Đức Chúa Trời Ba Ngôi
GẦN ĐÂY TÔI CÓ THAM DỰ đám cưới con trai của một đồng nghiệp tại Chủng viện Western. Khi buổi lễ bắt đầu, người chủ lễ thông báo cho bạn bè và những người thân rằng họ sắp chứng kiến lễ tuyên thệ một giao ước—giao ước hôn nhân. Những lời hứa nguyện sẽ được trao cho nhau, ràng buộc Bill và Julie bên nhau trọn đời. Nhưng không chỉ hội chúng sẽ chứng kiến sự khởi đầu của giao ước, mục sư chủ lễ giải thích. Những người có mặt cũng sẽ chứng kiến một phép lạ, vì trong hôn nhân, hai người thực sự trở thành một. Như Đức Chúa Trời đã phán, “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2:24). Mặc dù Bill và Julie sẽ vẫn duy trì cá tính và tính cách của riêng họ, nhưng thực tế theo lẽ mầu nhiệm trong Kinh Thánh – họ sẽ kết hiệp làm một không thể tách rời và trở thành một thực thể tâm linh.
Lẽ mầu nhiệm của sự kết hợp trong hôn nhân có thể dùng để minh họa một điều gì đó về Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Trong lễ cưới của họ, Bill và Julie đã thắp lên một ngọn nến hiệp nhất để biểu thị rằng hai người đang trở thành một trong hôn nhân. Theo một cách tương tự nhưng hoàn toàn độc đáo và đặc biệt, Đức Chúa Trời là Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là một trong thần tánh. Họ là ba ngôi riêng biệt hợp nhất với nhau trong một Chúa Ba Ngôi.
Chương này xem xét tín lý về Chúa Ba Ngôi, hay ba thân vị, chú trọng vào những câu hỏi sau: Có cơ sở Kinh Thánh cho tín lý này không? Các Cơ đốc nhân có luôn đồng ý về Chúa Ba Ngôi không? Ý nghĩa thực tiễn của tín lý này là gì? Làm thế nào để sự nhận thức về tín lý Chúa Ba Ngôi có thể giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về Đức Chúa Trời hơn?
NỀN TẢNG KINH THÁNH VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI
Từ Chúa Ba Ngôi, theo nghĩa đen có nghĩa là “trạng thái hoặc tính cách của ba thân vị”, có thể để lại ấn tượng rằng Cơ đốc nhân thờ phượng ba vị thần. Theo Charles Ryrie, Tôi thích từ Triunity hơn vì nó diễn tả cụ thể hơn những gì chúng ta tin về Đức Chúa Trời.1 Kinh Thánh dạy rằng trong Đức Chúa Trời Ba Ngôi, có ba thân vị riêng biệt – Cha, Con và Thánh Linh – một Chúa Ba Ngôi. Nhưng theo lẽ mầu nhiệm và siêu nhiên, cả ba hợp nhất — Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một.
Chứng Cứ của Sự Hiