộc tính đặc trưng cơ bản của TRỜI.
Đức Chúa Trời công bố, “Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao? Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng? Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy các từng trời và đất sao?” (Giê-rê-mi 23:23-24)
Đa-vít hỏi, “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa?
Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?
Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó,
Ví tôi nằm dưới Âm phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó.
Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông,
Bay qua ở tại cuối cùng biển,
Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi,
Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.” (Thi. 139:7-10)
Đức Chúa Trời toàn tại hàm ý: không có nơi nào mà Ngài không tới được. Trong sách 1 Các vua, khi tiên tri Ê-li đối diện với các tiên tri của thần Ba-anh. Vị tiên tri của Đức Chúa Trời đã thách thức các tiên tri thờ thần ngoại bang. Dĩ nhiên các thần do con người dựng nên không thể so sánh được với Chân Thần duy nhất. “Khi đã đến trưa, Ê-li nhạo chúng mà rằng: Khá la lớn lên đi, vì người là thần: Hoặc người đương suy-gẫm, hoặc ở đâu xa, hoặc đương đi đường; hay là có lẽ người ngủ, và sẽ thức dậy.” (1 Các vua 18:27). Chân Thần duy nhất của tiên tri Ê-li là TRỜI thì không ngủ hoặc đang đi đường, nhưng Ngài có mặt khắp mọi nơi.
Phao-lô đã giảng cho những người ở thành A-thên, “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu…. hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài.” (Công. 17:24; 27-28)

Các thuộc tính đạo đức và thuộc linh của Đức Chúa Trời.
Năm thuộc tính đầu tiên của Đức Chúa Trời: 1/Hiện hữu đời đời, 2/Thần linh, 3/Toàn Tri, 4/Toàn Năng, 5/Toàn Tại biểu thị những đặc tính chủ yếu của TRỜI. Đức Chúa Trời cũng bày tỏ những đặc tính thuộc phạm trù đạo đức của Ngài. Đức Chúa Trời không chỉ sáng tạo các định luật vật lý và để chúng vận hành trong vũ trụ, mà Ngài con thiết lập các nguyên tắc về đạo đức và tinh thần (thuộc linh) để hướng dẫn cho đời sống nhân loại. Nếu không sống bằng các nguyên tắc này, tất cả các cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia sẽ bị tổn hại nghiêm trọng về phương diện đạo đức.
1. Đức Chúa Trời là lẽ thật (chân lý)
Đức Chúa Trời là lẽ thật có nghĩa Ngài là Đấng có thực, chân chính. Hai từ Hy lạp thường được dịch thành lẽ thật là từ alethia và alethinos. Alethinos có nghĩa là chân thật (không phải giả mạo) và chính cống, xác thực trong bản tánh.
Từ alethinos được sử dụng trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9, “…trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật (alethinos).” Cụm từ “Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật” đối lập với các thần giả mạo. Sứ đồ Giăng cũng dùng từ này, “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật (alethinos), cùng Jesus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.” (Giăng 17:3). Đức Chúa Trời chân thật hằng sống đời đời tương phản với các thần đã chết. Trong Khải huyền 3:7, “Nầy là lời phán của Đấng thánh, chân thật (alethinos)…”. Đấng Christ là chân thật.
Từ alethia có nghĩa là sự thật – lẽ phải, đối lập với giả dối. “Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối…” (Rô-ma 3:4). Giăng làm chứng về Chúa Jesus, “Ai đã nhận lấy lời chứng của Ngài thì làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật (alethia). Vì Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến thì rao truyền lời của Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài không chừng mực.” (Giăng 3:33-34)
Lời Đức Chúa Trời là chân thật, không hề pha trộn một chút giả dối, “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài ở gần; Các điều răn Ngài là chân thật.” (Thi. 119:151). “Các lời Đức Giê-hô-va là lời trong sạch. Dường như bạc đã thét trong nồi dót bằng gốm. Luyện đến bảy lần.” (Thi. 12:6)
Chân lý hay lẽ thật cũng diễn tả sự thành tín và tính kiên định vững chắc của Đức Chúa Trời. Khi TRỜI phán điều gì, Ngài luôn thành tín với lời đó. Điều này chính là thuộc tính của Ngài. “Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài.” (Phục. 7:9). Trước giả sách Ca Thương viết, “Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt; Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.” (Ca. 3:22-23). Phao-lô viết cho Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca, “Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó.” (1 Tê. 5:24)
2. Đức Chúa Trời công nghĩa.
Công nghĩa hay đúng đắn là những từ tương đương trong Kinh Thánh. Ý nghĩa của từ công nghĩa hay công bình được tìm thấy trong câu chuyện của Áp-ra-ham khi ông hỏi TRỜI, “Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đỗi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” (Sáng. 18:25). Làm sự công bình có nghĩa là làm điều đúng. Đức Chúa Trời luôn làm điều đúng theo như thuộc tính của Ngài.
Chúng ta đọc lại lịch sử tuyển dân để thấy thế nào là sự công bình của Đức Chúa Trời. “Xảy khi nước của Rô-bô-am vừa được lập vững bền, và người được cường thạnh, thì người và cả Y-sơ-ra-ên liền bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va. Vì chúng có phạm tội cùng Đức Giê-hô-va, nên xảy ra trong năm thứ năm đời vua Rô-bô-am, Si-sắc, vua Ê-díp-tô, kéo lên hãm đánh Giê-ru-sa-lem; có dẫn theo một ngàn hai trăm cỗ xe và sáu vạn lính kỵ; lại có dân Li-by, dân Su-ri, và dân Ê-thi-ô-bi từ Ê-díp-tô kéo lên với người, số không thể đếm đặng. Si-sắc bèn chiếm lấy các thành bền vững thuộc về Giu-đa, rồi đến tận Giê-ru-sa-lem.
Tiên tri Sê-ma-gia đến cùng Rô-bô-am và các kẻ làm đầu Giu-đa, đương nhóm tại Giê-ru-sa-lem để trốn khỏi Si-sắc, mà nói rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Các ngươi đã bỏ ta, nên ta cũng đã bỏ các ngươi vào tay Si-sắc.” (2 Sử ký 12:1-5)
Lúc bấy giờ, các người lãnh đạo của Giu-đa đã thừa nhận, “Đức Giê-hô-va là công bình.” (2 Sử ký 12:6). Khi TRỜI nhìn thấy sự ăn năn của họ, Ngài đã tha thứ cho Giu-đa khỏi bị hủy diệt hoàn toàn.
Sau bảy mươi năm làm phu từ ở Ba-by-lôn, tuyển dân được trở về xây dựng Giê-ru-sa-lem. Lúc này thầy thông giáo E-xơ-ra, một người lãnh đạo thông thạo luật pháp của Chúa đã “quì gối xuống, giơ tay ra hướng về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta, mà thưa với Ngài rằng: Ồ, Đức Chúa Trời tôi! Tôi hổ ngươi thẹn mặt, chẳng dám ngước mặt lên Ngài, là Đức Chúa Trời tôi; vì gian ác chúng tôi đã thêm nhiều quá đầu chúng tôi, và tội chúng tôi cao lớn tận trời.” (E-xơ-ra 9:5-6)
E-xơ-ra là người cầu thay cho tội lỗi của tuyển dân và ông thừa nhận, “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa vốn là công bình; còn chúng tôi, chỉ một số ít người được thoát khỏi, như đã thấy ngày nay: nầy chúng tôi ở trước mặt Chúa, mắc tội lỗi nhiều; nhân đó, chẳng ai có thể đứng nổi trước mặt Ngài.” (9:15)
Đức Chúa Trời công bình nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời yêu sự công bình. “Vì Đức Giê-hô-va là công bình; Ngài yêu sự công bình. Những người ngay thẳng sẽ nhìn xem mặt Ngài.” (Thi. 11:7)
TRỜI công bình, vì vậy sự công bằng của Ngài rõ ràng, đúng đắn. Ngài có thể bỏ qua điều gian ác và tội lỗi. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ:
“Đức Giê-hô-va vốn chậm nóng giận và đầy ơn; hay xá điều gian ác và tội lỗi; nhưng không kể kẻ có tội là vô tội…” (Dân số ký 14:18)
3. Đức Chúa Trời là thánh.
Trong Tiếng Hê-bơ-rơ từ thánh khiết là qodesh có nghĩa tách biệt riêng ra. Trong Tân ước từ thánh khiết là hagios cũng mang nghĩa tương tự. Đức Chúa Trời thì tách biệt riêng ra và ở trên tất cả các tạo vật.
Vào năm vua Ô-xia băng hà, tiên tri Ê-sai thấy một khải tượng Chúa đang ngồi trên ngôi, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ. Ông nhìn thấy các sê-ra-phim đứng bên trên Ngài; mỗi sê-ra-phim có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân và hai cái dùng để bay. Các sê-ra-phim cùng nhau kêu lên rằng: “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài!” (Ê-sai 6:3)
Bởi vì tiếng kêu đó, các nền ngạch cửa rúng động, và đền thờ đầy khói. Lúc bấy giờ Ê-sai thốt lên, “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Ê-sai 6:5)
Bấy giờ một sê-ra-phim bay đến bên cạnh tiên tri Ê-sai, tay cầm than lửa đỏ mà đã dùng kiềm gắp nơi bàn thờ, để trên miệng ông nói rằng: “Nầy, cái nầy đã chạm đến môi ngươi; lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi.” (Ê-sai 6:7). Những gì không tinh sạch, bất khiết không thể tồn tại trong hiện diện của Đức Chúa Trời.
Bảy trăm năm sau đó sứ đồ Giăng nhìn thấy một khải tượng khác. Ông viết, “Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa, rằng: Điều ngươi thấy, hãy chép vào một quyển sách mà gởi cho bảy Hội Thánh tại Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê.
Bấy giờ tôi xây lại đặng xem tiếng nói với tôi đó là gì; vừa xây lại, thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa những chân đèn có ai giống như con người, mặc áo dài, thắt đai vàng ngang trên ngực. Đầu và tóc người trắng như lông chiên, trắng như tuyết; mắt như ngọn lửa; chân như đồng sáng đã luyện trong lò lửa, và tiếng như tiếng nước lớn. Tay hữu người cầm bảy ngôi sao; miệng thò ra thanh gươm nhọn hai lưỡi, và mặt như mặt trời khi soi sáng hết sức. Vừa thấy người, tôi ngã xuống chân người như chết.” (Khải. 1: 10-17)
Ê-sai và Giăng là hai thánh đồ mẫu mực, nhưng khi họ đối diện với Đức Chúa Trời, họ đầy kinh ngạc và sợ hãi.
Đền tạm trong Cựu Ước là biểu tượng về hiện diện của TRỜI giữa dân sự, nhưng nó cũng là một bức tranh rực rỡ về sự thánh khiết vinh diệu của Ngài. Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi và Ngài cũng ở bên trên chúng ta.
Lối vào đền tạm được tách ra khỏi trại tuyển dân bằng một tấm màn dày. Tấm màn thứ hai che khuất nơi thánh, và tấm màn thứ ba ngăn ra nơi thánh và nơi chí thánh. Nơi này có hòm giao ước biểu minh cho sự hiện diện của TRỜI. Chỉ một mình thầy tế lễ thượng phẩm có thể bước vào trong nơi chí thánh mỗi năm một lần thực hiện nghi thức thờ phượng.
Tất cả những minh họa này bày tỏ cho chúng ta biết có một vực sâu ngăn cách giữa Đức Chúa Trời thánh khiết và con người tội lỗi.3 Và rồi Đấng Christ vô tội đã mang lấy tội lỗi của toàn nhân loại và đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Trước khi chúng ta có thể ra mắt TRỜI, chúng ta cần được tẩy sạch khỏi những điều bất nghĩa thông qua sự đổ huyết của Chiên Con – là Đấng đã cất tội lỗi của thế gian đi.

4. Đức Chúa Trời biểu lộ sự vinh hiển Ngài.
Có một nhóm từ Hê-bơ-rơ khác nhau được dịch là vinh hiển. Chúng mang ý nghĩa là: vĩ đại, cao cả, đáng tôn kính, tuyệt hảo, rực rỡ, chói sáng và nhiều nghĩa khác. Tuy nhiên có một từ thường được dùng nhiều hơn các từ khác là kabod mang ý nghĩa: lớn, to, dữ dội, kịch liệt (heavy). Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là vô cùng. Trong tiếng Hy-lạp từ được dùng là doxa có nghĩa vinh hiển. Từ những gốc từ này trong tiếng Anh có từ doxology mang ý nghĩa bài ca tụng, ca ngợi, tôn vinh Chúa Jesus.
Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong tất cả các sự tuyệt mỹ của Ngài. Sự vinh hiển này thường được biểu lộ trong lửa, ánh sáng rực rỡ, ánh hào quang sáng ngời….
Khi Môi-se nhìn thấy bụi gai cháy không hề tàn (Xuất Ê-díp tô-ký 3). Bụi gai cháy là biểu tượng về sự vinh hiển của TRỜI được bày tỏ trong lửa.
Về sau khi Môi-se lên núi để tiếp nhận bảng luật pháp. Kinh Thánh ghi lại: “Sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va ở tại núi Si-na-i; trong sáu ngày mây phủ núi, qua ngày thứ bảy Đức Giê-hô-va ngự trong đám mây gọi Môi-se. Cảnh trạng của sự vinh quang Đức Giê-hô-va nơi đỉnh núi, trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, khác nào như đám lửa hừng.” (Xuất. 24:16-17). Trước giả thư tín Hê-bơ-rơ khích lệ dân sự, “vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài; vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt.” (Hê-bơ-rơ 12:28-29)
Sự vinh hiển của TRỜI được biểu lộ khi Chúa Jesus xuất hiện với Môi-se và Ê-li trên núi. “Khỏi sáu ngày, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng là em Gia-cơ, cùng Ngài đi tẽ lên núi cao. Ngài biến hóa trước mặt các người ấy, mặt Ngài sáng lòa như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng. Nầy, có Môi-se và Ê-li hiện đến, nói chuyện cùng Ngài.” (Ma-thi-ơ 17:1-3).
Sau đó sứ đồ Phi e-rơ đã làm chứng về trải nghiệm này: “Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhận lãnh sự tôn trọng vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: ‘Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.’ Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh.” (2 Phi. 16-18)
Còn sứ đồ Giăng diễn tả về bức tranh ở thiên đàng mà ông đã thấy trong khải tượng, “Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành.” (Khải. 21:23)
Sự vinh hiển của TRỜI là ánh sáng cũng được sứ đồ Giăng công bố, “Có một người Đức Chúa Trời sai đến, tên là Giăng (Giăng Báp-tít). Người đến để làm chứng, là làm chứng về sự sáng, hầu cho bởi người ai nấy đều tin. Chính người chẳng phải là sự sáng, song người phải làm chứng về sự sáng. Sự sáng nầy là sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người.” (Giăng 1:6-9)
Sự sáng là thuộc tính của Đức Chúa Trời. Cả hai sự vinh hiển và sự sáng phát xuất từ chính bản tánh của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh xác nhận: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu.” (1 Giăng 1:5). Và “Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa.” (Giăng 3:19). Khi Sau-lơ ngã xuống và bị mù bởi vì một luồng ánh sáng lớn, ông hỏi, “Thưa Chúa Ngài là ai?” Chúa Jesus trả lời, “Ta là Jêsus mà ngươi đương bắt bớ. Song hãy chờ dậy, và đứng lên, vì ta đã hiện ra cho ngươi để lập ngươi làm chức việc và làm chứng về những việc ngươi đã thấy cùng những việc ta sẽ hiện đến mách cho ngươi. Ta sẽ bảo hộ ngươi khỏi dân nầy và dân ngoại là nơi ta sai ngươi đến, đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ.” (Công. 26:15-18). Sứ đồ Giăng cũng công bố, “nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” (1 Giăng 1:7)
Lẽ thật, sự công bình, sự thánh khiết và sự vinh hiển tiêu biểu cho sự hoàn hảo của bản tánh Đức Chúa Trời. Cùng với các thuộc tính thiết yếu của Đấng Tối Cao là đời đời, thần linh, toàn tri, toàn năng và hiện diện khắp nơi, chúng ta thấy thêm nữa những thuộc tính cần thiết của TRỜI. Từ đó chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy một Đức Chúa Trời công bình, toàn năng.
Tuy nhiên, tin tức tốt lành cho nhân loại thì không nhất thiết phải nói rằng Đức Chúa Trời là thánh còn chúng ta là tội nhân. Công lý của TRỜI đòi hỏi sự trừng phạt tội lỗi, sự thánh khiết đòi hỏi sự tách biệt khỏi những điều dơ bẩn. Không gì có thể che giấu Đức Chúa Trời. Ngài hiện diện khắp mọi nơi, biết tất cả mọi điều và có tất cả quyền năng để thực hiện công lý của Ngài. Nếu đây là tất cả những thuộc tính của TRỜI, chúng ta sẽ không có hy vọng gì trong thế giới này. Tuy nhiên Kinh Thánh còn bày tỏ cho chúng ta ba thuộc tính khác nữa của TRỜI cung ứng hy vọng cho con người chúng ta.

Các thuộc tính bày tỏ lòng thương xót.
1. Đức Chúa Trời là tình yêu.
Kinh Thánh công bố rõ ràng, “Đức Chúa Tời là sự yêu thương” (1 Giăng 4:8). Chúa Jesus đã cầu nguyện, “Cha đã yêu Con trước khi sáng thế.” (Giăng 17:24). Và “Con đã tỏ danh Cha ra cho họ, Con lại sẽ tỏ ra nữa, để cho tình yêu thương của Cha dùng yêu thương Con ở trong họ, và chính mình Con cũng ở trong họ nữa.” (Giăng 17:26)
Giăng 3:16 là câu Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng về tình yêu của TRỜI dành cho chúng ta, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”
Sứ đồ Phao-lô viết, “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rô-ma 5:6-10)
2. Sự thương xót của Đức Chúa Trời
Từ “thương xót” được dùng nhiều nhất trong Cựu Ước là từ chesed, mang nghĩa sự tử tế hay lòng tốt (kindness). Trước giả sách Ca thương viết, “Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt;
Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.” (3:22-23). Sự thương xót hàm ý Đức Chúa Trời thương yêu và không muốn chúng ta rơi vào sự đau khổ.
Từ thứ hai mà Cựu Ước dùng mang ý nghĩa sự thương xót là một danh từ rachamim ở hình thức số nhiều. Từ này hàm ý bao dung, độ lượng trên cả mong đợi. Đa-vít viết, “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa;
Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa.” (Thi. 51:1).
Từ thứ ba được dùng chỉ sự thương xót là chanan, diễn tả ý nghĩa là TRỜI không chỉ thương xót mà còn rộng lượng đáp lại lời thỉnh cầu của chúng ta. Đức Chúa Trời trong sự thương xót của Ngài, luôn đáp lại lời kêu cầu của những người thành tâm thống hối và những người có nhu cầu được thương xót. Trước giả Thi thiên viết, “Mắt kẻ tôi tớ trông nơi tay ông chủ mình,
Mắt con đòi trông nơi tay bà chủ mình thể nào,
Thì mắt chúng tôi ngưỡng vọng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi thể ấy,
Cho đến chừng nào Ngài thương xót chúng tôi.” (Thi. 123:2)
Ba từ trên đây thường đi chung với nhau để diễn tả bản tính yêu thương vô hạn của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc lại câu chuyện của Môi-se trong Xuất Ê-díp-tô-ký. “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy đục hai bảng đá như hai bảng trước; rồi ta sẽ viết trên hai bảng nầy các lời đã ở nơi hai bảng kia, mà ngươi đã làm bể. Ngày mai, hãy chực cho sẵn, vừa sáng lên trên đỉnh núi Si-na-i, đứng trước mặt ta tại đó. … Môi-se bèn đục hai bảng đá, y như hai bảng trước; dậy sớm, cầm theo tay hai bảng đó lên trên núi Si-na-i, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn.
Đức Giê-hô-va ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Giê-hô-va. Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực.” (Xuất. 34:1-2; 3-6).
Trong Tân Ước từ được dùng chỉ về sự thương xót là eleos, có nghĩa là giàu lòng thương xót. “Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ – ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu.” (Ê-phê-sô 2:4-5). Đức Chúa Trời thương xót con người chúng ta theo sự nhơn từ và tình yêu bao dung của Ngài.
3. Ân điển của Đức Chúa Trời.
Nghĩa của từ ân điển là ân huệ được ban cho đối tượng không xứng đáng. Nó là món quà từ TRỜI mà chúng ta không đủ xứng đáng để nhận. Một ai đó đã nói, “Chúng ta mắc một món nợ không thể trả nổi, và rồi Christ đã trả món nợ ấy mặc dù Ngài không nợ. Bây giờ chúng ta nhận được món quà mà chúng ta không xứng đáng để nhận.”
Nhờ Đấng Christ, TRỜI tiếp nhận chúng ta. “bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài, để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài!” (Ê-phê-sô 1:5-6)
Công lý và luật pháp đòi hỏi sự trả giá cho tội lỗi. Nhưng TRỜI yêu thương và Ngài có chương trình tốt đẹp dành cho con người. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. “ (Rô-ma 5:8). Và rồi chúng ta “nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Rô-ma 3:24).
Ân điển của Đức Chúa Trời biểu lộ tại thập tự giá của Đấng Christ. “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” (Ê-phê-sô 2:8-9)

KẾT LUẬN
Điều quan trọng cần nhớ là sự hiệp nhất của tất cả các thuộc tính của Đức Chúa Trời được hòa quyện với nhau như trong một bản nhạc giao hưởng. Chúng ta không nên nhấn mạnh thuộc tính A, nhưng lại phớt lờ thuộc tính B.
Đức Chúa Trời yêu thương phải lẽ, và Ngài cũng công bằng trong tình yêu. Ngài công nghĩa nhưng cũng đầy sự thương xót. Ngài là Đức Chúa Trời chân thật trong toàn thể các thuộc tính của Ngài.
A.W. Tozer đã viết:
“Thật là bình an khi chúng ta nhận ra Cha thiên thượng không bao giờ thay đổi bản tính Ngài. Khi đến với Ngài bất cứ lúc nào, chúng ta không cần hỏi tâm trạng của Ngài lúc này có dễ chịu hay không. Ngài luôn ở đó với một tấm lòng mở ra và bao dung. Đức Chúa Trời không thay đổi trong các thuộc tính của Ngài về bất cứ điều gì. Ngài hướng đến con người bao gồm tất cả những ai đang sa ngã, đau ốm, khủng hoảng….và Ngài đã sai Con Một của Ngài vào thế gian để phục hòa nhân loại trở về với Ngài.”5

Chương 5
Đức Chúa Trời Đang Làm Gì?
“Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao!” (Thi thiên 104:24)
Đức Chúa Trời không phải chỉ ngự trên thiên đàng và không làm gì cả. Chúa Jesus phán dạy với chúng ta về điều này, “Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.” (Giăng 5:17)
Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Công việc Đức Giê-hô-va đều lớn lao.” (Thi. 111:2). “Đức Giê-hô-va là công bình trong mọi đường Ngài,
Hay làm ơn trong mọi công việc Ngài.” (Thi. 145:17). “Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người,
Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên.” (Thi. 145:9). Và trước giả Thi thiên viết, “Nguyện Đức Giê-hô-va vui vẻ về công việc Ngài.” (Thi. 104:31). Bây giờ chúng ta thử nhìn vào công việc của TRỜI được bày tỏ trong Kinh Thánh.
Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời.
1.TRỜI đang làm việc theo một kế hoạch đời đời.
Kinh Thánh tiết lộ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đang làm việc theo một kế hoạch đời đời. “Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta…trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời.” (Ê-phê-sô 1:4)
Đức Chúa Trời toàn tri, có quyền năng vô hạn đã lên kế hoạch cho tất cả mọi điều. Không có điều nào xảy ra khiến Ngài phải ngạc nhiên. Ngài thiết lập các định luật vật lý cho sự vận hành của vũ trụ. Ngài có chương trình cho tất cả cõi sáng tạo bao gồm con người. Chúng ta được tạo nên theo hình ảnh của TRỜI để làm chức quản gia trên những gì Ngài giao phó. “Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút,
Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng.
Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm,
Khiến muôn vật phục dưới chân người.” (Thi. 8:5-6)
Đức Chúa Trời phán với chúng ta, “Vì ta biết kế hoạch ta dành cho các ngươi, là kế hoạch bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình.” (Giê-rê-mi 29:11). Kế hoạch của TRỜI luôn luôn đúng vì Ngài không bao giờ phạm sai lầm.1
2. Đức Chúa Trời bày tỏ kế hoạch của Ngài trong Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời sáng tạo nên hoàn vũ, và rồi cuối cùng Ngài tạo nên con người, và ban cho con người quyền cai trị những công việc do tay Ngài làm. Vì Đức Chúa Trời thông hiểu mọi sự, nên dĩ nhiên Ngài biết A-đam – con người đầu tiên sẽ không vâng lời. Và rồi cả A-đam và Ê-va bị trục xuất khỏi vườn Ê-đen. Nhưng trong Sáng thế ký 3:15 Đức Chúa Trời phán, “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.” Trong câu này TRỜI đã công bố kế hoạch của Ngài. Đó là dòng dõi người nữ sẽ đến để giày đạp đầu con rắn là Satan. “Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. Không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươi, như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ.” (Ga-la-ti 3:16)
3. Đức Chúa Trời chọn một gia đình để thực hiện kế hoạch của Ngài.
Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham và gia đình ông. “Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.” (Sáng. 12:1). Từ gia đình Áp-ra-ham các dân tộc khác sẽ nhận được phước. “Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công bình bởi đức tin, nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham tin lành nầy: Các dân sẽ nhờ ngươi mà được phước.” (Ga-la-ti 3:8). Từ dòng dõi tuyển dân Israel, Đức Chúa Jesus được sinh ra và Ngài trở thành của lễ hy sinh cho tội lỗi của toàn thể nhân loại. Nhờ vào ân điển của TRỜI, bất cứ ai tiếp nhận Đấng Christ bởi đức tin sẽ được phục hòa lại với Ngài. “Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài.” (2 Côr. 5:18).
4. Đấng Christ sẽ trở lại trái đất.
Theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Đấng Christ sẽ tái lâm và Satan bị xử lý. Sự phán xét sẽ đến với Vị Quan Tòa tối cao là Đức Chúa Trời. Những ai từ chối Chúa Jesus sẽ bị tách biệt khỏi TRỜI mãi mãi và đi đến chỗ hư mất đời đời. Tất cả những ai tiếp nhận Christ sẽ được đồng trị với Ngài đời đời.
5. Đức Chúa Trời hoạch định kế hoạch của Ngài trong từng chi tiết.
Đức Chúa Trời biết trước những biến cố, sự kiện của lịch sử con người sẽ xảy ra ở đâu, khi nào. Cho dù bất kỳ một thế lực nào cản trở kế hoạch của Ngài, cuối cùng kế hoạch ấy vẫn thành tựu. Không ai có thể phá hỏng chương trình của Ngài.
Trong Kinh Thánh có nhiều câu chuyện minh họa cho điều này. Giô-sép là một câu chuyện điển hình. “Giô-sép, tuổi mười bảy, chăn chiên với các anh mình; người đi kết bạn cùng con của Bi-la và con của Xinh-ba, hai vợ cha mình. Giô-sép thuật lại với cha các chuyện xấu của họ nói. Vả, Y-sơ-ra-ên thương yêu Giô-sép hơn những con trai khác, vì là con muộn mình, nên may cho chàng một cái áo dài có nhiều sắc. Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, bèn sanh lòng ganh ghét, chẳng có thế lấy lời tử tế nói cùng chàng được.” (Sáng. 37:2-4)
Câu chuyện tiếp diễn sau đó với hai điềm chiêm bao của Giô-sép. Trong chiêm bao đó Giô-sép sẽ trở thành người lãnh đạo. Giô-sép thuật lại các điềm chiêm bao này với anh em của mình. Họ lại càng ghen ghét chàng hơn nữa.
Khi các anh của Giô-sép đang chăn chiên ngoài đồng. Giô-sép được cha sai ra đồng để xem các anh và bầy chiên như thế nào. Và rồi các anh của Giô-sép đã thực hiện một kế hoạch:
“ Các anh thấy chàng đi ở đàng xa, chưa đến gần, thì đã lập mưu để giết chàng. Chúng bèn nói nhau rằng: Kìa, thằng nằm mộng đến kia! Bây giờ, nào! Chúng ta hãy giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó; đoạn ta sẽ nói rằng nó đã bị thú rừng xé ăn, rồi sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao. Ru-bên nghe qua lời đó, liền giải cứu chàng ra khỏi tay các anh mà rằng: Chúng ta đừng giết chết nó; lại tiếp: Chúng ta chớ nên làm đổ máu ra; hãy liệng nó trong cái hố nước nơi đồng vắng kia, và đừng tra tay vào mình nó. Người nói vậy, có ý muốn giải cứu chàng khỏi tay họ, để trả chàng về cùng cha mình. Vừa khi Giô-sép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là áo có nhiều sắc đương mặc trong mình; rồi, bắt chàng đem quăng trong hố nước. Vả, hố khô cạn, chẳng có nước.” (Sáng . 37:18-24)
Sau đó Giô-sép được kéo lên khỏi hố và các anh em bán Giô-sép cho đoàn thương lái dân Ích-ma-ên. Để đánh lừa cha già Gia-cốp, họ tiếp tục hành động:
“Các anh giết một con dê đực rồi lấy áo Giô-sép nhúng vào trong máu; đoạn, gởi cái áo nhiều sắc đó đem về cho cha mình và dặn nói rằng: Đây là vật chúng tôi đã kiếm được. Vậy, xin hãy nhìn coi, có phải áo của con trai cha chăng. Gia-cốp nhìn và nói rằng: Ấy là áo của con trai ta đó; một thú dữ đã xé cấu nó! Quả thật Giô-sép đã bị phân thây rồi!” (Sáng. 37:31-33)
Từ đây cuộc đời của Giô-sép trải qua những cảnh ngộ đau thương. Là một tên nô lệ Giô-sép bị dẫn tới Ai-cập thì “Phô-ti-pha, người bổn xứ, làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn, mua chàng nơi tay dân Ích-ma-ên đã dẫn đến.” (Sáng. 38:1). Giô-sép được ơn khi làm việc cho viên quan thị vệ này, mọi việc chàng làm đều có tài năng nên được cất nhắc lên làm quản gia cho gia đình của Phô-ti-pha. Lúc bấy giờ Giô-sép là một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai nên bị vợ của Phô-ti-pha quyến rũ tình dục. Bà chủ Phô-ti-pha đưa mắt cùng Giô-sép, “Hãy lại nằm cùng ta. Chàng từ chối và đáp rằng: Chủ đã giao nơi tay tôi mọi vật của người, và nầy, chủ chẳng lo biết đến việc chi trong nhà nữa; trong nhà nầy chẳng ai lớn hơn tôi, và chủ cũng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” (Sáng. 39:7-9). Giô-sép kính sợ Đức Chúa Trời và cự tuyệt người phụ nữ quyền lực. Vì điều này chàng bị vợ Phô-ti-pha vu oan và rồi bị tống giam vào tù.
Trong tù Giô-sép giải nghĩa chính xác các điềm chiêm bao cho hai viên quan tửu chánh và thượng thiện của Pha-ra-ôn. Hai năm sau đó chính Pha-ra-ôn mời Giô-sép vào cung để giải thích điềm chiêm bao của mình. Nhờ có thần minh của Đức Chúa Trời soi sáng nên một lần nữa Giô-sép làm cho Pha-ra-ôn sáng tỏ ý nghĩa của điềm chiêm bao, trong khi các pháp sư và các bác sĩ xứ Ê-díp-tô đều không làm được. Sau việc này Giô-sép được thả ra khỏi nhà tù và trở thành tể tướng của Ê-díp-tô.
Như vậy giấc mơ của Giô-sép khi xưa bây giờ đã trở thành hiện thực. Với tư cách là người đứng thứ hai trong vương triều Ai-cập, Giô-sép điều hành việc bán thực phẩm cho vua Pha-ra-ôn khi trong khắp xứ phải trải qua bảy năm đói kém. “Khi khắp xứ bị đói kém, thì Giô-sép mở mọi kho lúa mà bán cho dân Ê-díp-tô. Xứ càng đói nhiều nữa; vả, vì khắp thế gian đều bị đói quá, nên đâu đâu cũng đổ đến Ê-díp-tô mua lúa nơi Giô-sép bán.” (Sáng. 41: 56-57)
Các anh của Giô-sép cũng đến mua lương thực từ nơi nhà kho của Giô-sép quản lý. Giô-sép nhận ra các anh mình, nhưng họ thì không. Sau đó Giô-sép tỏ mình ra cho các anh em. Các anh của Giô-sép lo sợ sẽ bị Giô-sép đòi lại món nợ đã quăng chàng xuống hố năm xưa. Nhưng không như vậy, tấm lòng của Giô- sép vị tha, bao dung phản chiếu ra tình yêu của Đức Chúa Trời. Giô-sép nói với các anh, “Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo. Vậy, đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh.” (Sáng. 50:21-22)
Kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho Giô-sép không thể bị ngăn cản bởi bất kỳ điều gì. Đôi khi Ngài cũng cho phép những người gian ác làm hại người của Ngài nhưng cuối cùng kế hoạch vẫn thành tựu trong sự tể trị, kiểm soát của Ngài.
Bây giờ chúng ta sẽ nhìn vào kế hoạch của TRỜI được bày tỏ trong Kinh Thánh.

Sự Sáng Tạo Của Đức Chúa Trời.
Câu đầu tiên trong Kinh Thánh, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.” (Sáng. 1:1). Đây là một lời công bố đáng kinh ngạc, nó trở thành tiền đề cho niềm tin và những hiểu biết của chúng ta về công cuộc sáng tạo của TRỜI.
Người Ai-cập tin vào nhiều thần và họ có những câu chuyện về công cuộc sáng tạo. Câu chuyện phổ biến giữa vòng họ được kể rằng: Nun là thần đại dương. Từ đại dương nổi lên thần Atum, thần này hiệp nhất với mặt trời để trở thành thần Re. Và rồi những giọt nước mắt của Re chảy ra biến thành dòng giống loài người.
Trong các nền văn hóa khác nhau có những câu chuyện về thuyết sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên chúng ta phải đọc Kinh Thánh để biết công cuộc sáng tạo của TRỜI.
Hãy suy nghĩ thấu đáo về Sáng thế ký 1:1 lần nữa. Rất đơn giản và rõ ràng, Kinh Thánh giải thích sự hình thành vũ trụ mà mọi người có thể hiểu được. Các nhà khoa học thường dùng những khái niệm và từ ngữ chỉ về sự hình thành vũ trụ mà chỉ dành cho những người có học thức tương đối mới có thể tiếp cận. Nhưng lời Kinh Thánh tuyên bố rất rõ ràng trong Sáng thế ký 1:1, các trẻ em vẫn có thể hiểu được.
“Ban đầu” hàm ý toàn thể vũ trụ đã có một khởi đầu, bao gồm cả thời gian; “trời và đất” không thể là Đức Chúa Trời, bởi vì mọi tạo vật đều có sự khởi đầu. Nhưng Đức Chúa Trời thì không có sự khởi đầu bởi vì Ngài luôn hiện hữu. Kinh Thánh tiết lộ về Ngài, “Trước khi núi non chưa sanh ra,
Đất và thế gian chưa dựng nên,
Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.” (Thi. 90:2)
“Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.” TRỜI tạo nên mọi thứ trên bầu trời và mặt đất. Từ những tạo vật nhỏ như nguyên tử chỉ dùng dụng cụ đặc biệt mới nhìn thấy, đến những dải ngân hà bao la trong các khoảng không gian đều do Đức Chúa Trời làm ra. “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” (Giăng 1:3)
Kinh Thánh mô tả tiến trình tổng quát của công cuộc sáng tạo trong Sáng thế ký 1:1 đến 2:3.
Một số Cơ đốc nhân cho rằng TRỜI sáng tạo nên vũ trụ vạn vật trong 6 ngày. Và ngày ở đây là 24 giờ đồng hồ. Đối với Đức Chúa Trời thì đơn vị đo thời gian “ngày” trong công cuộc sáng tạo không thành vấn đề. Tuy nhiên chúng ta phải đối chiếu với các phần Kinh Thánh khác để làm sáng tỏ điểm này.
Từ Hê-bơ-rơ chỉ ngày là “yom” hàm ý một khoảng thời gian nào đó chứ không nhất thiết là chỉ có 24 giờ đồng hồ. Trước giả Thi thiên viết, “Nguyện Đức Giê-hô-va đáp lời ngươi trong ngày gian truân.“ (20:1). Hay trong Truyền đạo 7:14, “Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia.” Và trong Ê-sai 65:2, “Ta đã dang tay ra trọn ngày hướng về một dân bội nghịch.” Chúa Jesus cũng dùng từ ngày, “Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta.” (Giăng 8:56).
Kinh Thánh cũng nói, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày.” (2 Phi-e-rơ 3:8). Chúng ta liên kết câu này với câu: “Vì một ngàn năm trước mắt Chúa
Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi,
Giống như một canh của đêm.” (Thi. 90:4)
Từ những câu Kinh Thánh trên đây, chúng ta thấy rằng “ngày” không nhất thiết là 24 giờ, nó có thể dài hơn.
“Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.” (Sáng. 1:3) Mệnh đề “Đức Chúa Trời phán rằng” được lập lại nhiều lần trong tiến trình sáng tạo. Đức Chúa Trời chỉ cần phán thì tạo vật liền hiện hữu. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy.” (Sáng. 1:6-7)
Trước giả thư tín Hê-bơ-rơ viết, “Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến.” (11:3).
Đức Chúa Trời sáng tạo ra muôn vật, và Ngài thấy điều đó là tốt lành. “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả.” (Cô-lô-se 1:16). “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành.” (Sáng. 1:31)
Đức Chúa Trời thông suốt mọi sự, và tất cả muôn vật mà Ngài tạo nên liên kết với nhau trở thành một tổng thể hoàn hảo. Nếu một phần nào bị thay đổi sẽ lập tức gây ảnh hưởng đến những phần khác. Vì vậy bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của con người mà đặc biệt là trách nhiệm của Cơ đốc nhân. Hãy nhớ rằng con người không phải là ông chủ trên các tạo vật. “Đất và muôn vật trên đất,
Thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va.” (Thi. 24:1). Nhưng con người được giao nhiệm vụ quản gia trên các công việc của Đức Chúa Trời làm ra. Chúng ta nên làm tròn trách nhiệm của một người quản lý và dâng vinh hiển duy nhất về Đấng tối cao.
Bảo tồn Sự Sáng Tạo Của Đức Chúa Trời.
Bảo tồn sự sáng tạo của TRỜI có nghĩa gì? Nó có nghĩa TRỜI không chỉ sáng tạo ra vũ trụ, mà nhờ Ngài và sự hiện diện của Ngài nó tiếp tục tồn tại và hoạt động.
Thi thiên 104 minh họa cho điều này. “Ngài khiến các suối phun ra trong trũng,
Nó chảy giữa các núi….. Từ phòng cao mình, Ngài tưới các núi;
Đất được đầy dẫy bông trái về công việc Ngài.
Ngài làm cho cỏ đâm lên cho súc vật,
Cây cối để dùng cho loài người,
Và khiến vật thực sanh ra từ nơi đất….. Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao!
Ngài đã làm hết thảy cách khôn ngoan;
Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài.” (10, 13-14, 24)
Quyền năng của Đức Chúa Trời trong Christ tiếp tục gìn giữ muôn vật trong vũ trụ với nhau. “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” (Cô-lô-se 1:16-17). Và “Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật.” (Hêb. 1:3). Lời quyền phép của Chúa Jesus nâng đỡ muôn vật bao hàm chúng ta trong đó.
Chúa Jesus phán, “ta thường ở cùng các ngươi luôn.” (Ma-thi-ơ 28:20). Thực ra, Đức Chúa Trời “chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài.” (Công. 17:27-28)
Sự Dự Phòng của Đức Chúa Trời
Đấng toàn năng không chỉ bảo tồn sự sáng tạo, mà còn kiểm soát mọi thứ để hoàn thành kế hoạch và mục đích của Ngài. Sự dự phòng của Đức Chúa Trời đơn giản có nghĩa là Ngài cung cấp các nhu cầu cho sự sáng tạo của Ngài nói chung và cho dân Ngài nói riêng. Danh từ “sự dự phòng” mặc dù ít được dùng trong các bản Kinh Thánh, nhưng ý nghĩa của nó luôn có trong đó. TRỜI cung cấp các điều kiện, các nhu cầu để cho toàn thể vũ trụ và con người tồn tại. sự cung cấp này là tổng quát nhưng cũng mang tính chi tiết đến từng đối tượng.
Chúng ta bắt đầu với sự chăm sóc của TRỜI trên các tạo vật. “Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật.” (Thi. 103:19). Chúa Jesus phán dạy với các môn đồ, “Đức Chúa Trời khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.” (Ma-thi-ơ 5:45). Sứ đồ Phao-lô giảng cho cư dân tại A-thên, “Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài.” (Công. 17:25). Ông cũng giải thích cho các dân ngoại bang tại thành Lít-trơ, “Ngài cứ làm chứng luôn về mình, tức là giáng phước cho, làm mưa từ trời xuống, ban cho các ngươi mùa màng nhiều hoa quả, đồ ăn dư dật, và lòng đầy vui mừng.” (Công. 14:17).
Sự dự phòng của Đức Chúa Trời trên các quốc gia, “Vì nước thuộc về Đức Giê-hô-va,
Ngài cai trị trên muôn dân.” (Thi. 22:28). Nê-bu-cát-nết-sa là một trong những vua lớn của lịch sử thế giới nói về Đức Chúa Trời, “….ta ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?” (Đa-ni-ên 4:34-35).
Sự dự phòng của TRỜI là một điều huyền nhiệm cho con người. Trong Phúc âm Giăng ghi lại câu chuyện Chúa Jesus rửa chân cho các môn đồ. “ Vậy, Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ, thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết.” (Giăng 13:6-7). Chúng ta có thể không hiểu những gì TRỜI đang làm, vì Ngài đang kiểm soát mọi sự. Nhưng về sau chúng ta sẽ hiểu. Thi sĩ William Cowper đã viết, “TRỜI di chuyển một cách huyền nhiệm gây ngạc nhiên. Ngài bước đi trên biển, lướt trên các cơn bão.”2
Cầu nguyện để nhìn thấy rõ hơn về sự dự phòng của TRỜI. Đức Chúa Trời khích lệ dân sự Ngài cầu nguyện. “ Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết.” (Giê-rê-mi 33:3). Chúa Jesus khích lệ các môn đồ cầu nguyện, “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” (Ma-thi-ơ 7:7-11).
Tuy nhiên chúng ta học biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không trả lời cho những lời cầu nguyện có động cơ sai trật. “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình.” (Gia-cơ 4:3).
Các phép lạ là những hành động của TRỜI về sự dự phòng của Ngài. Chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Jesus thực hiện các phép lạ trong Tân Ước về: sự chữa lành, dẹp tan cơn bão hay đi bộ trên mặt nước, cung cấp thực phẩm cho năm ngàn người ăn, gọi người chết sống lại…. Trong Cựu ước cũng có rất nhiều các phép lạ như: tuyển dân vượt biển đỏ giống như đi trên đất khô, sự phán xét của Đức Chúa Trời bằng lửa trên Sô-đôm và Gô-mô-rơ, cái chết bất thình lình của 185 000 quân sĩ trong đạo quân của San-chê-ríp trong dinh A-si-ri (2 Các Vua 19:35)….Mục đích của các phép lạ là để dâng vinh hiển về cho Đức Chúa Trời. Đó là những bằng chứng về hiện diện và sự can thiệp của TRỜI. Các phép lạ góp phần hoàn thành ý chỉ Đức Chúa Trời và bảo vệ tuyển dân của Ngài.

Công Tác Cứu Chuộc Của Đức Chúa Trời.
Từ khi A-đam và Ê-va bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Hậu quả của điều này đã kéo theo cả dòng dõi loài người phạm tội và đánh mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3:23).
Bởi vì TRỜI là thánh, Ngài không thể giao thông với con người tội lỗi. Và thiên đàng là một nơi thánh, Ngài không cho phép sự có mặt của tội lỗi. Nếu TRỜI hạ thấp tiêu chuẩn của Ngài (cho phép tội lỗi có mặt trong thiên đàng), khi ấy thiên đàng sẽ trở thành một nơi hỗn loạn.
Con người có khả năng tự giải cứu mình khỏi tội lỗi hay không? Không bao giờ. Sứ đồ Phao-lô thừa nhận, “Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn.” (Rô-ma 7:18-19). Thậm chí nếu chúng ta ăn năn và không còn tái phạm nữa, chúng ta vẫn còn những chuỗi tội lỗi trong quá khứ và phải chịu trách nhiệm với nó. Chúng ta không thể cậy vào việc lành để được xưng công bình. “Dầu vậy đã biết rằng người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp; vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp.” (Ga-la-ti 2:16)
TRỜI nhìn thấy không có bất kỳ người nào trên trái đất có thể cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi. Vì vậy đây là giải pháp: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Nếu có giải pháp khác cho con người tội lỗi được cứu rỗi, thì Đức Chúa Trời đã không ban Con một của Ngài cho nhân loại. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (Rô-ma 5:8). Sự cứu chuộc hiện nay có sẵn cho những ai kêu cầu Danh Chúa (Rô-ma 10:13), ăn năn tội lỗi (2 Côr. 7:10) và tiếp nhận bởi đức tin (Ê-phê-sô 2:8).
Sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời ban cho loài người có những yếu tố sau:
Thứ nhất, sự cứu chuộc là con người được giải thoát ra khỏi xích xiềng của tội lỗi nhờ huyết của Đấng Christ. “Vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít.” (1 Phi-e-rơ 1:18-19).
Thứ hai, sự biện hộ cho tội lỗi trước công lý của TRỜI là một món quà của ân điển thiên thượng. “Họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Rô-ma 3:24). Sự biện hộ hàm ý công bố tội nhân được xưng công bình trong nhãn quan và theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Và điều này xảy ra xuyên qua sự đổ huyết của Chúa Jesus Christ vì tội lỗi toàn thể nhân loại.
Thứ ba, sự làm nguôi cơn giận của TRỜI có nghĩa là sự công bình của Ngài được minh chứng và tội lỗi của con người được bao phủ bởi lòng thương xót của Ngài.3 Kinh Thánh xác nhận, “Họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia.” (Rô-ma 3:24-25). Và sứ đồ Giăng công bố, “Chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:2).
Thứ tư, sự phục hòa làm cho con người nhận được phước nhiều hơn trong kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Trước đây chúng ta ở trong vị trí đối nghịch với TRỜI, còn bây giờ tình thế đã thay đổi. “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rô-ma 5:10). Khi chúng ta được phục hòa với Cha thiên thượng thì hàng rào tội lỗi đã bị cất bỏ. “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi.” (2 Côr. 5:18-19).
Thứ năm, sự thánh hóa dành cho những người được cứu chuộc. Thánh hóa có nghĩa được làm nên thánh, biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, được phân rẽ khỏi tội lỗi. Thánh hóa không có nghĩa là Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trở nên vô tội, nhưng có nghĩa chúng ta nhận được sự tha thứ xuyên qua của lễ hy sinh là Đấng Christ. “Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả.” (Hêb. 10:10). Tiến trình của sự nên thánh được Phao-lô giải thích: “TRỜI không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh.” (Tít 3:5) và, “Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi, phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu, Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh em.” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
Sự Phán Xét Của Đức Chúa Trời.
Là Đức Chúa Trời toàn năng, chủ tể của vũ trụ, Ngài có trách nhiệm thực thi hành động phán xét trên muôn vật. Tổ phụ Áp-ra-ham đã hỏi Đức Chúa Trời: “Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” (Sáng. 18:25). Dĩ nhiên câu trả lời là TRỜI phán xét công bình.
Các vua và những người có quyền lực trên thế giới cũng được khuyến cáo theo đuổi sự chánh trực và công bình cho những người mà họ đang cai trị. “Hỡi vua của Giu-đa, ngồi trên ngai Đa-vít, ngươi cùng tôi tớ ngươi và dân sự ngươi vào các cửa nầy, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va! Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy làm sự chánh trực và công bình; cứu kẻ bị cướp khỏi tay người ức hiếp; chớ làm sự thiệt hại cùng sự hiếp đáp cho người trú ngụ, cho kẻ mồ côi hoặc người góa bụa, và chớ làm đổ máu vô tội trong nơi nầy.” (Giê-rê-mi 22:2-3).
Trong một phương diện sự phán xét trên đất được TRỜI giao cho phó cho các bậc cầm quyền. “Vì quan quyền là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ích cho ngươi. Song nếu ngươi làm ác, thì hãy sợ, vì người cầm gươm chẳng phải là vô cớ; người là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ra sự công bình và phạt kẻ làm dữ.” (Rô-ma 13:4).
Trong Thi Thiên 73:3, A-sáp viết, “khi tôi thấy sự hưng thịnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo.” Nhưng khi ông đến trong nơi kín nhiệm với Đức Chúa Trời, ông hiểu rằng sự hưng thịnh của kẻ ác chỉ là tạm thời. “Chúa thật đặt chúng nó tại nơi trơn trợt, khiến cho chúng nó hư nát. Ủa kìa, chúng nó bị hủy diệt trong một lát! Chúng nó vì kinh khiếp mà phải tiêu hao hết trọi.” (Thi. 73:18-19)
Đức Chúa Trời kiên nhẫn và nhơn từ với mọi người, nhưng đến một thời điểm kẻ ác sẽ bị xử lý theo tội lỗi của chúng.
Và cuối cùng sự phán xét chung thẩm sẽ đến với tất cả nhân loại. “Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:10). Và “mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:12). Sứ đồ Giăng viết, “Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa.” (Khải. 20:11-15). Sách sự sống được mở ra, và những ai không có tên trong đó là những người không thờ phượng TRỜI, khước từ ơn cứu rỗi của Chúa Jesus Christ. Những người này bị ném xuống hồ lửa, không có hy vọng nào cho họ.
Công Việc Đời Đời Của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh công bố sẽ đến một ngày trái đất này đi tới chỗ kết thúc, “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.” (2 Phi-e-rơ 3:10). Dân sự của Đức Chúa Trời không cần phải sợ hãi bởi vì họ sẽ được cất lên ở với Ngài mãi mãi. “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17).
Khi ấy Đức Chúa Trời sẽ tạo nên trời mới và đất mới. Ngài công bố, “Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa.” (Ê-sai 65:17). Và Đức Chúa Trời cũng phán, “Vì như trời mới đất mới mà ta hầu dựng, sẽ cứ còn trước mặt ta thể nào, thì dòng giống và danh hiệu các ngươi cũng sẽ cứ còn thể ấy.” (Ê-sai 66:22). Trong Tân Ước, sứ đồ Phi-e-rơ nhắc lại, “Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.” (2 Phi-e-rơ 3:13).
Ngày cuối cùng của thời đại này sẽ không chấm dứt công việc của TRỜI. Ngài sẽ tiếp tục cai trị trong cõi sáng tạo mới.
KẾT LUẬN
Đức Chúa Trời có một chương trình đời đời hoàn hảo cho con người. Ngài bắt đầu với công cuộc sáng tạo, tiếp tục với công tác bảo tồn, những kế hoạch dự phòng, cung ứng sự cứu chuộc cho con người sa ngã, phán xét toàn thể thế giới trong một thời điểm tương lai, và tiếp tục các công việc của Ngài trong thời đại hầu đến.

Chương 6
Ý Nghĩa Của Ba Ngôi Hiệp Một
“Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rin-tô 13:13)
Mặc dù từ Ba Ngôi Hiệp Một (Trinity) không có trong Kinh Thánh, nhưng ý nghĩa hiển nhiên của từ này được tìm thấy qua nhiều câu Kinh Thánh. Từ Ba Ngôi Hiệp Một được ông Tertullian là một luật sư nổi tiếng ở Rô-ma và về sau trở nên một nhà nghiên cứu Kinh Thánh sử dụng vào khoảng năm 200 sau Công Nguyên. Để diễn tả Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh ông này dùng một từ Latin là Trinitas – có nghĩa là Ba (3). Chuyển qua Tiếng Anh là Trinity (Tiếng Việt dịch là Ba Ngôi Một Thể). Từ này diễn tả sự huyền nhiệm là Đức Chúa Trời có ba ngôi nhưng hiệp thành một.
Từ điển Merriam-Webster’s New Collegiate định nghĩa từ này: Sự hiệp một của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là ba thân vị trong một thể thống nhất. Xuyên qua Kinh Thánh chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa của từ này. Đó là ba thân vị bình đẳng, có cùng một bản tánh hiệp một trong một Đức Chúa Trời duy nhất.
Để tránh sự hiểu lầm về Ba Ngôi Một Thể, chúng ta cần lưu ý các điểm sau đây:
1) Giáo lý về Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một không phải là có ba Đức Chúa Trời. Chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất.
2) Đây không phải là ba vai trò khác nhau trong cùng một thân vị. TRỜI thì không giống như con người. Một người đàn ông vừa là cha của các đứa con, vừa là chồng của vợ mình đồng thời là ông chủ của các công nhân – không dùng minh họa này cho Đức Chúa Trời. Có ba thân vị (ngôi) khác biệt nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất.
3) Không có điều nào chứng minh rằng Đức Chúa Con thấp kém hơn Đức Chúa Cha, và Đức Thánh Linh thấp kém hơn Cha và Con. Cả ba ngôi đều bình đẳng, ngang bằng nhau.
4) Không có cơ sở để nói rằng Đức Con hoặc Đức Thánh Linh không phải là một thân vị, nhưng chỉ là một quyền lực phi nhân cách. Đức Con và Đức Thánh Linh là hai ngôi riêng biệt ở trong Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một.
5) Chúa Jesus không trở thành Con của Đức Chúa Trời, khi Ngài chịu phép báp-tem từ Giăng Báp-tít. Ngài luôn là Đức Con trước khi sáng thế.

Giáo lý về Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một vượt quá tầm nhận thức và hiểu biết của con người. Điều này đến với chúng ta xuyên qua sự khải thị thiên thượng bày tỏ ra bản tánh ba ngôi một thể của Một Đức Chúa Trời duy nhất. Sự mầu nhiệm này không phải do các triết gia Hy Lạp thiết lập, hay được tưởng tượng bởi những người trí thức, hoặc có nguồn gốc từ các thần thoại ngoại giáo. Không có con người nào có thể đề xuất một ý tưởng lô-gíc không thể hiểu được. Lẽ thật này đến từ sự bày tỏ trong Kinh Thánh, và các tín hữu chấp nhận lẽ thật này bởi đức tin. Vì vậy chúng ta hãy để cho Kinh Thánh trình bày lẽ thật này.
Tính đồng nhất của Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một
Khái niệm Ba Ngôi Hiệp Một không làm phai mờ đi lẽ thật trong Kinh thánh rằng chỉ có một Đức Chúa Trời. Từ shema (có nghĩa hãy nghe) của tuyển dân Israel, xuất hiện trong lời công bố: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.
Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” (Phục truyền 6:4-5)
Câu đẩu tiên trong Kinh Thánh, “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và đất” (Sáng. 1:1). Và rồi ba mươi ba câu tiếp theo (1:2 đến 2:3) lập lại rằng chỉ có một Đức Chúa Trời sáng tạo nên mọi điều. “Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.” (Sáng. 2:4). Trong câu này danh của Đức Chúa Trời là Giê-hô-va.
Hãy nhận thức sự tương phản rõ ràng của các lẽ thật trong đoạn Kinh văn trước với những huyền thoại kỳ ảo của nhiều vị thần do con người, các tôn giáo ngoại giáo đã tạo ra. Hình ảnh về thần mặt trời, thần mặt trăng, thần trái đất, thần sông…. trong sự hình thành thế giới rất khác biệt với Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Chỉ có một Đức Chúa Trời sáng tạo ra muôn vật. Không có một thần nào khác.
Câu đầu tiên của mười điều răn tuyên bố, “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Xuất. 20:2-3). Và câu thứ hai, “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà…” (Xuất. 20:4-5).
Trong sách tiên tri Ê-sai từ đoạn 43 đến 46, công bố nhiều lần là chỉ có một Đức Chúa Trời:
1) “Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa.” (43:10)
2) “Thật, từ khi có ngày ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?” (43:13)
3) “Đức Giê-hô-va, là Vua và Đấng Cứu chuộc của Y-sơ-ra-ên, là Đức Giê-hô-va vạn quân, phán như vầy: Ta là đầu tiên và cuối cùng; ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác.” (44:6)
4) “Ngoài ta có Đức Chúa Trời nào khác không? Thật, chẳng có Vầng Đá nào khác; ta không biết đến!” (44:8)
5) “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa.” (45:5)
6) “….không có Đức Chúa Trời nào khác ngoài ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác.” (45:6)
7) “Thật Đức Chúa Trời ở giữa ngươi; ngoài Ngài chẳng có ai khác, không có Đức Chúa Trời nào nữa.” (45:14)
8) “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác!” (45:18)
9) “Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! chẳng có Đức Chúa Trời nào khác là công bình và là Cứu Chúa ngoài ta.” (45:21)
10) “Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác.” (45:22)
11) “Vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta.” (46:9)
Khi được hỏi điều răn nào lớn nhất, Chúa Jesus trả lời: “Nầy là điều đầu nhứt: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó.” (Mác 12:29-31)
Liên quan đến câu hỏi: Cơ đốc nhân có được ăn thịt mà đã dâng cho các thần tượng hay không, sứ đồ Phao-lô chỉ dẫn cho Hội thánh Cô-rin-tô, “Vậy, về sự ăn của cúng tế các thần tượng, chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật là hư không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác.” (1 Cô-rin-tô 8:4). Vị sứ đồ giải thích thêm, “về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy.” (1 Côr. 8:6). Chúng ta biết những lời của Phao-lô được thần cảm bởi Đức Thánh Linh. Ông cũng viết cho Hội thánh Ê-phê-sô, “chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người.” (Ê-phê-sô 4:6). Và Phao-lô dạy Ti-mô-thê, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời…” (1 Tim. 2:5)
Tất cả những phần Kinh Thánh trên nhấn mạnh giáo lý về Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một khá rõ ràng trong Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một trong Cựu Ước.
Giáo lý này được tìm thấy trong Cựu Ước mặc dù nó chưa đầy đủ.
Thứ nhất cách dùng danh từ Đức Chúa Trời ở hình thức số nhiều được tìm thấy trong Cựu Ước. Từ Eloah là một danh từ số ít được dịch là Đức Chúa Trời. Nhưng Elohim là danh từ số nhiều cũng được dịch là Đức Chúa Trời vẫn thường được sử dụng. Một số học giả Kinh Thánh cho rằng từ Elohim được dùng ở số nhiều để diễn tả sự uy nghiêm vĩ đại của TRỜI, điều đáng chú ý là hình thức số nhiều ở đây giúp chúng ta thấy thêm sự mặc khải của giáo lý Ba Ngôi trong Tân Ước.
Một bằng chứng khác về giáo lý Ba Ngôi là sự xuất hiện của các thiên sứ của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Đây là sự hiện ra trong một hình dạng cụ thể của Đức Chúa Trời.2 Căn cứ vào ngữ cảnh chúng ta biết rằng các thiên sứ này chính là Đức Chúa Trời. “Thiên-sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Áp-ra-ham, Áp-ra-ham!” (Sáng. 22:11). Chúng ta đọc thêm trải nghiệm của Gia-cốp trong Sáng thế ký 31:11-13, “Thiên sứ Đức Chúa Trời phán cùng ta trong mộng rằng: Hỡi Gia-cốp! Ta bèn thưa: Có tôi đây. Thiên sứ rằng: Hãy nhướng mắt lên mà nhìn: Hết thảy chiên đực đương giao hiệp cùng chiên cái đều có sọc, có rằn và có đốm; vì ta đã thấy cách La-ban ăn ở cùng ngươi rồi. Ta đây là Đức Chúa Trời của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã khấn vái ta. Bây giờ, hãy đứng dậy, ra khỏi xứ nầy và trở về xứ của bà con ngươi.”
Có lẽ sự minh họa rõ ràng hơn là câu chuyện của Môi-se trước bụi gai cháy. “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng người trong ngọn lửa, giữa bụi gai kia. Người nhìn thấy cả bụi gai đương cháy, nhưng không hề tàn. Môi-se bèn nói rằng: Ta hãy tẽ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào. Đức Giê-hô-va thấy người tẽ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây!” (Xuất. 3:2-4).
Trong câu chuyện của Ghi-đê-ôn, thiên sứ của Đức Giê-hô-va cũng nhận được thờ phượng vốn chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời. “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người mà rằng: Hỡi người dõng sĩ! Đức Giê-hô-va ở cùng ngươi. Ghê-đê-ôn thưa rằng: Ôi! Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều nầy xảy đến cho chúng tôi? Các phép lạ kia ở đâu mà tổ phụ chúng tôi đã thuật lại rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng có đem chúng ta ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao? Vì bây giờ Đức Giê-hô-va từ bỏ chúng tôi, và phó chúng tôi vào tay dân Ma-đi-an. Đức Giê-hô-va xây lại cùng người mà phán rằng: Hãy dùng sức của ngươi vẫn có mà đi giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an. Ta há chẳng sai ngươi đi sao?” Chú ý cụm từ “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện đến” (Câu 12) và “Đức Giê-hô-va xây lại cùng người” (Câu 14). Như vậy vị thiên sứ ở đây chính là Đức Giê-hô-va. Chúng ta đọc thêm Các quan xét 6:22-24, “Ghê-đê-ôn thấy rằng ấy là thiên sứ của Đức Giê-hô-va, bèn la rằng: Ôi, Chúa Giê-hô-va! Khốn nạn cho tôi, vì tôi thấy đối diện thiên sứ của Đức Giê-hô-va! Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng người rằng: Khá yên lòng, chớ sợ chi, ngươi sẽ không chết đâu. Ghê-đê-ôn bèn lập tại đó một cái bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, và đặt tên là Giê-hô-va Sa-lam.Tại Óp-ra, thành của người A-bi-ê-xê-rít, cái bàn thờ ấy vẫn còn lại đến ngày nay.” Trong phần Kinh Thánh này, Ghê-đê-ôn đã lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va ở đây cũng chính là thiên sứ của Đức Giê-hô-va.
Một bằng chứng nữa về giáo lý Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một trong Cựu ước là Thánh Linh (Thần) Đức Chúa Trời được giới thiệu ở đây. “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” (Sáng. 1:2). Chúng ta cũng đọc thêm Ê-sai 48:16, “…bây giờ, Chúa Giê-hô-va, và Thần của Ngài, sai ta đến.” Và trong Ê-sai 63: 10-11, “Song họ đã bội nghịch, đã làm cho Thần thánh Ngài buồn rầu, Ngài bèn trở làm cừu thù với họ, và chính mình Ngài chinh chiến cùng họ. Bấy giờ dân nhớ lại ngày xưa, về Môi-se và dân sự người, mà nói rằng: Nào Đấng đã làm cho dân và người chăn bầy vật mình ra khỏi biển ở đâu? Nào Đấng đã đặt Thần thánh mình giữa dân sự ở đâu?”
Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một được bày tỏ trong Tân Ước
Chúng ta sẽ đi qua các điểm chính về chủ đề này trong Tân Ước.
1. Cha, Con và Thánh Linh là một Đức Chúa Trời trong ba thân vị.
Những trích dẫn sau đây trong Tân Ước ủng hộ cho điều này.
– Khi Chúa Jesus chịu phép báp-tem, có ba thân vị đồng xuất hiện: tiếng phán của Cha từ trời, Đức Thánh Linh đáp xuống trong hình chim bồ câu (Ma-thi-ơ 3:13-17), và hiển nhiên Đức Chúa Jesus có mặt ở đó. Như vậy ba thân vị cùng xuất hiện trong một thời điểm.
– Đại mạng lệnh truyền giáo trong Ma-thi-ơ 28:19, “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ,” nêu đích danh ba thân vị: Cha, Con và Thánh Linh.
– Trong 1 Phi-e-rơ 1:2, “…theo sự biết trước của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Jêsus Christ.”
– Trong 2 Cô-rin-tô 13:13, “Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!”
– Sứ đồ Phao-lô cầu nguyện cho Hội thánh Ê-phê-sô 3:14-17, “Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên, tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em.”
– Tất cả ba thân vị cùng làm việc hiệp nhất với nhau để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, “Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời.” (Lu-ca 1:35)
– Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một cùng đem sự cứu rỗi đến cho loài người sa ngã. Đức Cha sai phái Đức Con. Đức Con trả giá đền tội cho loài người thực hiện ơn cứu rỗi. Đức Thánh Linh tái sinh, đổi mới đời sống của tín nhân. “Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời.” (Tít 3:4-7). Và Phao-lô cũng viết cho Hội thánh Ê-phê-sô: “Vì ấy là nhờ Ngài (Chúa Jesus) mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 2:18)
Khi chúng ta nói rằng có một Đức Chúa Trời trong ba thân vị. Điều này có nghĩa gì? Có nghĩa là cả ba thân vị có chung một bản tánh. Không có thân vị nào lớn hơn hoặc thấp kém hơn hai thân vị còn lại. Từ thân vị hay ngôi (person) được sử dụng trong ba thân vị (ba ngôi) của Đức Chúa Trời có nghĩa là mỗi ngôi có sự thông minh, cảm xúc, ý chí để liên hệ kết nối với các ngôi khác.
Đức Chúa Trời của Kinh thánh chắc chắn có tất cả những phẩm chất ưu tú của nhân cách nhưng với sự hoàn hảo tuyệt đối. Được tạo dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, con người chúng ta được nhận lấy từ Ngài những phẩm hạnh tốt đẹp để phản chiếu ra ảnh tượng của Đấng chúng ta thờ phượng.
2. Kinh Thánh gọi tên tất cả ba Ngôi là Đức Chúa Trời.
Chúng ta đọc trong Phi-líp 1:2, “nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta….” Câu này đề cập đến Đức Cha. Còn trong Tít 2:13 đề cập đến Chúa Jesus, “đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ.” Đức Thánh Linh cũng được gọi là Đức Chúa Trời trong Công vụ 5:3-4, “Phi-e-rơ bèn nói với người rằng: Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó? Nếu ngươi chưa bán ruộng đó, há chẳng phải là của ngươi sao? Khi bán rồi, giữ giá đó há chẳng được sao? Điều đó nhập vào lòng ngươi thế nào, ấy chẳng phải ngươi nói dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa Trời.”
Chúa Jesus dạy chúng ta cầu nguyện, “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh.” (Ma-thi-ơ 6:9)
Đấng Christ cũng dạy các môn đồ, “Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời, là thứ Con người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Con, mà Cha, tức là chính Đức Chúa Trời, đã ghi ấn tín của mình.” (Giăng 6:27). Sứ đồ Phao-lô viết trong các câu đầu tiên của mười ba thư tín trong Tân Ước. Ông gọi Cha thiên thượng là Đức Chúa Trời (Xem Rô-ma 1:7; 1 Côr. 1:3; 2 Cô. 1:2; Ga-la-ti 1:3; Ê-phê-sô 1:2; Phi-líp 1:2; Cô-lô-se 1:2; 1 Tê-sa. 1:2; 2 Tê-sa. 1:2; 1 Ti-mô-thê 1:2; 2 Ti-mô-thê 1:2; Tít 1:4; Phi-lê-môn 3)
a. Kinh Thánh cũng công bố Đức Chúa Con – Jesus Christ là Đức Chúa Trời. Phúc âm Giăng bắt đầu với câu, “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.” (1:1) Ngôi Lời (hay Lời) ở đây là một tên gọi khác của Chúa Jesus Christ. Ngài đến để truyền thông với con người và giới thiệu về Cha: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết.” (Giăng 1:18). Chúng ta chú ý cụm từ “Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”. Cụm từ này không nói rằng “Ngôi Lời là một Đức Chúa Trời”. Vì nếu thêm từ “một” vào thì ý nghĩa của câu có thể bị giải thích khác đi. Điều này có nghĩa Chúa Jesus có cùng bản tánh với Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời ở đây bao hàm Đức Cha và Đức Thánh Linh.
Thực ra Chúa Jesus công bố: “Ta với Cha là một.” (Giăng 10:30). Khi Phi-líp đưa ra lời thỉnh cầu, “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?” (Giăng 14:8-9)
Kinh thánh ghi lại lời chứng của Giăng Báp-tít khi nói về Chúa Jesus: “Qua ngày sau, Giăng Báp-tít thấy Đức Chúa Jesus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29)
Chúng ta đọc thêm những lời Chúa Jesus nói về Giăng Báp-tít: “Các ngươi có sai sứ đến cùng Giăng, thì người đã làm chứng cho lẽ thật. Còn ta, lời chứng mà ta nhận lấy chẳng phải bởi người ta; nhưng ta nói vậy, đặng các ngươi được cứu. Giăng là đuốc đã thắp và sáng, các ngươi bằng lòng vui tạm nơi ánh sáng của người.” (Giăng 5: 33-35)
b. Những việc làm của Chúa Jesus khi còn ở trên đất minh chứng mạnh mẽ rằng Ngài có thần tánh của Đức Chúa Trời. “Nhưng ta có một chứng lớn hơn chứng của Giăng; vì các việc Cha đã giao cho ta làm trọn, tức là các việc ta làm đó, làm chứng cho ta rằng Cha đã sai ta.” (Giăng 5:36). Những phép lạ Chúa Jesus làm như người bại được đi, người mù sáng mắt, kẻ chết sống lại… đã làm chứng về chính Ngài. Trước khi Chúa Jesus đến trần gian, thì Ngài là Đấng sáng tạo: “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” (Cô-lô-se 1:16-17). Chúa Jesus cũng tha thứ tội lỗi (Lu-ca 5:20). Điều này làm cho các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đặt câu hỏi: “Người nầy là ai mà nói phạm thượng vậy? Ngoài Đức Chúa Trời, há có ai tha tội được sao?” (Lu-ca 2:21)
c. Lời chứng mạnh mẽ hơn là của chính Đức Chúa Trời nói về Chúa Jesus. “Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma-thi-ơ 3:17). Và trong Giăng 5:37 Chúa Jesus công bố: “Chính Cha, là Đấng đã sai ta, cũng làm chứng về ta.”
d. Kinh Thánh cũng công bố rằng Chúa Jesus là Đấng Christ. “Kinh thánh làm chứng về ta vậy.” (Giăng 5:39)
e. Hãy lưu ý là Chúa Jesus chấp nhận lời tuyên xưng của Phi-e-rơ: “Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống. Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.” (Ma-thi-ơ 16:16-17). Và đến lượt Thô-ma khi đã tận mắt nhìn thấy Chúa phục sinh. Mọi nghi ngờ trước đây của ông tan biến. “Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:28). Chúa Jesus phán, “Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20:29).
Chúng ta nhớ rằng toàn bộ Phúc Âm Giăng được viết ra với mục đích chứng minh Chúa Jesus là Đấng Christ. “Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.” (20:31)
f. Một bằng chứng khác nữa là Chúa Jesus có các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Ngài không thay đổi (Hêb. 13:8). Trong Ngài có sự sống (Giăng 1:4). Ngài là lẽ thật (Giăng 14:6), là tình yêu (1 Giăng 3:16), là thánh (Lu-ca 1:35), là đời đời (Giăng 17:5), là Đấng toàn tại – có mặt khắp nơi (Ma-thi-ơ 28:20), là Đấng thấu hiểu mọi sự (Giăng 16:30), là Đấng có quyền vô hạn (Khải. 1:8)
Kinh Thánh cũng diễn tả Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời.
Đức Thánh Linh có các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Ngài được gọi là Thánh Linh sự sống (Rô-ma 8:2), Thần lẽ thật (Giăng 16:;13) và Đức Thánh Linh đời đời (Hêb. 9:14). Ngài hiện diện khắp mọi nơi (Thi. 139:7) và phân phát các ân tứ thuộc linh (1 Côr. 12:11). Dĩ nhiên Đức Thánh Linh là thánh – một trong các thuộc tính của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 4:30).
Đức Thánh Linh cáo trách thế gian về tội lỗi (Giăng 16:8), đổi mới tội nhân (Tít 3:5), khiến thân thể hay chết của tín nhân được sống (Rô-ma 8:11) và truyền cảm hứng để con người nói tiên tri (2 Phi-e-rơ 1:21).
Trong nghi thức Báp-tem, Đức Thánh Linh được nhân danh chung với Cha và Con để làm báp-tem cho tín hữu mới (Ma-thi-ơ 28:19).
Sự bình đẳng của Ba Ngôi Một Thể.
Mỗi Ngôi trong ba Ngôi bình đẳng với nhau. Chúa Jesus đã phán, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.” (Giăng 14:9). Chúa cũng nói thêm hai điều nữa về Ba Ngôi một thể. “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi.” (Giăng 14:16-17). Chúa tiếp tục trong câu 18, “Ta không để cho các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi.” Trong ngữ cảnh này Chúa Jesus bày tỏ rằng Ngài sẽ đến trong thân vị của Thần Lẽ thật. Đức Thánh Linh cũng được gọi là Thánh Linh Đấng Christ (1 Phi-e-rơ 1:11) và Thánh Linh của Đức Chúa Jesus Christ (Phi-líp 1:19; xem Ga-la-ti 4:6).
Chúa Jesus cũng phán, “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người.” (Giăng 14:23). Đối chiếu câu này với lời dạy của Phao-lô, “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự (ở) trong anh em.” (1 Côr. 6:19). Như vậy cả Ba Ngôi Một Thể đều ở trong tín nhân hay Cha và Con ở bên trong tín nhân qua thân vị của Đức Thánh Linh. Phao-lô dạy cho Hội thánh Ê-phê-sô, “phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 5:18)
Tất cả những trưng dẫn trên có nghĩa gì? Nếu Con thấp hơn Cha, khi ấy Chúa Jesus không thể nói: Ai đã thấy ta tức là đã thấy Cha. Nếu Đức Thánh Linh thấp hơn Cha hay thấp hơn Con, khi ấy Đấng Christ không thể dạy rằng Cha và Con đều đến ngự bên trong tín nhân qua thân vị của Đức Thánh Linh. Cha, Con và Thánh Linh có những công tác, chức năng khác nhau, nhưng điều này không ngụ ý rằng một trong ba Ngôi có thể thấp kém hơn hai Ngôi khác.
Tính vĩnh viễn của Ba Ngôi một Thể
Cha, Con và Thánh Linh là đời đời trong bản tính. Đời đời có nghĩa cả ba Ngôi không phải là những tạo vật. Mỗi Ngôi luôn luôn và vĩnh viễn tồn tại trước khi có thời gian và vũ trụ. Cha, Con và Thánh Linh đứng bên ngoài không gian và thời gian.
Dĩ nhiên, Cha là đời đời. “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (Sáng. 1:1) Trước giả Thi thiên cũng viết, “Trước khi núi non chưa sanh ra. Đất và thế gian chưa dựng nên, từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.” (Thi. 90:2)
Đức Con cũng đời đời trong bản tính. “Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” (Cô-lô-se 1:17). Chúa Jesus cầu nguyện, “Cha ôi! Bây giờ xin lấy sự vinh hiển Con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian mà làm vinh hiển Con nơi chính mình Cha.” (Giăng 17:5).
Đức Thánh Linh là đời đời, bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời. “Đức Thánh Linh đời đời…” (Hêb. 9:14)
KẾT LUẬN
Giáo lý về Đức Chúa Trời ba Ngôi hiệp một được tóm lược trong các phát biểu sau:
– Chỉ có một Đức Chúa Trời
– Có ba Ngôi (thân vị) trong một Đức Chúa Trời gồm: Cha, Con và Thánh Linh.
– Ba Ngôi đều bình đẳng với nhau, đều đời đời vĩnh viễn.
– Giáo lý về Ba Ngôi một thể thách thức định nghĩa và sự hiểu biết của con người, vì khái niệm về Đức Chúa Trời vô hạn không thể nào được hiểu trọn vẹn bởi tâm trí hữu hạn của con người. Sẽ không có bất kỳ minh họa hay phép so sánh nào để giải thích một cách chính xác về Ba Ngôi trong một Đức Chúa Trời.
– Lẽ thật về Đức Chúa Trời ba Ngôi hiệp một được bày tỏ trong Kinh Thánh. Điều này không xuất phát từ tâm trí của con người.
– Chúng ta tiếp nhận lẽ thật Ba Ngôi một thể bởi đức tin, vì điều này không được dạy cách rõ ràng trong Kinh Thánh.

Chương 7
Đức Cha Đang Làm Gì?
“Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi.” (Giăng 14:8)
Trong Cựu Ước và Tân Ước dân sự gọi Đức Chúa Trời là Cha. Trong Ê-sai 63:16, “Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Áp-ra-ham chẳng biết chúng tôi, Y-sơ-ra-ên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời.”
Còn trong Ê-phê-sô 3:14-15, “Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên.” Tiếng Hy-lạp trong câu này dịch chữ “nhà” là patria. Từ phái sinh của nó là pater được dịch là Cha.
Phao-lô viết, “Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!” (Ga-la-ti 4:6). A-ba là tiếng A-ram cổ, nó là ngôn ngữ thông thường được tuyển dân sử dụng trong thời Tân ước. A-ba là một từ quen thuộc để gọi Cha. Nó gần giống với từ Dad trong Tiếng Anh hôm nay. A-ba là từ mà các con trẻ sử dụng khi gọi cha của nó.
Trong chương này chúng ta sẽ xem từ Cha là chỉ về Đức Chúa Trời. Ngài đang làm gì trong kế hoạch thần thượng của sự cứu chuộc?
Đức Cha yêu thế gian.
Giăng 3:16 là câu Kinh Thánh nhiều người biết. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Trong câu này Đức Chúa Trời là Cha, thế gian là “thế giới và mọi vật trong đó” (Công vụ 17:24; Rô-ma 1:20) đặc biệt là trái đất (Ma-thi-ơ 4:8; Giăng 1:9) và con người sống ở đó (Giăng 4:42). Thế gian cũng còn có nghĩa là hệ thống tội ác chống lại Đức Chúa Trời. “Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ.” (1 Giăng 5:19). Tuy nhiên trong Giăng 3:16, thế gian có nghĩa là những người sống trên đất.
Khi TRỜI tạo ra thế giới vật lý, Ngài thấy mọi điều đó là tốt lành (Sáng. 1:31). Cõi sáng tạo ban đầu vốn không có tội ác, nhưng hệ thống thế giới hiện tại sau A-đam không tuân phục uy quyền của Đức Chúa Trời, không vâng giữ các mạng lệnh Ngài.
“Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”. Trong ngôn ngữ Hy-lạp có một số từ mang nghĩa yêu thương: tình yêu thương dành cho gia đình, tình yêu dành cho bạn hữu, tình yêu vật chất. Còn khi nói đến tình yêu của Đức Chúa Trời, từ Hy-lạp được dùng là agape. Đây là tình yêu mặc dầu, không vị kỷ. Mặc dầu con người ghét Đức Chúa Trời, Ngài vẫn yêu thương. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rô-ma 5:8-10)
Đức Cha chuẩn bị đầy đủ cho cõi sáng tạo.
Cha thiên thượng dự phòng, cung ứng đầy đủ các nhu cầu cho cõi sáng tạo, từ những điều nhỏ nhất đến những cái lớn nhất. Ngài chăm sóc từng ngọn cỏ ngoài đồng và mặc đẹp cho những bông hoa. Thậm chí áo của vua Sa-lô-môn cũng không đẹp bằng những bông hoa tự nhiên. Một con chim sẻ trên bầu trời cũng đang được TRỜI kiểm soát.
Chúa Jesus giảng về những lẽ thật này, “…Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài….. Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao?…. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi!…” (Ma-thi-ơ 6: 8, 25, 26, 30)
Trong sách Công vụ kể lại câu chuyện Phao-lô cầu nguyện chữa lành cho một người què từ lúc sinh ra tại thành Lít-trơ. Cư dân của thành phố này nhìn thấy phép lạ Phao-lô đã làm bèn chuẩn bị của lễ dâng cho ông và Ba-na-ba, vì họ nghĩ rằng hai sứ đồ này là thần linh lấy hình con người hiện xuống. Phao-lô ngăn cản họ và giải thích: “Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi; chúng ta giảng Tin lành cho các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó.” (Công. 14:15)
Khi Phao-lô đã nhận được những tặng phẩm từ Hội thánh Phi-líp, ông cảm ơn họ và viết, “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Phi-líp 4:19). Lời này vẫn còn ý nghĩa cho chúng ta hôm nay.
Đức Cha sai phái Đức Con
Kinh Thánh chép, “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống.” (1 Giăng 4:9). Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian để bày tỏ cho thế gian biết về Ngài trong thân xác con người, “rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” (Hêb. 1:2-3)
Xa hơn nữa, chúng ta đọc, “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp.” (Ga-la-ti 4:4). “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh.” (Rô-ma 8:3-4). Đức Cha đã sai Con Ngài đến làm Cứu Chúa của thế gian (1 Giăng 4:14; Giăng 3:17)
Đức Chúa Jesus đã giới thiệu tỏ tường là Cha đã sai Ngài đến (Giăng 17:23). Cha đã sai Con được xác nhận trong sứ mệnh của Con (Giăng 8:18). Chúa Jesus xác nhận, “Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào.” (Giăng 12:49; Đọc thêm Giăng 8:28)
Cha làm vinh hiển Con.
Trong lời cầu nguyện được ghi ở Giăng 17, Chúa Jesus thưa với Cha: “Cha ôi, Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con, để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con, là vinh hiển Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu Con trước khi sáng thế.” (câu 24). Còn trước đó trong Giăng 13, sau khi Giu-đã đi ra khỏi phòng chuẩn bị phản bội Thầy mình, Chúa Jesus đã phán với các môn đồ, “Khi Giu-đa đã ra rồi, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hiện bây giờ Con Người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời được vinh hiển nơi Con Người. Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cho Con Người vinh hiển nơi chính mình Ngài, và Ngài sẽ kíp làm cho vinh hiển.” (câu 31-32). Sau đó Chúa Jesus đã bị bắt, bị đóng đinh trên cây thập tự.
Tại sao trong câu Kinh Thánh trên Chúa Jesus nói rằng Đức Chúa Trời sẽ kíp (ngay lập tức) làm cho Con được vinh hiển? Tại sao Cha được vinh hiển nơi Con? Những câu trả lời sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Con được vinh hiển qua sự chết của Ngài bởi vì:
– Ngài cứu chuộc dòng giống loài người sa ngã (1 Phi-e-rơ 1:18-19; Khải. 1:5-6; 5:9)
– Ngài hủy diệt quyền lực của kẻ ác (Hêb. 2:14)
– Ngài mở ra một cánh cổng chắc chắn để vào thiên đàng (Hêb. 9:12; 10:19-22)
Cha được vinh hiển qua sự chết của Con bởi vì:
– Qua sự chết, Chúa Jesus đánh bại tất cả quyền lực của kẻ ác (2 Côr. 3:14)
– Công lý của Cha được thực thi khi Cha không tiếc chính Con Một của Ngài hy sinh vì tội lỗi chúng ta (Rô-ma 8:32; 1 Phi-e-rơ 3:18)
– Tình yêu của Cha được tôn vinh khi Ngài ban Con Một của Ngài chịu chết vì tội lỗi nhân loại (Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9-10; Ga-la-ti 6:14)
Đức Cha phán xét tội lỗi tại thập tự giá
Khi Đấng vô tội mang lấy tất cả tội lỗi nhân loại trên thập tự giá, Ngài cam chịu sự phán xét của Cha. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (2 Côr. 5:21)
Phao-lô cũng nói điều tương tự trong Ga-la-ti 3:13, “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ.”
Từ rủa sả trong câu trên là katara, có nghĩa Cha công bố sự nguyền rủa trong sự phán xét công nghĩa của Ngài.1
Đức Chúa Trời phán xét cách công bình theo luật pháp của Ngài trên tội lỗi. Bởi lòng nhơn từ Ngài cung ứng một của lễ hoàn hảo cho tội lỗi chúng ta. Đó là Đấng Christ vô tội phải bị chết trên thập tự giá. Khi Chúa Jesus chết trên thập giá, Ngài bị tách biệt khỏi Cha và nhận án phạt vì tội lỗi của toàn thể nhân loại (Mác 15:33-34). Đức Con đã cứu loài người sa ngã thoát khỏi sự rủa sả của luật pháp (Ga-la-ti 3:13; 4:5).
Cũng vậy, chúng ta sẽ để cho tội lỗi bị phán xét tại thập tự giá hay là chúng ta sẽ phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời (Khải. 20:11-15). “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:12)
Đức Cha kéo con người đến với Đấng Christ
Chúa Jesus phán với các người lãnh đạo Do thái giáo, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:44). Làm thế nào Cha có thể kéo người ta đến với Đấng Christ? Chúng ta đọc câu tiếp sau đây: “Các sách tiên tri có chép rằng: Ai nấy đều sẽ được Đức Chúa Trời dạy dỗ. Hễ ai đã nghe Cha và học theo Ngài thì đến cùng ta.” (Giăng 6:45). Đức Cha kéo con người đến với Đấng Christ thông qua Lời Của Ngài.
Cha cũng kéo con người đến với Christ xuyên qua những trải nghiệm của đời sống. Cha có thể dùng những tai nạn, bệnh tật, sự chết của những người thân yêu, các phước hạnh, những thử thách, đau khổ, khủng hoảng gia đình và những trải nghiệm khác để tỉnh thức, bẻ gãy những bướng bỉnh kiêu ngạo của chúng ta.
Chúa Jesus phán, “khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta.” (Giăng 12:32). Chúa ngụ ý gì khi Ngài dùng cụm từ “được treo lên khỏi đất”? Câu tiếp theo trả lời: “Ngài phán vậy để chỉ mình phải chết cách nào.” (câu 33). Đấng Christ đã bị treo trên cây thập tự. Từ đây biểu tượng về thập tự trở nên một lực hút quyền năng kéo mọi người đến với Christ.
Cha Sản Sinh Con Cái của Ngài
Khi Ni-cô-đem đến gặp Chúa Jesus trong đêm, Chúa phán: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:3). Ni-cô-đem hỏi lại, “Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao?” (Giăng 3:4). Chúa Jesus trả lời, “…ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần.” (Giăng 3:5-6).
Chúa Jesus đang nói chuyện với một người lãnh đạo dân Do Thái. Ni-cô-đem tin rằng ông ta tự động là con cái Đức Chúa Trời vì ông được sinh ra là người Do Thái. Chúa Jesus giải thích cho ông biết rằng không có ai được tái sinh bởi xác thịt. Chúng ta cũng không được tái sinh và trở thành con cái của TRỜI vì mình là tín hữu của Báp-tít, Giám Lý, Ngũ Tuần, Công giáo, Calvary Chapel, Trưởng lão….. hay một hệ phái Cơ đốc nào đó. Chúng ta cũng không trở thành con của Chúa vì ông nội hay cha mẹ của mình là Giám mục trưởng hay một người lãnh đạo Cơ đốc nào đó. Không một người nào có thể làm cho chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Chỉ duy TRỜI là Đấng có khả năng tha thứ tội lỗi và tái sinh làm cho chúng ta trở thành con của Ngài.
Làm cách nào mà chúng ta được tái sinh? Tin và tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình (Giăng 1:12). Một ai đó có thể nói: Tôi luôn tin vào TRỜI. Gia-cơ nói như thế này: “Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ.” (Gia-cơ 2:19). Bạn cần tiếp nhận, chứ không chỉ tin. Bạn có thể tin vào các viên thuốc điều trị bệnh của bác sĩ kê đơn, nhưng bạn phải uống nó mới có tác dụng. Cũng vậy, bạn không chỉ tin mà còn phải tiếp nhận Chúa Jesus làm chủ, làm Cứu Chúa đời sống mình qua hành động ăn năn tội lỗi.
Không ai có thể trở thành con cái của Chúa và nhìn thấy nước trời cho đến khi người đó được tái sinh. Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo ra muôn vật, nhưng Ngài không phải là Cha thiên thượng của tất cả mọi người. Chúa Jesus phán: “Ví bằng Đức Chúa Trời là Cha các ngươi thì các ngươi sẽ yêu ta, vì ta bởi Đức Chúa Trời mà ra và từ Ngài mà đến; bởi chưng ta chẳng phải đã đến tự mình đâu, nhưng ấy chính Ngài đã sai ta đến. Tại sao các ngươi không hiểu lời ta? Ấy là bởi các ngươi chẳng có thể nghe được đạo của ta. Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối.” (Giăng :42-44).
Kinh Thánh cũng nói rằng chúng ta đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, từ đó chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời và thừa kế cơ nghiệp của Ngài. “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” (Rô-ma 8:15-17)
Cha Chăm Sóc Con Cái Của Ngài.
“Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài,
Khác nào cha thương xót con cái mình vậy….. Song sự nhân từ Đức Giê-hô-va hằng có đời đời
Cho những người kính sợ Ngài,
Và sự công bình Ngài dành cho chắt chít của họ.” (Thi thiên 103:13, 17)
Con cái của Đức Chúa Trời luôn ngửa trông sự chăm sóc từ Cha thiên thượng. Và Cha luôn dành điều tốt nhất cho con cái. Điều sai lầm là một số người cho rằng Đức Chúa Trời giống như một cảnh sát luôn theo dõi để xử phạt những ai làm điều sai trái.
Kinh Thánh bày tỏ TRỜI chậm nóng giận (Thi. 103:8). Ngài không gởi đến cho chúng ta điều chúng ta xứng đáng nhận. “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi,
Cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi.” (Thi. 103:10). Chúng ta đừng bao giờ quên các ân huệ của Ngài (Thi. 103:2).
Nếu cha mẹ bình thường còn dành điều tốt cho con cái của họ, thì Cha thiên thượng lại chẳng làm điều trỗi hơn sao? Chúng ta là những người là cha mẹ, đôi khi không biết điều gì là nhất cho con cái mình, nhưng Cha trên trời thì không như vậy. Ngài biết hết mọi sự và chăm sóc con cái Ngài, cung ứng các nhu cầu phù hợp và tốt nhất cho con cái Ngài. “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời là mặt trời và là cái khiên;
Đức Giê-hô-va sẽ ban ân điển và vinh hiển; Ngài sẽ chẳng từ chối điều tốt lành gì cho ai ăn ở ngay thẳng.” (Thi. 84:11)
Cha Kỷ Luật Con Cái Ngài.
“Vả, cha về phần xác theo ý mình mà sửa phạt chúng ta tạm thời, nhưng Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài. 11 Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy.” (Hêb. 12:10-11)
Cha trên trời sửa phạt chúng ta là con cái Ngài trong tình yêu thương để dẫn chúng ta vào con đường công nghĩa, từ đó phản chiếu ra vinh quang của Ngài. Trước giả thư tín Hê-bơ-rơ biết rằng các tín hữu đang ở trong những thời khắc của sự khó khăn, có thể họ sẽ suy sụp tinh thần, vì thế đã đưa ra những lời khích lệ: “Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng.” (Hêb. 12:3).
Một thực tế là chúng ta phải bị sửa phạt, vì đó là bằng chứng TRỜI xem chúng ta như con cái yêu dấu của Ngài. “Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt? Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật.” (Hêb. 12:7-8). Vì thế chúng ta phải đứng lên, làm gương cho người khác (Hêb. 12:12-13). Sứ đồ Gia-cơ cũng nói, “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, 3 vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. 4 Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” (Gia-cơ 1:2-4). Khi chúng ta làm điều sai thì được Chúa sửa phạt. Mục đích của sự sửa phạt này để làm cho chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.
Sứ đồ Phao-lô biết rõ điều này: “Những sự cám dỗ (hay thử thách) đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.” (1 Côr. 10:13)
Cha Gìn Giữ Chiên Của Ngài.
Trong Phúc Âm Giăng chương 10, Chúa Jesus giới thiệu Ngài là người chăn chiên, “Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình.” (Giăng 10:11). Trong câu 10 trước đó Chúa phán: “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” Những câu sau đó Chúa tiếp tục dạy bảo các môn đồ, “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. 28 Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.” (Giăng 10:27-28). Và Chúa giải thích thêm, “Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha. 30 Ta với Cha là một.” (Giăng 10:29-30).
Sự cứu rỗi là công việc của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô viết, “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.” (Phi-líp 2:13). Sự cứu rỗi không đến từ năng lực con người của chúng ta. Những việc lành mà chúng ta đang làm không khiến cho chúng ta được cứu rỗi. Chúng ta cũng không phải là nhân viên cố gắng làm việc cho TRỜI để cuối tuần nhận được tiền lương cứu rỗi. Thực ra chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và Ngài muốn chúng ta làm điều đẹp lòng Ngài.
Phao-lô biết rằng ông không có khả năng giữ gìn sự cứu rỗi bằng năng lực riêng. Vào cuối cuộc đời phục vụ Chúa, ông thừa nhận: “…ấy lại là cớ (vì Tin lành) mà ta chịu khổ. Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn, vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó.” (2 Ti-mô-thê 1:12).
Phi-e-rơ cũng học bài học này. Chúa Jesus phán với ông, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng lấy, muốn đi đâu thì đi; nhưng khi ngươi già, sẽ giơ bàn tay ra, người khác thắt lưng cho và dẫn ngươi đi đến nơi mình không muốn.” (Giăng 21:18). Trước đó không lâu, vị sứ đồ này cho rằng ông một lòng một dạ theo Chúa. Nhưng thực tế chứng minh rằng ông không thể làm điều đó bằng lòng nhiệt thành cá nhân. “Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được? Tôi liều sự sống tôi vì Chúa! 38 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi liều sự sống ngươi vì ta sao! Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!” (Giăng 13:37-38). Và khi giờ thử thách đến, Phi-e-rơ đã chối Thầy của mình (Xem Giăng 18:15-27).
Sau lần vấp ngã đó, Phi-e-rơ đã học được bài học quí báu. Về sau ông trở thành một trong những rường cột của Hội thánh đầu tiên. Cuối cuộc đời ông viết thư tín Phi-e-rơ, “Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em, là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt!” (1 Phi. 1:3-5). Chúng ta chú ý cụm từ in nghiêng: bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho.
Quyển sách của Giu-đe đóng lại với những lời này: “nguyền Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được, là Đức Chúa Trời có một, là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta, được sự vinh hiển, tôn trọng, thế lực, quyền năng thuộc về Ngài từ trước vô cùng và hiện nay cho đến đời đời! A men.” (câu 24-25).
Kết luận nào ở đây? Cha gìn giữ chiên của Ngài.
Cha Trả Lời Sự Cầu Nguyện.
Cầu nguyện (hay thưa chuyện) với Cha thiên thượng là một đặc ân quí báu của con cái Đức Chúa Trời. Khi cầu nguyện chúng ta không bao giờ phải giữ máy điện thoại, để chờ đợi TRỜI đang phải lắng nghe và trả lời một cuộc điện đàm khác. Chúng ta cũng không cần ghi lại tin nhắn để Cha thiên thượng sẽ đọc sau đó. Cha thiên thượng không phải là một ông giám đốc lớn bận rộn của một đại công ty, Ngài là Đấng Vĩ đại, Siêu việt đang cai trị hoàn vũ và Ngài có khả năng lắng nghe đồng thời tất cả mọi lời cầu nguyện của con cái cái Ngài khắp hành tinh. Kinh Thánh ghi lại nhiều lời hứa của Đức Chúa Trời trả lời sự cầu nguyện của con cái Ngài. Cha thiên thượng muốn chúng ta nối kết thâm giao với Ngài qua sự cầu nguyện.
Trong hoàn cảnh khó khăn của tuyển dân Israel, TRỜI khích lệ tiên tri Giê-rê-mi cầu nuyện: “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết.” (Giê-rê-mi 33:3). Đức Chúa Trời luôn mời gọi dân sự Ngài cầu nguyện, đặc biệt là trong những thời khắc gặp khủng hoảng, “Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng ta: Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen ta.” (Thi. 50:15).
Lời hứa của TRỜI cho người cầu nguyện là: “Ta sẽ nhậm lời họ trước khi kêu cầu ta; họ còn nói, ta đã nghe rồi.” (Ê-sai 65:24). Trong Tân Ước, Chúa Jesus hứa: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở.” (Ma-thi-ơ 7:7-8). Chúa Jesus khích lệ và trông đợi chúng ta cầu nguyện. Ngài so sánh người cha trần gian với Cha thiên thượng: “Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” (Ma-thi-ơ 7:11)
Cha Chuẩn Bị Cho Dân Sự Ngài Một Chỗ Ở Trên Thiên Đàng.
Chúa Jesus đã phán dạy về điều này: “Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.” (Giăng 14:2). Bản Kinh Thánh Tiếng Việt dùng từ chỗ ở. Trong nguyên ngữ đó là từ topos. Từ topographical (đo vẽ địa hình) trong Tiếng Anh bắt nguồn là từ topos. Một bản đồ đo vẽ địa hình diễn tả một nơi ở thật với tất cả những đặc điểm cụ thể.
Thiên đàng (còn dịch là trên trời) là nơi cư ngụ đời đời của Đức Chúa Trời – “ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 5:16). Chúa Jesus đã rời khỏi thiên đàng, xuống trái đất hiện thân thành một Con người. Ngài phán: “Vì ta từ trên trời xuống.” (Giăng 6:38). Trước giả thư tín Hê-bơ-rơ viết về Đấng Christ, “chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn nghiêm trong các từng trời.” (Hêb. 8:1). Sứ đồ Phi-e-rơ khẳng định, “Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài.” (1 Phi-e-rơ 1:22)
Phi-e-rơ viết câu trước đó, “những người nhờ Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống, mà giảng Tin lành cho anh em.” (1 Phi-e-rơ 1:12). Chúa Jesus phán dạy về các em nhỏ, “các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha ta, là Đấng ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 18:10). Một ngày kia, điều này sẽ đến, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16).
Chúng ta cũng sẽ biết thêm một chỗ khác ở trên trời? Hãy đọc lại câu chuyện về La-xa-rơ và người giàu có trong Lu-ca 16. Và trên ngọn núi mà Chúa Jesus được vinh hóa có Môi-se và Ê-li xuất hiện cùng Ngài được chép trong Ma-thi-ơ 17:1-13.
Thiên đàng là một nơi chốn tuyệt đẹp. Trong Khải huyền 21:1 – 22:5, sứ đồ Giăng đã mô tả: “Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu; mỗi cửa bằng một hột châu nguyên khối làm thành. Đường trong thành bằng vàng ròng, giống như thủy tinh trong suốt….. Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân.”
Những điều tốt đẹp nhất được dành cho con cái của Đức Chúa Trời. Phao-lô viết, “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe,
Và lòng người chưa nghĩ đến,
Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.” (1 Côr. 2:9)
Thiên đàng là một nơi được ban phước. “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.” (Khải. 21:4). Những kẻ gian ác, tội lỗi không được vào thiên đàng, “kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành.” (Khải. 21:27)
Thiên đàng là một nơi được yêu quí. Chúng ta sẽ gặp lại những người thân trong Chúa mãi mãi. Tất cả những người được cứu chuộc sẽ “khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài.” (Ê-phê-sô 1:6). Chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa đối mặt (Khải. 22:4) và đồng trị cùng với Ngài đời đời (Khải. 22:5).
Sẽ đến một ngày vinh hiển
Ân điển Ngài chiếu sáng trên tôi
Tôi đối mặt cùng Ngài
Vinh hiển thay cho tôi.3
KẾT LUẬN
Cha đã và đang làm những điều kỳ diệu cho con cái yêu dấu của Ngài. Điều này không có nghĩa là Con và Thánh Linh không dự phần cùng với Cha. Cả ba Ngôi Đức Chúa Trời hiệp nhất để cùng làm việc và hoàn thành mục đích thần thượng của Ngài.
Chương 8
Chúa Jesus Là Ai?
“Khi Đức Chúa Jêsus đã vào địa phận thành Sê-sa-rê Phi-líp, bèn hỏi môn đồ, mà rằng: Theo lời người ta nói thì Con người là ai? Môn đồ thưa rằng: Người nói là Giăng Báp-tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác lại nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó. Ngài phán rằng: Còn các ngươi thì xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống.” (Ma-thi-ơ 16:13-16).
Phi-e-rơ đã không thảo luận với các môn đồ khác để tuyên bố Thầy của mình là ai. Chúa Jesus khen ngợi người học trò này: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.” (câu 17). Cha thiên thượng là Đấng duy nhất có thể biết rõ Chúa Jesus là ai.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề này.
Ngài Là Đức Chúa Trời
Chúa Jesus bình đẳng, có cùng những thuộc tính với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đấng Christ là hình ảnh đầy trọn của TRỜI. Trong nhiều thế kỷ của lịch sử Cơ đốc giáo, một số người vẫn luôn tìm cách hạ thấp vị thế của Chúa Jesus, họ cho rằng Chúa Jesus thấp kém hơn Đức Chúa Trời.
Vào năm 325 sau Công Nguyên, Hoàng đế của Rô-ma là Constantine triệu tập một hội đồng các giám mục để đối phó với vấn đề đã gây ra sự phân chia trong giáo hội và đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn cho sự thống nhất của Đế chế La Mã. Vào lúc ấy có một nhóm thầy tế lễ được Arius dẫn dắt đã dạy rằng Chúa Jesus là Con thấp kém hơn Cha.
Các Cơ đốc nhân chính thống tin vào điều Kinh Thánh dạy: Con là hình ảnh đầy trọn của Cha và có cùng những thuộc tính như Cha. Hơn 300 giám mục tham dự hội đồng trên tại thành phố Nicea, nhưng chỉ có mười bảy vị thừa nhận rằng Con có cùng một thuộc tính, một vị thế giống như Cha.
Khi kết thúc hội đồng, các giám mục đã đưa ra một bài tín điều chung. Đây là một phần trong nội dung bản tín điều Nicea:
Chúng tôi tin vào một Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, Đấng đã sáng tạo nên các từng trời, mặt đất, các vật thấy được và không thấy được.
Chúng tôi tin vào một Chúa là Jesus Christ, là Con duy nhất của Đức Chúa Trời, Ngài được sinh ra từ Cha. Ngài hiện hữu trước khi thế giới được sáng tạo. Ngài đích thực là Sự Sáng, là Đức Chúa Trời. Ngài được sinh ra bởi Đức Chúa Trời, không phải được tạo dựng. Ngài có cùng bản tánh với Cha. Bởi Ngài mà muôn vật được dựng nên. Ngài đến từ thiên đàng và đã hiện thân thành người bởi quyền năng Đức Thánh Linh và thông qua người nữ đồng trinh Ma-ri. Ngài bị Phi-lát tuyên án đóng đinh trên thập tự giá. Ngài chết và được chôn, đến ngày thứ ba Ngài sống lại theo lời Kinh Thánh. Ngài thăng thiên về trời, ngồi bên hữu Cha thiên thượng. Ngài sẽ trở lại địa cầu thi hành sự phán xét những người còn sống và kẻ chết….
Dĩ nhiên, người Baptist không tiếp nhận giáo lý hay niềm tin từ các hội đồng cho dù bài tín điều của họ là đúng hay sai. Chúng ta đứng vững chắc trên lời Chúa dạy về Đức Chúa Jesus – Ngài có cùng thuộc tính với Đức Chúa Trời, Ngài bình đẳng với Cha và Thánh Linh. Cả ba ngôi Cha, Con và Thánh Linh hiệp nhất trong một Đức Chúa Trời.
Niềm tin và thông điệp của Baptist là: “Đức Chúa Trời đời đời bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Cha, Con và Thánh Linh.”1
Ngài Là Tác Nhân của Sự Sáng Tạo
Khi học về công tác của Đức Chúa Con, chúng ta đọc sách Phúc âm Giăng, “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” (Giăng 1:3). Sau đó không lâu sứ đồ Phao-lô giải thích sáng tỏ hơn nữa câu Kinh Thánh trên: “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài (Đấng Christ), bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả.” (Cô-lô-se 1:16).
Đấng Christ đã tạo dựng nên muôn vật. Bất kỳ một quan điểm nào cho rằng Con thấp kém hơn Cha là lệch lạc, xa rời Kinh Thánh. Con có cùng bản tính với Cha và ngang bằng Cha.
Ngài Là Một Con Người Đầy Trọn.
Đức Chúa Jesus là một Con Người đầy trọn đồng thời Ngài cũng đích thực là một Đức Chúa Trời. Để gánh lấy tội lỗi của nhân loại, Ngài phải trở thành con người. Để tha thứ cho tội lỗi nhân loại, Ngài phải là Đức Chúa Trời.
Vậy tại sao có người muốn phủ nhận rằng Con đã trở nên con người bằng xương bằng thịt? Bởi vì họ tin rằng nếu đã là con người bằng xương bằng thịt thì chắc chắn là phạm tội –vì thừa hưởng bản chất tội lỗi của tổ phụ. Vì thế một Đức Chúa Trời thánh khiết không thể hiện thân trong thân xác của con người tội lỗi. Hai nỗ lực chính để giải quyết vấn đề này là chối bỏ Đấng Christ là Đức Chúa Trời, hoặc chối bỏ Ngài đã từng ở trong xác thịt.
Kinh Thánh có lời giải đáp cho những vấn đề trên đây. “Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào!” (Rô-ma 5:15). Phao-lô cũng giải thích thêm: “Vả, vì chưng bởi một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết.” (1 Côr. 15:21). “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.” (1 Ti-mô-thê 2:5). Sứ đồ Giăng công bố ngay trong phần đầu tiên sách Phúc Âm Giăng: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật.” (Giăng 1:14). “Bởi điều nầy, hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời.” (1 Giăng 4:2). Những phần Kinh Thánh in nghiêng trên đây xác nhận Chúa Jesus là một con người hoàn toàn.
Sự giáng sinh của Ngài đã được dự báo trước trong Cựu Ước
Có ít nhất bốn mươi lăm lời tiên tri trong Cựu Ước dự báo về sự hiện thân thành người của Đấng Christ. Sau đây là các phần Kinh Thánh trưng dẫn về những lời tiên tri trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong Tân Ước.
– Ngài được sinh ra từ dòng giống của người nữ (Sáng. 3:15; Ga-la-ti 4:4)
– Ngài hiện hữu đời đời (Thi. 45:6; Hêb. 1:8)
– Ngài được một nữ đồng trinh sinh ra (Ê-sai 7:14; Lu-ca 1:31)
– Ngài sinh ra tại Bết-lê-hem (Mi-chê 5:2; Lu-ca 2:4-7)
– Ngài đến và ra khỏi Ai-cập (Ô-sê 11:1; Ma-thi-ơ 2:14-15)
– Các bà mẹ sẽ than khóc cho con cái của họ (Giê-rê-mi 31:15; Ma-thi-ơ 2:16-18)
– Sự hiện đến của Ngài được chuẩn bị (Ê-sai 40:3-5; Lu-ca 3:3-6)
– Sự hiện đến của Ngài được báo trước qua một sứ giả (Ma-la-chi 3:1; Lu-ca 7:24-27)
– Ngài được công bố là Con Đức Chúa Trời (Thi. 2:7; Ma-thi-ơ 3:17)
– Ngài cưỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem (Xa-cha-ri 9:9; Mác 11:7-9)
– Ngài bị một người bạn phản bội (Thi. 41:9; Lu-ca 22:47-48)
– Ngài bị bán với giá ba mươi miếng bạc (Xa-cha-ri 11:12; Ma-thi-ơ 26:15)
– Ngài im lặng trước những người cáo buộc (Ê-sai 53:7; Mác 15:4-5)
– Ngài bị đánh trên lưng, bị nhổ trên mặt (Ê-sai 50:6; Ma-thi-ơ 26:67)
– Ngài bị kể vào hàng kẻ dữ (Ê-sai 53:12; Mác 15:27-28)
– Ngài chết vì người khác (Ê-sai 53:5; Rô-ma 5:6-8)
– Ngài bị cho uống giấm trộn với mật đắng (Thi. 69:21; Ma-thi-ơ 27:34)
– Kẻ thù bắt thăm chia nhau y phục của Ngài (Thi. 22:17-18; Ma-thi-ơ 27:35-36)
– Ngài bị Đức Chúa Trời bỏ rơi (Thi. 22:1; Ma-thi-ơ 27:46)
– Không có cái xương nào của Ngài bị gãy (Thi. 34:20; Giăng 19:32-36)
– Thân thể Ngài bị đâm xuyên qua (Xa-cha-ri 12:10; Giăng 19:34)
– Ngài được chôn trong một của một người giàu có (Ê-sai 53:9; Ma-thi-ơ 27:57-60)
– Ngài sống lại từ cõi chết (Thi. 16:10; 49:15; Mác 16:6-7)
Những lời tiên tri về Chúa Jesus trong Cựu Ước phải trải qua nhiều thế kỷ sau mới được ứng nghiệm đến từng chi tiết trong Tân ước. Điều này quá kỳ diệu. Một ai đó đã minh họa cho tiến trình này như sau: Giả định là bạn sử dụng một số lượng lớn khổng lồ những đồng tiền xu kim loại để bao phủ toàn bộ tiểu bang Texas. Bạn chỉ đánh dấu một đồng xu trong số đó. Bây giờ bạn trộn chúng lên và dồn đống lại thành một ngọn núi của những đồng xu. Sau đó bạn bịt mắt lại và tìm ra đồng xu mà trước đây bạn đã đánh dấu. Dĩ nhiên điều này là không thể được, trừ phi có một tâm trí thông minh siêu đẳng trợ giúp bạn trong hành động này. Cũng vậy, các lời tiên tri rất xa xưa trong Cựu Ước không thể được ứng nghiệm hoàn toàn nếu không có một đạo diễn thần thượng siêu việt đứng phía sau kịch bản đó.
Ngài được một người nữ đồng trinh sinh ra
Bảy trăm năm trước khi Chúa Jesus được sinh ra đã có lời tiên tri này: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” (Ê-sai 7:14). Em-ma-nu-ên nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Thiên sứ Gáp-ri-ên đã hiện ra với Ma-ri, một thôn nữ đáng kính trọng vào thời đó. Kinh Thánh ghi lại: “Thiên sứ vào chỗ người nữ ở, nói rằng: Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi. 29 Ma-ri nghe nói thì bối rối, tự hỏi rằng lời chào ấy có nghĩa gì. 30 Thiên sứ bèn nói rằng: Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. 31 Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. 32 Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài.” (Lu-ca 1:28-32). Ma-ri không hiểu những lời này, cô hỏi thiên sứ: “Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào, thì làm sao có được sự đó?”. Thiên sứ trả lời: “Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời.”
Ma-ri đã đính hôn với Giô-sép và dĩ nhiên họ chưa ăn ở cùng nhau. Nếu Giô-sép khám phá ra Ma-ri chuẩn bị sinh em bé, thì điều gì sẽ xảy ra? Một lần nữa thiên sứ hiện đến cùng Giô-sép, “Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. 21 Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.” (Ma-thi-ơ 1:20-21). Kinh Thánh kết luận về sự kiện này: “Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng:
23 Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai,
Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên, nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” (Mat. 1:22-23)
Ngài đã sống một đời sống vô tội
Chúa Jesus cầu nguyện: “Lạy Cha xin tha tội cho họ.” (Lu-ca 23:34) nhưng Ngài không bao giờ cầu nguyện: Xin Cha tha tội cho con. Ngài thách thức những người đối nghịch: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? “ (Giăng 8:46). Phao-lô viết về Ngài, “Đấng vốn chẳng biết tội lỗi.” (2 Côr. 5:21). Phi-e-rơ tuyên bố với đám đông có mặt ở pháp trường trong ngày Chúa Jesus bị đóng đinh, họ đã xin tha Ba-ra-ba và la ó đòi giết Chúa: “Các ngươi đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công bình mà xin tha một kẻ giết người cho mình; 15 các ngươi đã giết Chúa của sự sống mà Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, và chúng ta là người làm chứng về điều đó.” (Công vụ 3:14-15). Khi vị sứ đồ đang giảng dạy, các người lãnh đạo của Do Thái giáo đã rất tức giận. Họ tống giam Phi-e-rơ và Giăng vào ngục, nhưng không ngăn cản được năm ngàn người đã nghe Phúc âm và tin (Công vụ 4:4).
Si-môn Phi-e-rơ đã bước đi với Thầy mình trong ba năm. Ông đã nhìn thấy Chúa Jesus và những mục vụ, tính cách của Ngài tại nơi công cộng cũng như chốn riêng tư. Nếu Chúa Jesus bị phát hiện có bất kỳ một sai phạm nào thì ông đã không thể viết những lời này: “Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; 22 Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá.” (1 Phi-e-rơ 2:21-22).
Khi Chúa Jesus đối diện với những cám dỗ của ma quỉ, nếu là con người bình thường thì rất dễ mắc bẫy và phạm tội. Tuy nhiên Kinh Thánh viết về Ngài: “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.” (Hêb. 4:15). Với tư cách là một thầy tế lễ thượng phẩm Chúa chúng ta đã “thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời.” (Hêb. 7:26)

Ngài thực hiện những việc tốt lành trên đất
Khi Phi-e-rơ giảng dạy cho gia đình Cọt-nây, ông tập chú vào Chúa Jesus và cống tác của Ngài:
“Ngài (Chúa Jesus) đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp.” (Công vụ 10:38). Kinh Thánh Tiếng Việt dùng từ “làm phước”. Bản Kinh Thánh Tiếng Anh NIV dùng từ “doing good” (how he went around doing good and healing all who were under the power of the devil. “Làm phước” hay “doing good” có nghĩa thực hiện những việc tốt lành cho người dân. Từ Hy-lạp được dùng ở đây là “euergeteo” có nghĩa làm những mục vụ tốt.
Chúa Jesus không chỉ thi hành chức vụ qua những việc tốt lành, nhưng Ngài cũng khích lệ các môn đồ làm điều tương tự. Gia-cơ, em của Chúa hiểu rõ điều này khi ông viết, “Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, 16 mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? 17 Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.” (Gia-cơ 2:15-17). Chỉ vài ngày trước khi Chúa Jesus bị đóngđinh, Ngài đã dạy cho các môn đồ những lời này, “Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. 35 Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; 36 ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. 37 Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? 38 Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? 39 Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? 40 Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.” (Ma-thi-ơ 25: 34-40)
Ngài Yêu Thương Tất Cả Mọi Người
Chúa yêu thương tất cả mọi người thuộc mọi giai cấp trong xã hội và bày tỏ điều đó qua những mục vụ của Ngài trên đất. Ngài chữa lành người leper bệnh phong cùi (Ma-thi-ơ 8:2-3), lắng nhe tiếng kêu xin của người mù và dừng lại chữa lành cho (Ma-thi-ơ 9:27-30), tiếp nhận các em nhỏ trong vòng tay yêu thương (Mác 10:13-16). Ngài khen ngợi thái độ cầu nguyện của người thâu thuế – là người bị dân Do Thái đương thời ghét bỏ (Lu-ca 18:13-14), đến dự một bữa tiệc trong nhà của người Pha-ri-si (Lu-ca 7:36). Ngài tiếp đón Ni-cô-đem trong đêm để khải đạo cho nhà lãnh đạo này (Giăng 3:1-2). Ngài trở thành bạn thân của gia đình La-xa-rơ, Ma-thê và Ma-ri (Giăng 11:1-2). Ngài đến ăn tối trong nhà của một người thu thuế (Lu-ca 19:5), ban lời hứa cho tên cướp bị án tử hình trên thập giá trong thời khắc bi thương của Ngài (Lu-ca 23:39-43).
Một lần nữa Gia-cơ viết, “Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào.” (Gia-cơ 2:1). Vị sứ đồ này đưa ra một minh họa: Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; 3 nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân ta, 4 thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không? (Gia-cơ 2: 2-4).
Chúng ta thường đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hoặc địa vị của họ. Nhưng Đức Chúa Trời thì không như vậy. Khi đọc lại câu chuyện trong sách 1 Sa-mu-ên 16, chúng ta sẽ hiểu rõ cái nhìn của Chúa về con người. Mặc dù là tiên tri của Đức Chúa Trời, nhưng Sa-mu-ên vẫn có cái nhìn sai lệch khi ông chuẩn bị xức dầu cho một người sẽ làm vua Israel. “Người cũng dọn Y-sai và các con trai người cho thanh sạch và mời đến dự tế. 6 Khi chúng đến, Sa-mu-ên thấy Ê-li-áp, bèn thầm rằng: Quả hẳn, kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va đương ở trước mặt Ngài. 7 Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” (1 Sa. 16:5-7).
Hy vọng trong mục vụ của mình chúng ta sẽ làm tốt khi đi theo lời dạy mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho Sa-mu-ên trong câu chuyện trên đây.
Ngài Chết Thay Cho Toàn Thể Nhân Loại Trên Thập Tự Giá
Chết thay có nghĩa là làm của lễ hy sinh cho người khác. Đấng Christ phải chịu đau đớn khổ hình không phải vì tội lỗi của Ngài – Ngài vô tội. Ngài thế vào chỗ cho con người tội lỗi chúng ta để chịu chết thay. Nhân loại phải trả giá cho tội lỗi của mình. Tuy nhiên Đấng Christ đã gánh hết tội lỗi của loài người trên thập tự giá để thỏa đáp luật pháp của Đức Chúa Trời. “Nhưng người (Christ) đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê-sai 53:5-6).
Tân Ước xác định lần nữa điều này: “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. 7 Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. 8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (Rô-ma 5:6-8). Trong thư gởi cho Hội thánh Cô-rin-tô, Phao-lô cũng viết, “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết, 15 lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.” (2 Côr. 5:14-15).
Sự trả giá bằng cái chết của Chúa Jesus dành cho tất cả mọi người, “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:2).
Chúng ta liên kết câu này với Rô-ma 5:6 ở trên để thấy rằng Đấng Christ chết thay cho kẻ có tội. Nếu bạn nhận thức rằng mình là tội nhân, Đấng Christ đang kêu gọi bạn tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài.
Ngài Đã Phục Sinh Từ Cõi Chết
Sự phục sinh của Đấng Christ là lẽ thật nền tảng cho đức tin của chúng ta. Chúa Jesus không sống lại với một thân thể giống như trước đây. Thân thể Ngài được biến hóa, thay đổi hoàn toàn.
Trước đó Chúa chúng ta đã bày tỏ cho các môn đồ biết rằng Ngài sẽ phục sinh từ cõi chết. “Vì Ngài dạy các môn đồ rằng: Con người sẽ bị nộp trong tay người ta, họ sẽ giết đi; Ngài bị giết đã ba ngày rồi, thì sẽ sống lại.” (Mác 9:31).
Lu-ca ghi lại câu chuyện Chúa sống lại và hiện ra với các môn đồ, họ sửng sốt rụng rời mặc dù Ngài đã nói trước cho họ biết điều này: “Môn đồ đương nói với nhau như vậy, chính Đức Chúa Jêsus hiện ra giữa đó mà phán rằng: Bình an cho các ngươi! 37 Nhưng môn đồ đều sửng sốt rụng rời, tưởng thấy thần. 38 Ngài phán rằng: Sao các ngươi bối rối, và sao trong lòng các ngươi nghi làm vậy? 39 Hãy xem tay chân ta: Thật chính ta. Hãy rờ đến ta, và hãy xem; thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.” (Lu-ca 24:36-39). Để chứng minh cho các môn đồ biết rằng Ngài là thật, Chúa yêu cầu: “Ở đây các ngươi có gì ăn không? 42 Môn đồ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. 43 Ngài nhận lấy mà ăn trước mặt môn đồ.” (Lu-ca 24:41-42).
Attested Sự phục sinh của Chúa Jesus là một sự kiện xác thực trong lịch sử loài người. Sau đây là một số bằng chứng:
(1) Ngài đã hiện ra cho hơn 500 người xem thấy ( 1 Cor. 15:6—8)
(2) Kẻ thù của Chúa đã không đánh cắp được thân xác Ngài. Họ buộc phải tung tin giả mạo là các môn đồ Ngài làm việc này.
(3) Sau khi Chúa sống lại, các môn đồ đã thay đổi hoàn toàn từ những người nhát sợ trở nên can đảm mạnh mẽ làm chứng ề Chúa.
(4) Nếu cho rằng các môn đồ đã đánh cắp thân xác Chúa rồi tung tin đồn nhảm, thì họ sẽ không sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình cho chính nghĩa Phúc Âm cho trò lừa dối mà họ đã thực hiện.
(5) Các môn đồ không nhận được bất cứ phần thưởng vật chất nào trên lẽ thật về sự phục sinh mà họ đã làm chứng.
(6) Phao-lô đã được biến đổi từ một người khủng bố đạo Chúa trở nên một nhà truyền giáo xuất sắc chỉ sau 5 năm tính từ ngày Chúa Phục sinh. Nếu Phao-lô có bất cứ sự nghi ngờ nào về lẽ thật này, thì ông đã không thay đổi một cách ngoạn mục như thế.
(7) Giữ một sự bí mật trong một khoảng thời gian dài là điều không thể làm được. Sau khi vụ Watergate bị khám phá, một phóng viên đã hỏi thám tử luật sư xuất sắc Chuck Colson về những gì ông đã học được từ vụ việc xấu xa này này? Trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người trong cuộc họp báo, ông trả lời rằng sự phục sinh của Chúa Jesus Christ là sự thật hoàn toàn. Nhiều người hỏi lại ông có ý muốn nói gì? Ông trả lời nếu những người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới không thể giữ bí mật cho vụ Watergate thì làm sao một nhóm mười một người đàn ông xứ Palestine bình dị và không có quyền lực kia có thể hy vọng giữ bí mật về sự thông đồng của họ?
(8) Sau 2000 năm điều tra, ngôi một chôn thân xác Chúa Jesus vẫn trống rỗng.
Ngài Đã Thăng Thiên Về Trời
Bốn muơi ngày sau khi sống lại, Đấng Christ đã thăng thiên về trời. “Ngài đem môn đồ đi đến nơi xung quanh làng Bê-tha-ni, giơ tay lên mà ban phước cho. 51 Đương khi ban phước, Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời.” (Lu-ca 24:50-51; Xem Công vụ 1:4-11)
Ngài Là Đầu Của Hội Thánh
Hiện nay Chúa Jesus đang ngồi bên hữu ngai của Đức Chúa Trời. Ngài thực thi uy quyền của Ngài trên Hội thánh “Đức Chúa Trời đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh.” (Ê-phê-sô 1:22). Cuối cùng Đấng Christ được tìm thấy trong Hội thánh: “Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy.” (Ma-thi-ơ 16:18). Ngài đã mua Hội thánh bằng chính huyết mình (Công vụ 20:28). Đấng Christ đã tuyên phán cho bảy Hội thánh trong sách Khải huyền được sứ đồ Giăng ghi lại (Khải huyền 2-3).
Mỗi Hội thánh đều đặt dưới uy quyền lãnh đạo của Đấng Christ. Bảy Hội thánh trong sách Khải huyền có bảy chân đèn riêng biệt. Bức tranh trong sách Khải huyền là bảy chân đèn tượng trưng cho bảy Hội thánh và Đấng Christ ở giữa những chân đèn đó (Khải. 1:12-13). Trong khi bảy Hội thánh mang tính độc lập thì chúng cũng phụ thuộc lẫn nhau vì phải chiếu sáng ánh sáng Phúc âm chung cho toàn cõi Asia. Tất cả các Hội thánh phải hợp tác với nhau để trục xuất sự tối tăm thì hiệu quả hơn là Hội thánh đứng một mình. Ý nghĩa của bức tranh về Hội thánh rộng lớn hơn nữa là trên đất này không có uy quyền nào của con người cai trị tất cả các Hội thánh. Mỗi Hội Thánh đều đặt dưới quyền làm Đầu của Christ. Ngài là Đấng Chăn Chiên Trưởng của tất cả các Hội thánh.
Có văn phòng Tổng Hội của người Baptist hay không? Không. Sẽ không có văn phòng trung ương của các Hội thánh Baptist. Văn Phòng trung ương của chúng ta chính là nơi Đấng Christ đang ở. Đấng Christ là Đầu Hội thánh. Đấng Christ đang ở thiên đàng, vì thế văn phòng trung ương của Baptist cũng ở trên đó.
Ngài Là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại Của Chúng Ta
Chúa về trời, ngự bên hữu Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế lễ thượng phẩm và Ngài đang cầu thay cho hết thảy các thánh đồ (Hêb. 8:1). “Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy.” (Hêb. 7:25)
Thầy tế lễ của tuyển dân trong thời Cựu Ước bước vào trong đền tạm và tuân thủ theo các nghi thức thờ phượng, dâng của lễ…. Nhưng Chúa Jesus Christ thì không như vậy. “Vả Đấng Christ chẳng phải vào nơi thánh bởi tay người làm ra, theo kiểu mẫu nơi thánh thật, bèn là vào chính trong trời, để bây giờ vì chúng ta hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời.” (Hêb. 9:24)
Xa hơn nữa, thông qua của lễ hy sinh của chính Chúa Jesus, Ngài đã làm cho tất cả các thánh đồ trở nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. “Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài.” (Khải. 1:6). Tất cả chúng ta là những thầy tế lễ đều có thể đến trực tiếp với Đức Chúa Trời nhờ vào Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Vĩ Đại của chúng ta. Lẽ thật về chức vụ tế lễ của các tín hữu trong Tân Ước luôn được người Baptist áp dụng.
Bởi vì có chức vụ tế lễ phổ thông cho mỗi Cơ đốc nhân, nên các thành viên của mỗi Hội thánh phải làm việc chung với nhau, thực hiện các mục vụ tại địa phương mình đang sống. “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương.” (Ê-phê-sô 4:16).
Ngài Sẽ Tái Lâm
Chúa Jesus ban lời hứa cho các môn đồ: “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. 3 Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.” (Giăng 14:2-3)
Sứ đồ Phao-lô viết về ngày Chúa tái lâm, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. 17 Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17).
Tân Ước đóng lại với lời hứa về sự trở lại của Đấng Christ, “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.” (Khải. 22:12). Đấng Christ phán: “Phải, ta đến mau chóng.” Và sứ đồ Giăng trả lời: “A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!” (Khải. 22:20)

Ngài Sẽ Cai Trị Đời Đời.
Một trong những lời được ưa thích của Cơ đốc nhân: Đấng Christ, Vua muôn vua, Chúa muôn chúa và Ngài sẽ cai trị đời đời.
Khi Chúa Jesus đến trái đất lần thứ nhất, Kinh Thánh ghi nhận: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy.” (Giăng 1:11). Nhưng khi Chúa Jesus trở lại địa cầu lần thứ hai, điều này sẽ xảy ra: “nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, 11 và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Phi-líp 2:11-12).
Khi Chúa chúng ta đến trái đất lần thứ nhất, Ngài đã phục vụ như một người đầy tớ. Nhưng KHi Chúa trở lại lần thứ hai, Ngài sẽ là Vua cai trị.
Khi đến lần thứ nhất Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá. Lần thứ hai trở lại Chúa sẽ ngồi trên ngôi của Đức Chúa Trời.
Khi đến lần thứ nhất, cả một đám đông la ó đòi giết Chúa: Hãy đóng đinh nó. Khi trở lại lần hai mọi lưỡi sẽ tôn vinh Ngài là Chúa.
Khi đến lần thứ nhất, Ngài ăn mặc như một người Do-thái bình thường. Khi trở lại lần hai Ngài mặc y phục Hoàng gia.
Khi đến lần thứ nhất, ánh sáng mặt trời bị che khuất trong thời khắc thương khó của Ngài. Lần thứ hai trở lại, khuôn mặt Ngài chiếu sáng như mặt trời.
Khi đến lần nhứ nhất, Chúa bị những kẻ gian ác phán xét. Lần thứ hai trở lại Ngài phán xét những kẻ gian ác.
Trong lần đến thứ nhất, khi Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem Ngài được đám đông tung hô chào đón. Lần thứ hai trở lại Ngài sẽ chào đón những người được cứu chuộc.
Khi đến lần thứ nhất, không có phòng trọ nào cho Ngài trong đêm giáng sinh. Lần thứ hai trở lại, sẽ có phòng cho tất cả những ai mà tên của họ được ghi trong Sách sự sống của Chiên Con.
Ngài sẽ cai trị đời đời, vĩnh viễn, mãi mãi.

Chương 9
Đức Thánh Linh Làm Gì?
“Nhưng Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” Giăng 14:26
Đức Thánh Linh là một trong ba ngôi của Đức Chúa Trời, là Đấng dạy dỗ cho các tín nhân mọi sự. Ngài là một thân vị, Ngài không phải là một sức mạnh phi nhân cách. Đức Thánh Linh bình đẳng với Cha và Con.
Chức Vụ Của Đức Thánh Linh Trong Cựu Ước
Sự hiện diện rõ ràng của Đức Thánh Linh trong Cựu Ước báo trước cho chức vụ của Ngài trong Tân Ước.1
Khi tiên tri Giô-ên viết, “Sau đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri.” (Giô-ên 2:28). Về sau trong Tân Ước, sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn nhắc lại lời này, “Nhưng ấy là điều đấng tiên tri Giô-ên đã nói tiên tri rằng:
Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt,
ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt;
Con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên tri,
Bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ,
Và các người già cả sẽ có chiêm bao.” (Công vụ 2:16-17). Vị sứ đồ đã giải thích cho đám đông biết Thần của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước chính là Đức Thánh Linh đang làm việc trong Tân ước.
1. Đức Thánh Linh làm việc trong công cuộc sáng tạo.
Tân Ước bày tỏ Chúa Jesus là tác nhân chủ yếu trong công cuộc sáng tạo (Giăng 1:3; Cô-lô-se 1:16), nhưng trong Sáng thế ký chép: “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” (Sáng. 1:2). Đức Thánh Linh đã hiện diện ở đó và dự phần vào công cuộc sáng tạo nên hoàn vũ.
2. Đức Thánh Linh trang bị cho nhân sự hầu việc Đức Chúa Trời.
Khi đền tạm được xây dựng với những chỉ dẫn chi tiết về trang trí, Đức Chúa Trời đã truyền phán với Môi-se về một người thợ khéo tên là Bết-sa-lê-ên, “Ta đã làm cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ, 4 đặng bày ra và chế tạo đồ vàng, bạc và đồng, 5 đặng khắc và khảm ngọc, đẽo gỗ và làm được mọi thứ nghề thợ.” (Xuất Ê-díp –tô ký 31:3-5). Ngoài Bết-sa-lê-ên ra, Chúa còn ban cho Môi-se một người thợ khéo khác: “Đây, ta lại cho một người phụ việc, tên là Ô-hô-li-áp con trai của A-hi-sa mạc, trong chi phái Đan. Ta cũng đã ban sự thông minh cho mọi người tài năng, hầu cho họ làm các việc ta đã phán dặn ngươi.” (Xuất. 31:6). Mỗi một chi tiết trong đền tạm từ A đến Z đều được Đức Chúa Trời hướng dẫn và Ngài chuẩn bị con người có kỹ năng phù hợp để thực hiện các việc đó.
Đức Thánh Linh ban cho những người lãnh đạo trong Cựu Ước những khả năng mà họ cần để thực hiện các công việc được giao. Pha-ra-ôn nhìn thấy Giô-sép là một người “có thần linh của Đức Chúa Trời.” (Sáng. 41:38), vì vậy đã cất nhắc Giô-sép lên làm tể tướng đương triều. Giô-sép đã đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng về lương thực khi bảy năm đói kém xảy ra trên một đế quốc rộng lớn (Sáng thế ký 41-50).
Đức Thánh Linh cũng trang bị cho những người lãnh đạo tuyển dân các khả năng chiến thắng kẻ thù và đem lại hòa bình cho quốc gia. “Kế ấy, dân Y-sơ-ra-ên kêu la cùng Đức Giê-hô-va; Đức Giê-hô-va bèn dấy lên cho chúng nó một người giải cứu, là Ốt-ni-ên, con trai của Kê-na, em thứ của Ca-lép, và người ấy giải cứu họ. 10 Thần của Đức Giê-hô-va cảm động người, người đoán xét Y-sơ-ra-ên, và đi ra chiến trận. Đức Giê-hô-va phó Cu-san-Ri-sa-tha-im, vua A-ram, vào tay người, khiến cho người thắng Cu-san-Ri-sa-tha-im. 11 Xứ được hòa bình trong bốn mươi năm.” (Các quan xét 3:9-11). Về sau Thần của Đức Giê-hô-va cũng cảm động Ghi-đê-ôn (Các quan xét 6:34), Sam-sôn (Các quan xét 14:19). Họ được Thần của Đức Chúa Trời ban trợ những khả năng cần thiết đứng lên lãnh đạo dân sự đánh bại kẻ thù.
3.Đức Thánh Linh Thần Cảm Cho Các Trước Giả Viết Kinh Thánh.
Kinh Thánh không phải tác phẩm của con người. “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” (2 Phi-e-rơ 1:21). Sứ đồ Phao-lô khẳng định: “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” (2 Ti-mô-thê 3:16).
Cụm từ Đức Thánh Linh cảm động trong tiếng Hy lạp là theopneustos có nghĩa Đức Chúa Trời hà hơi vào. Từ “hà hơi” trong tiếng Hy lạp là pneuma có nghĩa là thần linh. Vì vậy tất cả Kinh Thánh được viết ra là bởi Đức Thánh Linh, nhưng thông qua các trước giả con người. Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã trải nghiệm điều này khi ông viết: “Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, chân ngươi hãy đứng, ta sẽ phán cùng ngươi. Ngài vừa phán cùng ta như vậy, thì Thần vào trong ta, làm cho chân ta đứng lên, và ta nghe Đấng đã phán cùng ta.” (Ê-xê-chi-ên 2:1-2). Chúng ta đọc thêm, “Thần của Đức Giê-hô-va bèn đổ trên ta và phán rằng: Hãy nói đi! Đức Giê-hô-va phán như vầy” (Ê-xê-chi-ên 11:5). Tiên tri Giê-rê-mi làm chứng kinh nghiệm của ông: “Đoạn, Đức Giê-hô-va dang tay rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi.” (Giê-rê-mi 1:9)
4. Đức Thánh Linh được đề cập trong Cựu Ước.
Chúng ta tiếp tục đọc những phần Kinh Thánh sau:
– Chúa cũng ban cho chúng Thần linh lương thiện của Chúa, để dạy dỗ cho chúng (Nê-hê-mi 9:20)
– Họ đã bội nghịch, đã làm cho Thần thánh Ngài buồn rầu (Ê-sai 63:10)
– Nguyện Thần tốt lành của Chúa dẫn tôi vào đất bằng thẳng. (Thi. 143:10)
– Đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa. (Thi. 51:11)
– Cho đến chừng Thần từ nơi cao được rải xuống khắp trên chúng ta, đồng vắng biến thành ruộng tốt, ruộng tốt được kể như rừng rậm. Bấy giờ sự xét đoán sẽ ở nơi đồng vắng, sự công bình sẽ trú nơi ruộng tốt. Công bình sẽ sanh ra bình an, trái của sự công bình sẽ là yên lặng và an ổn mãi mãi. (Ê-sai 32:15-17)
Rõ ràng Đức Thánh Linh hiện diện và hành động trong Cựu Ước, Ngài đổ xuống trên dân sự để hoàn thành những sứ mạng đặc biệt. Lời hứa của Đức Chúa Trời về Đức Thánh Linh là: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo.” (Ê-xê-chi-ên 36:26-27). Một bình minh mới đang đến.
Chức vụ của Đức Thánh Linh trong Tân ước.
Đức Chúa Jesus được sinh ra nhờ quyền năng Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 1:20) và Thánh Linh cũng đến trên Chúa khi Ngài chịu báp-tem (Ma-thi-ơ 3:16). Ngài được Đức Thánh Linh đưa vào trong đồng vắng chịu ma quỉ cám dỗ, rồi sau đó bước ra thi hành chức vụ (Mác 1:12). Ngài đã trở về Ga-li-lê trong quyền năng Đức Thánh Linh (Lu-ca 4:14). Ngài đuổi các quỉ bởi quyền năng Đức Thánh Linh, và Ngài cảnh cáo bất cứ ai xúc phạm đến Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 12:32).
Đức Thánh Linh hành động trong đời sống và chức vụ Chúa Jesus trong suốt những năm tháng Ngài ở trên đất. Sau đó Chúa Jesus phải ra đi về trời, và để cho Đức Thánh Linh tiếp tục công tác giữa vòng các tín hữu, các Hội thánh và trên khắp thế giới. Khi Chúa Jesus còn trên đất, chức vụ Ngài hiển nhiên bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Còn Đức Thánh Linh thì không như vậy, Ngài có mặt khắp mọi nơi trong mọi thời gian để thực hiện công tác của Ngài. Cha, Con và Thánh Linh là một. Và Đấng Christ cũng có mặt khắp mọi nơi thông qua thân vị Đức Thánh Linh.
Khi Đấng Christ còn ở trên đất, Ngài có thể ở chung với các môn đồ, lánh ra khỏi họ để cầu nguyện hoặc sai phái họ đi ra rao giảng Tin mừng trong một phạm vi giới hạn. Tuy nhiên khi Ngài về Trời, Đức Thánh Linh ở trong các môn đồ khắp mọi nơi. Vì vậy Chúa chúng ta đã giải thích cho các học trò của Ngài: “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, 17 tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi.” (Giăng 14:16-17). Lời dạy này hàm ý rằng có sự hiệp một giữa Con và Thánh Linh. Đức Con hiện diện với các tín hữu thông qua Đức Thánh Linh. Đây là điều Phao-lô làm chứng: “Christ sống trong tôi.” (Ga-la-ti 2:20). Cũng vậy, “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em.” (Rô-ma 8:9). Và câu tiếp theo vị sứ đồ viết: “Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình.” (Rô-ma 8:10)
Chức vụ của Đức Thánh Linh ngày nay.
Chúng ta mở Kinh Thánh ra để khám phá những điều sau đây:
1. Đức Thánh Linh làm vinh hiển Đấng Christ.
Khi chuẩn bị về trời, Chúa Jesus đã phán dạy các môn đồ về Đức Thánh Linh: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. 14 Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi.” (Giăng 16:13-14). Đức Thánh Linh sẽ làm vinh hiển Đấng Christ qua công tác của Ngài. Lưu ý rằng mỗi ngôi trong ba ngôi Đức Chúa Trời đều làm vinh hiển một ngôi khác. Đức Thánh Linh làm vinh hiển Con, Con làm vinh hiển Cha, và Cha làm vinh hiển Con. Chúa Jesus phán với các môn đồ: “Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con.” (Giăng 14:13). Đức Con khích lệ các môn đồ sinh bông trái: “Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả,” (Giăng 15:8). Khi nói về chính Ngài, Chúa Jesus khẳng định: “Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cho Con Người (Jesus Christ) vinh hiển nơi chính mình Ngài, và Ngài sẽ kíp làm cho vinh hiển.” (Giăng 13:32).
Nếu Đức Thánh Linh ở trong chúng ta, khi ấy chúng ta sẽ có khao khát làm cho Đấng Christ được vinh hiển. Cái tôi của chúng ta càng ngày càng được hạ xuống, và Đấng Christ được tôn cao qua đời sống chúng ta. Giống như Giăng Báp-tít đã nói: “Ngài phải dấy lên, tôi phải hạ xuống.” (Giăng 3:30). Đây là nguyên tắc cho sự trưởng thành của đời sống Cơ đốc.
2. Đức Thánh Linh cáo trách thế gian về tội lỗi.
Chúa Jesus giới thiệu cho các môn đồ công tác của Đức Thánh Linh: “Khi Ngài (Đức Thánh Linh) đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.” (Giăng 16:8). Bản Kinh Thánh Tiếng Việt dùng cụm từ “tự cáo về tội lỗi” có nghĩa trong nguyên ngữ là “khiển trách tội lỗi.” Câu này mang ý nghĩa là: Khi Đức Thánh Linh đến, Ngài sẽ khiển trách (hay kết án) thế gian về tội lỗi… (And when He has come, He will convict the world of sin, and of righteousness, and of judgment. NKJV) Chúa Jesus giải thích thêm: “Về tội lỗi, vì họ không tin ta; về sự công bình, vì ta đi đến cùng Cha, và các ngươi chẳng thấy ta nữa; về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị đoán xét.” (Giăng 16:9-11). Dĩ nhiên Satan cũng được bao gồm trong cụm từ “vua chúa thế gian này”.
3. Đức Thánh Linh tái sinh tín nhân
Tái sinh có nghĩa là được sinh lại lần nữa. Đức Thánh Linh chính là tác nhân cho việc tái sinh tín hữu. “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh 6 mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta.” (Tít 3:5-6).
Đức Chúa Jesus đã làm cho Ni-cô-đem ngạc nhiên khi Ngài phán với ông: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. 4 Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? 5 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. 6 Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. 7 Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại.” (Giăng 3:3-7)
4. Đức Thánh Linh báp-tem mỗi tín hữu vào trong thân thể của Đấng Christ.
“Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa.” (1 Côr. 12:13). Kinh Thánh dạy rõ ràng: “báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân.”. Điều này áp dụng cho tất cả các tín hữu trên khắp thế giới trong mọi thời đại. Báp-tem người tín hữu trong nước là biểu tượng của báp-tem trong Thánh Linh cho sự tái sinh.
Mỗi tín hữu được sinh lại bởi quyền năng Thánh Linh và được báp-tem trong Thánh Linh để hội nhập vào thân thể Đấng Christ. Không có nơi nào trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng báp-tem trong Thánh Linh là dấu hiệu của bất cứ điều gì. Sự tái sinh hay báp-tem trong Thánh Linh là đồng nghĩa với nhau và hai điều này xảy ra cùng một lúc.
Billy Graham đã nói: “Lẽ thật của Kinh Thánh là chúng ta được báp-tem vào trong Thân thể Đấng Christ bởi Thánh Linh – đó là sự chuyển đổi từ thế giới tăm tối vào vương quốc sự sáng. Chỉ có duy nhất một phép báp-tem trong Thánh Linh. Thời điểm chúng ta được đổ đầy Đức Thánh Linh, và sau đó được tái đổ đầy, rồi nhiều lần về sau nữa được tái đổ đầy. Nhưng chỉ có một Thánh Linh, tuy nhiên nhiều lần được đầy dẫy Thánh Linh.”4
Báp-tem dầm mình trong nước là biểu tượng của báp-tem trong Đức Thánh Linh cho sự tái sinh. Chúng ta được chôn với Christ để được đồng sống lại với Ngài trong đời sống mới (Rô-ma 6:4). Giăng Báp-tít đã nói, “Về phần ta, ta vốn không biết Ngài; nhưng Đấng sai ta làm phép báp-têm bằng nước có phán cùng ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Đấng làm phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh.” (Giăng 1:33).
5. Đức Thánh Linh nội trú bên trong mỗi tín hữu.
“Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?” (1 Côr. 3:16; Xem Ga-la-ti 4:6; Rô-ma 8:9-11). Mỗi tín hữu có Đức Thánh Linh ngự bên trong. Một Cơ đốc nhân không cần phải tìm kiếm để nhận lãnh Đức Thánh Linh. Tân Ước không đề cập đến tín hữu phải tìm kiếm kinh nghiệm nhận lãnh Thánh Linh. Nếu một người không có Đức Thánh Linh, người đó không thuộc về Christ (Rô-ma 8:9).
Chúng ta không cần cầu nguyện xin Đức Thánh Linh đến. Ngài đã đến rồi trong ngày lễ Ngũ tuần, và Ngài ngự bên trong tấm lòng của chúng ta khi chúng ta được tái sinh.
6. Đức Thánh Linh đóng dấu chứng thực cho Cơ đốc nhân.
Hành động đóng dấu là bảo đảm chính xác cho người được đóng dấu từ một cấp có thẩm quyền. Khi một vị vua đóng ấn “tối mật” lên một hồ sơ quan trọng niêm phong, hồ sơ này sẽ không được mở ra cho công chúng nếu không có lệnh của nhà vua.
Lúc tôi còn là thực tập sinh cho một công ty vận tải tôi quan sát điều này: Khi di chuyển các kiện hàng được gởi bằng tàu lửa, công ty đường sắt sẽ đóng dấu bằng một loại giấy đặc biệt lên các cửa toa tàu chở hàng cho đến khi chúng về tới bến. Khi về đến nơi chỉ có cấp thẩm quyền mới được tháo bỏ các ấn này tại cửa niêm phong và giao hàng cho chủ nhân.
“Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng (đóng ấn) bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, 14 Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài.” (Ê-phê-sô 1:13-14). Khi chúng ta được cứu, Đức Thánh Linh đóng ấn chúng ta cho đến ngày chúng ta về đến Thiên đàng. Đức Chúa Trời đóng ấn này và không có ai có thẩm quyền để tháo bỏ ấn này cho đến khi chúng ta về đến nước của Ngài.
Khi được Đức Thánh Linh đóng ấn, điều này có nghĩa chúng ta đã thuộc về Christ. Chúng ta là tài sản của Ngài. Không ai có đủ năng quyền để cướp lấy tài sản của Christ.
Cơ đốc nhân được xác định thuộc về Christ qua hành động đóng ấn của Đức Thánh Linh lên trên người đó.
7. Thánh Kinh truyền lệnh cho các tín hữu phải được đổ đầy Đức Thánh Linh.
“Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 5:18). Trong nguyên ngữ Hy-lạp, cụm từ “phải đầy dẫy Đức Thánh Linh” được hiểu là “phải tiếp tục đầy dẫy Đức Thánh Linh.” Điều này có nghĩa là tín hữu phải duy trì tình trạng được đầy dẫy Thánh Linh liên tục mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút.
Mục đích của việc đầy dẫy Thánh Linh là để làm vinh hiển Đấng Christ. “Khi nào Đấng Yên-ủi sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống, tức là Thần lẽ thật ra từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta.” (Giăng 15:26). Những câu hỏi trắc nghiệm này dành cho đời sống Cơ đốc: 1/Christ có được vinh hiển qua đời sống chúng ta? 2/Chúng ta có đang làm chứng cho Christ? 3/Đời sống đầy dẫy Thánh Linh có phải là đời sống bình thường của Cơ đốc nhân?
Nếu được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khi đó chúng ta không còn đầy dẫy bất cứ điều gì khác. Ngay vào lúc chúng ta thực hiện lời này: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (1 Giăng 1:9), khi ấy chúng ta có ý thức rất rõ Thánh LInh đang hiện diện với mình, và bởi đức tin chúng ta cầu xin sự đổ đầy Đức Thánh Linh. Hãy nhớ rằng được đổ đầy Thánh Linh không có nghĩa là cảm nhận về Đức Thánh Linh. Cảm xúc hay cảm nhận không đáng tin cậy trong đời sống thuộc linh. Được đầy dẫy Đức Thánh Linh đến bởi đức tin – không phải bởi cảm xúc.
Được đầy dẫy Đức Thánh Linh không phải là kinh nghiệm một lần khi sự tái sanh xảy ra. Chúng ta được tái sinh một lần, nhưng chúng ta tiếp tục được đổ đầy Đức Thánh Linh. Dấu hiệu của sự đầy dẫy Thánh Linh không phải là một cảm xúc thăng hoa nào đó từ con người. Một người có thể có cảm xúc tuyệt vời trong xác thịt. Còn dấu hiệu về sự đầy dẫy Thánh Linh chính là những bông trái của Thánh Linh được sinh ra trong đời sống Cơ đốc (Ga-la-ti 5:22-23). Một người tuyên bố là đầy dẫy Thánh Linh, nhưng bông trái của đời sống của người ấy chỉ là những trái đắng, giận hờn, chua cay thì rõ ràng là người ấy đang lừa dối chính mình.
8. Đức Thánh Linh thánh hóa tín hữu.
Thánh hóa có nghĩa là làm cho thánh. Từ Hy lạp dịch chữ thánh hóa là hagios, có nghĩa là thánh. Từ này áp dụng cho Đức Thánh Linh, và cũng áp dụng cho các thánh đồ – là những người thuộc về Chúa Jesus. Làm cho tín hữu nên thánh là công việc của Đức Thánh Linh, và những ai được làm nên thánh được gọi là thánh đồ hay người thánh. Trong Kinh Thánh những ai được cứu chuộc đều được gọi lại thánh đồ. Dĩ nhiên họ không phải là những người hoàn hảo, nhưng Thánh Linh đang làm việc bên trong họ cho tiến trình nên thánh.
Sự thánh hóa là một tiến trình được tiếp tục trong sự cứu rỗi để khiến tín nhân được biển đổi theo hình ảnh Con Đức Chúa Trời. Để được biến đổi giống như Đấng Christ, nhiều phần không còn phù hợp trong đời sống chúng ta phải bị loại bỏ. Chúng ta phải được sửa phạt và chấp nhận một số kỷ luật đến từ Chúa. Những phần ưu tú khác trong đời sống chúng ta sẽ được làm cho mạnh mẽ, sắc bén hơn. Gia-cơ viết những lời khích lệ: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” (Gia-cơ 1;2-4). Phao-lô cầu nguyện: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23)
9. Đức Thánh Linh sản sinh bông trái trong đời sống tín hữu.
“Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: Không có luật pháp nào cấm các sự đó.” (Ga-la-ti 5:22-23). Bông trái của Thánh Linh tương phản với những việc làm của xác thịt cũng được liệt kê trong phần Kinh Thánh này. Chín phẩm chất về bông trái Đức Thánh Linh được nêu ra, tuy nhiên từ “bông trái Thánh Linh” được dùng ở số ít. Điều này có nghĩa là chin phẩm chất này chỉ xuất phát từ một cây mà thôi. Và cây đó hay nguồn chính là Thánh Linh. “Lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” là bông trái Thánh Linh trong đời sống tín nhân.
Để sản sinh bông trái các nhánh cây cứ tiếp tục ở trong, ở với cây. Cúa Jesus dạy: “Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” (Giăng 15:4-5). Chúa Jesus là gốc nho thật, Cha thiên thượng là người trồng nho. Cha loại bỏ những nhánh không kết quả, và Ngài tỉa sử những nhánh kết quả khác vì lợi ích lâu dài: “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.” (Giăng 15:2).
10. Đức Thánh Linh an ủi tín hữu trong cơn hoạn nạn.
Đức Thánh Linh là Đấng giúp đỡ, an ủi Cơ đốc nhân trong những thời khắc gặp khủng hoảng. Chúa Jesus ban lời hứa cho các môn đồ: “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, 17 tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi. 18 Ta không để cho các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi.” (Giăng 14:16-18).
Sứ đồ Phao-lô dạy cho Hội thánh Cô-rin-tô: “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, 4 Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!” (2 Côr. 1:3-4). Đức Chúa Trời yên ủi các thánh đồ thông qua Đức Thánh Linh đang nội trú bên trong họ.
11. Đức Thánh Linh cầu thay cho những khủng hoảng sâu kín của Cơ đốc nhân.
“Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta.” (Rô-ma 8:26). Đức Thánh Linh biết hết những nỗi đau của chúng ta, khi chúng ta ngã lòng không biết mình phải cầu nguyện như thế nào. Lúc ấy Ngài cầu thay cho chúng ta.
12. Đức Thánh Linh hướng dẫn tín hữu bước vào trong lẽ thật của Đức Chúa Trời.
Trong Giăng 16:7 Chúa Jesus dạy các môn đồ: “Ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên-ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.” Như vậy Chúa chúng ta phải về trời, và Ngài sai phái Thần lẽ thật đến để dạy cho các môn đồ mọi lẽ thật:
“Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật.” (Giăng 16:13). Xa hơn nữa, Đấng giúp đỡ là Đức Thánh Linh cũng được Cha nhân danh Con sai xuống: “Nhưng Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” (Giăng 14:26).
Sự khôn ngoan của đời này không thể dạy cho chúng ta hiểu biết về Đức Chúa Trời. Phao-lô viết thư cho Hội thánh Cô-rin-tô: “Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin.” (1 Côr. 1:21). Những người thiên nhiên, xác thịt dù có học thức đi nữa cũng không thể nhận biết những điều thiêng liêng thuộc về Đức Chúa Trời. “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.” (1 Côr. 2:14). Đó là lý do chúng ta cần Thánh Linh của Đức Chúa Trời nếu muốn học biết những sự thuộc về Đức Chúa Trời. “Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời.” (1 Côr. 2:12)
13. Đức Thánh Linh ban quyền năng cho tín hữu để trở thành chứng nhân kết quả của Đấng Christ.
Chúa Jesus phán: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” (Công vụ 1:8).
Đức Thánh Linh đi trước các Cơ đốc nhân để chuẩn bị con đường truyền giáo. Ngài có thể mở những cánh cửa của tấm lòng cứng cỏi và gieo trồng hạt giống Phúc Âm.
Đức Thánh Linh hướng dẫn các chứng nhân của Christ theo một phương cách mà họ không ngờ tới hoặc họ đã biết trước đây. Ngài sửa soạn các linh hồn cho sự chạm trán thiên thượng thông qua những Cơ đốc nhân sẵn lòng vâng phục. Đó là điều đáng kinh ngạc trong các tình huống chinh phục linh hồn cho Đấng Christ.
Phần việc của các chứng nhân là cầu nguyện, chia sẻ Christ, tin cậy vào hiện diện và quyền năng Đức Thánh Linh trong công công tác thuyết phục và biến cải tội nhân. Các chứng nhân sẽ thành công khi họ thực hiện phần việc của mình – đó cũng là hợp tác với Đức Thánh Linh. Các chứng nhân sẽ không biết trước câu trả lời khi họ bị nhà cầm quyền tra hỏi về mục vụ của mình. Trong chính giờ phút ấy Đức Thánh Linh sẽ ban cho họ trí khôn ngoan để trả lời các câu hỏi. Các chứng nhân của Christ chỉ tùy thuộc vào sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và họ biết kết quả các mục vụ là thuộc về Đức Chúa Trời.
14. Đức Thánh Linh trang bị, phân phát các chức vụ cho Hội thánh.
“Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người. Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung.” (1 Côr. 12:4-7). Mục đích của các ân tứ Đức Thánh Linh là để xây dựng Hội thánh, “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 4:11-12)
Thân thể của Christ phải thực hiện sứ mệnh của Đầu ủy thác cho. THân thể con người có nhiều phần khác nhau, nhưng đều được cái đầu điều khiển. Các chi thể trong thân phải hòa hợp với nhau như các nhạc công trong một dàn hợp xướng. Sứ đồ Phao-lô dạy: “chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau.” (Rô-ma 12:5). Mỗi chi thể có những chức năng khác nhau nhưng đều nhịp nhàng hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên khi vận hành chung trong một cỗ máy các phần có thể cọ xát, gây đau đớn và dễ đi đến chia rẽ. Vì vậy Đức Chúa Trời cung cấp chất bôi trơn là chín phẩm chất của bông trái Đức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23) để các bộ phận trong thân thể yêu thương (1 Côr. 13:13), gắn kết và hòa hợp cùng nhau.
KẾT LUẬN
Đọc lại các mục trong chương này. Hãy mô tả công tác của Đức Thánh Linh. Nghiêm túc đánh giá cách cẩn thận công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống bạn.
Chương 10
Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Nhận Biết Đức Chúa Trời Cách Cá Nhân?
“Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết.” (Tít 1:16)

Có thể biết về Đức Chúa Trời, tuy nhiên bạn chưa bao giờ nhận biết Ngài cách cá nhân hay thiết lập một mối quan hệ với Ngài? Thực tế là có người lấy được văn bằng tiến sĩ về Thần học nhưng vẫn chưa nhận biết Đức Chúa Trời một cách cá nhân. Chúng ta có thể kể ra các danh xưng của Đức Chúa Trời, phân tích tất cả các thuộc tính của Ngài, giải thích sự huyền nhiệm của Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một thì tất cả những điều đó cũng không ý nghĩa gì nếu chúng ta không nhận biết Ngài cách cá nhân là Cứu Chúa, là Chủ, là Cha thiên thượng, là Bạn của mình.
Giả định một tình huống là một người nào đó có bằng tiến sĩ về lương thực và dinh dưỡng nhưng vẫn ăn uống không lành mạnh và thậm chí bị suy dinh dưỡng. Các sinh viên trường Y có thể học biết về các thực phẩm bổ dưỡng có trong tự nhiên. Tuy nhiên họ sẽ chết đói nếu từ chối không ăn bất cứ loại thực phẩm tốt nào mà họ học được.
Một trong những lẽ thật đáng kinh ngạc về Đức Chúa Trời toàn năng, Đấng sáng tạo nên hoàn vũ là con người có thể nhận biết Ngài cách cá nhân và thiết lập một mối quan hệ với Ngài. Trong toàn bộ sự sắp xếp trật tự của các sự vật, hành tinh trái đất chỉ là một hạt bụi trong hàng loạt dãy ngân hà dày đặc như những đám mây khổng lồ vô giới hạn. Tuy nhiên, một cá nhân, chỉ là một người trong sáu tỷ con người trên trái đất lại có một đặc ân không thể tin được là trở thành người bạn cách cá nhân với Đức Chúa Trời vĩ đại.
Nhưng lẽ thật này còn đáng kinh ngạc hơn, đó là Đấng Tạo Hóa theo đuổi và trông đợi được kết nối một mối liên hệ cá nhân với từng người trên trái đất! Từ buổi bình minh sáng tạo, khi tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va sa ngã, đánh mất mối liên hệ cá nhân với TRỜI, bị trục xuất ra khỏi vườn Ê-đen, thì Chúa tể của vũ trụ vẫn yêu thương và theo đuổi một kế hoạch phục hòa với con người.
A-đam và Ê-va không thể trốn tránh khỏi TRỜI. Và chúng ta cũng vậy. Đức Chúa Trời tìm kiếm tổ phụ loài người, che đậy sự xấu hổ của họ bằng chiếc áo choàng được lấy từ da của một con chiên. Con người có thể phục hòa với TRỜI thông qua chương trình cứu rỗi của Ngài. Đức Chúa Trời muốn khôi phục chúng ta đi đến mối quan hệ cá nhân với Ngài.
Làm Thế Nào Con Người Tội Lỗi Có Thể Đến Với Đức Chúa Trời Thánh Khiết?
Bởi vì “mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược.” (Ha-ba-cúc 1:13). Vậy thì làm sao Ngài có thể theo đuổi những con người gian ác, bất chính để phục hòa họ cho một mối tương giao đã bị gãy đổ? Câu trả lời là đây: Đức Chúa Trời rất yêu thương con người.
Sứ đồ Giăng mô tả tình yêu diệu kỳ của TRỜI: “Nầy, sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta.” (1 Giăng 4:10). Phao-lô cũng viết, “Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài (Christ), và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.” Muốn hòa thuận với Đức Chúa Trời, con người phải ăn năn tội lỗi, lấy đức tin tiếp nhận món quà cứu rỗi vĩ đại mà Ngài đã ban cho trong Đấng Christ.
Rào cản tội lỗi giữa TRỜI với người bị phá bỏ. Đức Chúa Trời đã làm cho nhân loại phục hòa với Ngài qua Đấng Christ: “Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi.” (2 Côr. 5:19). Con người tội lỗi không thể chủ động phục hòa với TRỜI. Tuy nhiên Đấng Christ đã làm điều này cho chúng ta.
Những ai tiếp nhận Đấng Christ làm Chủ đời sống sẽ được sinh lại, trở nên con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12). “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Côr. 5:17). TRỜI trở nên người Cha thiên thượng khi chúng ta tiếp nhận Christ. Chúng ta được chấp nhận để bước vào trong đại gia đình của Ngài. Đức Chúa Trời “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời.” (Tít 3:5-6)
Đấng Christ là con đường duy nhất để nhận biết Đức Chúa Trời. Nếu có một con đường khác để đến thiên đàng, thì Đức Chúa Trời đã không cho phép Con Ngài phải bị sỉ nhục đau thương, gánh lấy cái chết khổ hình trên thập tự giá. Con người tội lỗi không thể cứu lấy chính mình qua nếp sống tu thân ép xác, làm việc công đức, ngồi thiền suy gẫm hay làm bất cứ việc nào khác. Chỉ có một lối thoát cho nhân loại: Christ đã chết vì chúng ta, Cha kéo chúng ta đến với Christ, Thánh Linh cáo trách tội lỗi, thuyết phục tội nhân ăn năn trở về với TRỜI.
Bạn có thể nghiên cứu sách này cách cẩn thận và có một số tri thức về Đức Chúa Trời, nhưng bạn đã nhận biết Ngài một cách cá nhân? Bạn có bao giờ kêu cầu danh Chúa, thừa nhận tội lỗi và cam kết hiến dâng chính mình cho Ngài? Có lẽ bạn sẽ nói: “Ồ tôi luôn luôn tin vào Đức Chúa Trời.” Nhưng bạn chưa dâng nộp đời sống mình cho Ngài. Hãy nhớ rằng: ma quỉ cũng tin Đức Chúa Trời và run sợ (Gia-cơ 2:19), nhưng nó không thuộc về Christ.
Gần đây tôi ghé thăm một cựu chiến binh tám mươi hai tuổi trong bệnh viện. Tôi nói chuyện với ông ta về Christ và Hội thánh. Ông ta nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời nhưng tôi không thích các hội thánh.” Tôi ân cần nhắc cho ông biết rằng ma quỉ cũng tin TRỜI, nhưng nó không phải là Cơ đốc nhân.
Tôi nhìn vào các chai thuốc của ông bên cạnh giường bệnh và nói: “Các lọ thuốc này không thể hữu ích cho sức khỏe của ông cho đến khi ông uống chúng.” Và tôi tiếp tục: “Ông có thể tin vào Đức Chúa Trời, nhưng điều này không ích lợi gì cả cho đến khi ông thừa nhận tội lỗi mình, tiếp nhận Chúa Jesus làm Chủ, làm Cứu Chúa của riêng ông. Chỉ như vậy ông mới nhận được sự sống đời đời.”
Trước khi rời bệnh viện tôi hỏi ông ta có muốn tiếp nhận Christ làm Cứu Chúa. Ông ta gật đầu: “tôi muốn.” Tôi hướng dẫn ông cầu nguyện:
Lạy Chúa Jesus, con thừa nhận tội lỗi của con. Con biết con đã làm những điều sai lầm. Xin Chúa tha thứ cho con. Cám ơn Ngài đã chết thay đền tội cho con trên thập tự giá. Xin Chua ngự vào lòng con và biến đổi con nên con cái của Ngài. Tạ ơn Chúa Jesus đã cứu con. Amen.
Sau khi cầu nguyện những giọt lệ rơi ra trên gò má của người cựu chiến binh. Ông ta có hơi bối rối một chút, nhưng ánh mắt sáng lên trong sự vui mừng. Tôi tiếp tục nói chuyện vời ông ta về đời sống mới trong Đấng Christ. Tôi quyết định sẽ trở lại thăm ông ta lần nữa vào tuần sau để khích lệ ông bước đi trong nếp sống mới.
Chiều Chủ nhật tuần đó, một tín hữu nói với tôi: “Mục sư có biết người cựu chiến binh mà ông đã thăm trong bệnh viện tuần vừa qua?” Tôi trả lời:
– Có biết.
– Ông ta vừa mới chết sáng hôm nay.
Tôi hơi ngỡ ngàng. Tôi nhớ lại những giọt nước mắt của người cựu chiến binh. Về phía con người, ông và tôi biết cuộc đàm thoại mà chúng tôi đã nói chuyện với nhau tuần trước. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời biết sự ăn năn và lời cầu nguyện của ông. Không ai biết được mình sẽ chết vào lúc nào. Nhưng niềm vui của Cơ đốc nhân là biết sau khi chết mình sẽ về đâu.
Nếu bây giờ bạn vẫn chưa nhận biết Chúa Jesus một cách cá nhân. Hãy dừng lại và suy nghĩ. Hãy kêu cầu danh Chúa, thừa nhận tội lỗi và dâng nộp đời sống cho Ngài. Nếu bạn đã làm điều đó, hãy nói cho người khác biết quyết định của bạn. Tiếp nhận Chúa Jesus làm Chủ, làm Cứu Chúa và khởi sự thiết lập một mối quan hệ cá nhân với TRỜI. Bạn sẽ bước đi trong Ngài mỗi ngày.
Đấng Christ sống trong chúng ta
Khi tiếp nhận Christ làm Cứu Chúa, sự chết của Ngài trên thập tự giá trở nên sự chết trong con người cũ của chúng ta. Lúc này sự sống của Đấng Christ trở nên sự sống mới trong chúng ta. Bí mật cho một đời sống Cơ đốc đắc thắng tội lỗi và những khủng hoảng khác được Phao-lô tiết lộ: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20).
Một minh họa khác, Phao lô cho biết con người tự nhiên của ông không thể làm điều lành hoặc tự giải thoát khỏi tội lỗi: “vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy…..Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:19-20; 24). Bạn có đang trải qua những trải nghiệm tương tự như Phao-lô?
Phao-lô dạy cho Hội thánh biết bí quyết để sống đạo: để Thánh Linh của Đức Chúa Trời sống bên trong chúng ta.
“Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình. Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.” (Rô-ma 8:10-11)
Biết Christ một cách cá nhân là ý thức rằng hiện diện của Chúa Jesus ở với chúng ta mọi lúc mọi nơi. Phao-lô cầu nguyện cho các tín hữu ở Ê-phê-sô nhận được quyền phép Đức Thánh Linh để trở nên mạnh mẽ: “tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em.” (Ê-phê-sô 3:16-17). Bản Kinh Thánh Tiếng Việt dùng từ ‘ngự trong’. Trong nguyên ngữ từ này có nghĩa: ‘thiết lập một chỗ ở thường xuyên bên trong.’ Khi chúng ta đi đến nhận thức là hiện diện của Christ ở bên trong chúng ta, lúc đó chúng ta thực sự nhận biết Đức Chúa Trời cách cá nhân.
Trong khi viết thư tín Ê-phê-sô, Phao-lô cũng viết cho các tín hữu ở thành Phi-líp: “Tôi có lòng trông cậy chắc chắn nầy, việc chi tôi cũng chẳng hổ thẹn cả, nhưng bao giờ cũng thế, tôi nói cách tự do mọi bề, như vậy, dầu tôi sống hay chết, Đấng Christ sẽ được cả sáng (hay được tôn cao) trong mình tôi.” (Phi-líp 1:20). Và vị sứ đồ xác định: “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy.” (Phi-líp 1:21). Trải nghiệm này của Phao-lô chính là ông đã nhận viết TRỜI cách cá nhân.
Giữ mối liên hệ cá nhân với Đức Chúa Trời qua sự vâng lời thuận phục của chúng ta. Khi mối liên hệ này bị gián đoạn vì cớ tội lỗi xen vào, chúng ta phải áp dụng lời dạy của sứ đồ Giăng để nối lại mối tương giao với TRỜI: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (1 Giăng 1:9). Ngay khi chúng ta thừa nhận tội lỗi và xưng ra với TRỜI, chúng ta nhận được sự tha thứ, sự tẩy sạch và phục hòa với Ngài.
Nhận Biết TRỜI Trong Sự Thờ Phượng
Nhận biết Đức Chúa Trời cách cá nhân có nghĩa là nhận ra sự không xứng đáng của chúng ta khi bước vào trong hiện diện của Ngài. Chúng ta đọc và thấy trải nghiệm của tiên tri Ê-sai khi ông đối mặt với Chúa: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Ê-sai 6:5).
Bước vào trong sự thờ phượng là một đặc ân của chúng ta. Từ thờ phượng trong Cựu Ước nguyên ngữ là shachah có nghĩa quỳ xuống. Còn từ thờ phượng trong Tân Ước là proskuneo có nghĩa tôn kính, vâng phục.
Sau đây sự thờ phượng được đề cập trong Kinh Thánh:
– Sáng thế ký 22, Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ. Ông giải thích với hai người đầy tớ: “Hãy ở lại đây với con lừa; ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ-phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi.”
– Sau đó Áp-ra-ham giao phó cho người quản gia đi cưới vợ cho Y-sác, ông quản gia này cũng thờ phượng TRỜI với sự chúc tạ ngợi khen khi ông tìm gặp Rê-be-ca: “Người bèn cúi đầu và sấp mình xuống (thờ phượng) trước mặt Đức Giê-hô-va, mà nói rằng: Đáng ngợi khen thay Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi! Ngài chẳng ngớt thương xót và thành thực đối cùng chủ tôi! Khi đương đi, Đức Giê-hô-va dẫn dắt tôi đến nhà anh em của chủ tôi vậy.” (Sáng. 24:26-27)
– Khi Môi-se thay mặt dân sự lên hòn núi thánh để nhận bảng luật pháp. “Môi-se lật đật cúi đầu xuống đất và thờ lạy (thờ phượng) mà thưa rằng: Lạy Chúa!” (Xuất. 34:8)
– Khi thầy thông giáo E-xơ-ra mở quyển sách luật pháp của Đức Chúa Trời ra, dân sự đáp lại bằng sự thờ phượng: “E-xơ-ra dở sách ra trước mặt cả dân sự, vì người đứng cao hơn chúng; khi người dở sách ra, thì dân sự đều đứng dậy. E-xơ-ra ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời cao cả; cả dân sự bèn giơ tay lên, mà đáp lại rằng: A-men, A-men! Rồi chúng cúi đầu, sấp mặt xuống đất mà thờ lạy (thờ phượng) Đức Giê-hô-va.” (Nê-hê-mi 8:5-6)
– Các bác sĩ từ phương đông xa xôi theo ánh sao huyền nhiệm tìm về Bết-lê-hem thờ phượng Ấu Chúa Jesus. “Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của báu ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một dược.” (Ma-thi-ơ 2:11)
– Sau khi phục sinh Chúa đã hiện ra với các phụ nữ trước ngôi một trống. Các chị em này đã làm gì? “Nầy, Đức Chúa Jêsus gặp hai người đàn bà đó, thì phán rằng: Mừng các ngươi! Hai người cùng đến gần, ôm chân Ngài, và thờ lạy Ngài.” (Ma-thi-ơ 28:9)
Kinh Thánh bày tỏ sự thờ phượng đúng nghĩa không phải là tìm kiếm những cảm xúc của chúng ta. Mục đích của hành động thờ phượng là làm vui lòng và tôn cao Đức Chúa Trời. Trong sự thờ phượng chúng ta dâng lên trước ngôi thi ân một số điều. Sự thờ phượng không phải là để nhận được một điêù nào đó.
Sứ đồ Giăng nhìn thấy sự thờ phượng trên thiên đàng: “tôi nhìn xem, nghe bốn bên ngôi và các sinh vật cùng các trưởng lão, có tiếng của vô số thiên sứ; thiên sứ hàng muôn hàng ngàn, đồng nói lên một tiếng lớn rằng: Chiên Con đã chịu giết đáng được quyền phép, giàu có, khôn ngoan, năng lực, tôn quí, vinh hiển và ngợi khen!
Tôi lại nghe mọi vật dựng nên trên trời, dưới đất, bên dưới đất, trên biển, cùng mọi vật ở đó đều nói rằng: Chúc cho Đấng ngồi trên ngôi cùng Chiên Con được ngợi khen, tôn quí, vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời! Rồi bốn con sinh vật đều nói: A-men. Và các trưởng lão sấp mình xuống mà thờ lạy.” (Khải huyền 5:11-14).
Cá nhân thờ phượng TRỜI và thiết lập mối tương giao với Ngài hàng ngày là yếu tố cần thiết để khám phá nhiều hơn về chính Ngài. Sự thờ phượng chung trong cộng đồng Hội thánh địa phương sẽ bổ sung thêm cho sự thờ phượng cá nhân. Mỗi thành viên trong Hội thánh đều có những ân tứ riêng và các ân tứ này sẽ được phát huy trong sự thờ phượng chung. Sẽ có người giảng dạy, làm chứng, ca hát, cầu nguyện chữa lành… Vì vậy trước giả thư Hê-bơ-rơ nhắc nhở chúng ta: “chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (Hêb. 10:25)
Biết Đức Chúa Trời Thông Qua Lời Của Ngài
Phao-lô dạy rằng tất cả Kinh Thánh đều được Thần cảm và hữu ích cho chúng ta trong mọi điều (2 Ti-mô-thê 3:16). Tuy nhiên sứ đồ Phi-e-rơ cũng cảnh báo sự nguy hiểm nếu có những người giải thích sai Kinh Thánh: “Ấy là điều người (Phao-lô) đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình.” (2 Phi-e-rơ 3:16)
Để hiểu biết Đức Chúa Trời cách cá nhân và thiết lập một mối liên hệ mật thiết với Ngài, chúng ta phải đi theo Lời của Ngài được viết trong Kinh Thánh. Những người ở thành Bê-rê đều tra xem Kinh Thánh hàng ngày để đối chiếu với lời giảng của Phao-lô: “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh thánh, để xét lời giảng có thật chăng.” (Công vụ. 17:11). Chúng ta đọc Kinh Thánh không chỉ để biết các thông tin nhưng còn phải biết tấm lòng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua từng trang sách – điều này quan rọng hơn.
Nhiều năm về trước, khi Billy Graham nói chuyện trong một hội nghị Cơ đốc, ông làm chứng rằng mỗi ngày ông đọc năm chương sách Thi Thiên một chương sách Châm Ngôn. B. Graham nói rằng Thi thiên dạy chúng ta dạy chúng ta cách bước đi với Đức Chúa Trời, còn Châm Ngôn dạy chúng ta cách cư xử với con người. Nếu bạn áp dụng cách đọc này của tiến sĩ Billy Graham, bạn sẽ đọc hết hai sách này cứ mỗi một tháng.
Khi tôi còn là một mục sư trẻ tuổi, tôi nghe C. Wade Freeman, mục sư chủ tịch của Báp-tít Liên hiệp ở Texas nói rằng cứ mỗi tháng ông đọc hết sách Công vụ các sứ đồ. Những lời chứng này của các mục sư lãnh đạo đã truyền cảm hứng cho tôi đọc xuyên suốt Kinh Thánh.
Kinh Thánh bày tỏ tấm lòng, tâm trí và ý chỉ của Đức Chúa Trời. Xuyên suốt Kinh Thánh TRỜI bày tỏ chính mình Ngài để chúng ta có thể nhận được những tri thức mới và áp dụng nó. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu biết hết đại dương bao la những lẽ thật về Đức Chúa Trời trong cái tri thức hữu hạn của chúng ta vốn bé nhỏ như một tách trà. Tuy nhiên càng hiểu biết và kinh nghiệm về Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ càng trưởng thành hơn.
Chúa Jesus phán với những người Pha-ri-si, “Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!” (Giăng 5:39-40). Hãy nhớ rằng sự sống đời đời không phải được tìm thấy qua việc nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta phải tiếp nhận, phải đến với Chúa Jesus.
Nhận Biết Đức Chúa Trời Xuyên Qua Các Công Việc Ngài
Có một mối liên hệ cá nhân với TRỜI là trở thành người hợp tác đồng công trong công việc của nhà Ngài. Khi Chúa Jesus thi hành chức vụ trên đất, Ngài đã chọn nhóm mười hai người ở với Ngài, huấn luyện họ để làm công việc Ngài. Sau khi thăng thiên về trời, Chúa Jesus vẫn tiếp tục công việc của Ngài thông qua chúng ta. Nếu chúng ta sẵn lòng, chúng ta sẽ trở thành người dự phần với Ngài để thực hiện chương trình, công việc của Ngài còn lại trên đất và trong cõi đời đời.
Kinh Thánh nói về Chúa Jesus: “Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài.” (Công vụ 10:38). Khi Đấng Christ từ bỏ mạng sống Ngài vì cớ chúng ta, Phao-lô viết: “Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành.” (Tít 2:14). Chúng ta chú ý các cụm từ in nghiêng. Cuối lá thư gởi cho Tít, Phao-lô nhắc lại: “Những người bổn đạo ta cũng phải học tập chuyên làm việc lành, đặng giùm giúp khi túng ngặt, hầu cho họ khỏi đưng đi mà không ra trái.” (Tít 3:14)
Khi chúng ta làm việc với tư cách là những người “chung phần với TRỜI trong một công ty”, chúng ta cũng phải làm giống như Ngài. Bất cứ nơi đâu Phúc âm được rao giảng, nơi đó có các việc lành của Cơ đốc nhân để giúp đỡ cho người khác. Khi đi theo tiếng gọi của Chúa, giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ Chúa (Ma-thi-ơ 25:39-40). Chúa Jesus cũng dạy chúng ta trang bị cho mình tinh thần phục vụ khiêm nhường: “kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (Ma-thi-ơ 20:27-28).
Bước vào chức vụ, Chúa Jesus giảng bài đầu tiên từ sách tiên ti Ê-sai, “Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng:
Thần của Chúa ngự trên ta;
Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo;
Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha,
Kẻ mù được sáng,
Kẻ bị hà hiếp được tự do;
Và để đồn ra năm lành của Chúa.” (Lu-ca 4:17-19; Xem Ê-sai 61:1-2)
Bất cứ nơi đâu khi dân sự có nhu cầu, Chúa Jesus động lòng thương xót họ (Ma-thi-ơ 9:36) và Ngài đáp ứng cho những nhu cầu đó. Đến lượt chúng ta cũng vậy.
Nhiều năm trước đây, khi chúng tôi còn sống ở Paris, Texas. Một cơn lốc xoáy chết người đã ập vào thị trấn. Những người đầu tiên đến giúp đỡ cho cư dân bị mất nhà cửa ở đây là các Cơ đốc nhân. Nhiều Hội thánh từ khắp các quốc gia khác cũng gởi sự trợ giúp đến. Và chẳng bao lâu sau đã khôi phụ trở lại những sinh hoạt bình thường cho người dân sau cơn bão táp. Các thành viên của hội thánh Baptist khắp nơi đổ về xây dựng lại ngôi nhà thờ cho Hội thánh Baptist ở Texas bị đổ nát. Đó chính là những việc lành mà chúng ta phải làm.
Những thảm họa tự nhiên có thể đánh vào bất cứ nơi nào trên thế giới. Động đất ở Mexico City, bão lớn ở New Orleans hay sóng thần ở Nam Thái Bình Dương, bất cứ nơi đâu cũng luôn ghi lại những câu chuyện về các việc tốt lành của Cơ đốc nhân. Đó là Đức Chúa Trời đang làm công việc của Ngài xuyên qua dân sự Ngài. Nếu chúng ta muốn nhận biết TRỜI cách cá nhân, chúng ta phải tham gia vào các công việc của Ngài.
Đừng quên rằng, chúng ta cũng phải nói cho người khác biết: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Những người bị nạn vì thảm họa tự nhiên không chỉ cần cứu giúp vật chất. Họ cũng cần ánh sáng của Phúc âm – vì đó là nhu cầu tâm linh chính đáng của họ giống như họ cần nhu cầu vật chất.
Kinh Thánh tuyên bố: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.” (Rô-ma 10:13). Những người ngoại bang sẽ không thể kêu cầu danh Chúa nếu họ chưa tin. Và nếu không có ai rao giảng lời Chúa thì làm sao họ tin? Họ cần nghe câu chuyện Phúc âm – và đây là công việc của chúng ta. Đức Chúa Trời không sử dụng các thiên sứ để rao ra câu chuyện Phúc âm, nhưng Ngài sử dụng chúng ta. Ngài không muốn cho một ai chết mất, nhưng muốn mọi người đều ăn năn. Đức Chúa Trời cũng không gởi đi những người từ cõi chết sống lại trở về thế giới để rao giảng Tin lành. Trách nhiệm này là của chúng ta – những tiên tri của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh xác định: “Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy.” (Lu-ca 16:31)
Kế hoạch duy nhất của Đức Chúa Trời cho công tác công bố Phúc Âm là xuyên qua mục vụ của những người được cứu chuộc. L.R. Scarborrough –nguyên giáo sư và chủ tịch của Viện Thần học Baptist Tây Nam đã viết một quyển sách vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi nhan đề: “Cùng Với Christ Theo Đuổi Người Hư Mất”. Vị mục sư này đã được truyền cảm hứng để thực hiện các mục vụ khó khăn giống như lời của Phao-lô đã truyền lửa cho Ti-mô thê: “Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.” (2 Ti-mô-thê 4:5). Nhan đề của quyển sách trên cũng là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay.
Đấng Chrit đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư ất (Lu-ca 19:10). Nếu chúng ta thực sự biết Christ cách cá nhân, chúng ta cũng sẽ đi với Ngài để làm điều tương tự.
KẾT LUẬN
“Chúng ta khá nhìn biết Đức Giê-hô-va; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài.” (Ô-sê 6:3). Chúng ta có thể hiểu biết nhiều về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới, nhưng không nhận biết họ cách cá nhân. Với Đức Chúa Jesus Christ thì không thể như vậy. Biết Chúa trong kinh nghiệm cá nhân, thiết lập một mối tương giao mật thiết với Ngài mỗi ngày, và làm điều Ngài muốn chúng ta làm để chúng ta có thể đồng thanh nói chung với Phao-lô: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20)

Lời Chú Giải
Chương 1
1. www.livesscience.com
2. www.gallup-internatinal.com
3. www.cnn.com
4. Augustine, Confession
5. www.Nytimes.com
6. Robin Marantz Henig, “Darwin’s God”
7. Allen Sandage, “A Scientist Reflects On Religious Belief”
8. www. cnn.com
9. MedTerms Dictionary
10. www.pbs.org
11. “Why this scientist nelieve in God” www.cnn.com
12. Francis S. Collins, The Language Of God
13. Collins, The Language Of God
14. “Question of God” www.pbs.org
15. Emile Caillet, Journey Into Light
16. Caillet, 16
17. Caillet, 17-18
18. Information reviewed with Dr. McIntyre on April 19, 2008
19. Quotations from Liberty, Review and Herald Publishing Association
20. Quotations from Liberty, Review and Herald Publishing Association
21. Quotations from Liberty, Review and Herald Publishing Association
22. Quotations from Liberty, Review and Herald Publishing Association
23. William Byron Forbush
24. Outreach (May/June 2004)
25. “Sir Fred Hoyle”
26. map.gsfc.nasa.gov
27. Derived from Thayer’s Greek – English Lexicon
28. William Paley
29. “Infinite Monkey Theorem” www.wikipedia.com
30. George F. Will, “The Gospel From Science”
31. Peter Ward and Donald Brownlee
32. “Human body” Encyclopadia Britannicia. 2008
33. Reith Lectures 2003
34. James Dewey Watson
35. C.S. Lewis, Mere Chistianity
36. Lewis, 25
37. Lewis, 37
38. Blaise Pascal
39. Blaise Pascal
Chương 2
1. Pagan Gods, 563
2. Pagan Gods, 564
3. Bacchanalia
4. Islam
5. Hinduism
6. E. Luther Copeland
7. Eerdmans’ Handbook, 172
8. Eerdmans’ Handbook, 186
9. Copeland, 31
10. Copeland, 34-35
11. Copeland, 31
12. Buddhism
13. Eerdmans’ Handbook, 223,231
14. Eerdmans’ Handbook, 231
15. Eerdmans’ Handbook, 232
16. Eerdmans’ Handbook, 237-238
17. Copeland, 58-59
18. Copeland, 60
19. Eerdmans’ Handbook, 297
20. Mormon
21. Irvine Robertson, 23-26
22. Godhead, 2008
23. Robertson, 26
24. B. A. Robinson
25. John P. Newport
26. Rene Pache, 81
27. Definitions
Chương 3
1. The Interpreter’s Dictionary of the Bible, 408
2. Andrew Jukes, 16
3. New American Standard Bible.
4. Stone, 19
5. The Interpreter’s Dictionary of the Bible, 410
6. Judaism 101
7. Paragraph adapted from Exodus
8. William Wilson, 305
9. Stone, 39
10. King James Version
11. William Hunter
Chương 4
1. Norman Geisler, 58
2. Thomas C. Oden, 39-40
3. Foundation of the Christian faith, 122-133
4. Fredericck H. Lehman
5. A.W. Tozer, 59
Chương 5
1. Job 42:2; Isa. 14:27
2. William Cowper, 165
3. W.E. Vine, 223-224
Chương 6
1. Tertullian
2. Augustus H. Strong, 319
Chương 7
1. W.E. Vine, 262
2. Alfred, Lord Tennyson
3. Charles H. Gabriel
Chương 8
1. The Baptist faith and Message
2. James Semple, 19
Chương 9
1. Millard J. Erickson, 881-887
2. Joshep Henry Thayer, 202
3. Warren W. Wiersbe, Be Transformed, 57
4. Billy Graham, The Holy Spirit, 64

The end

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên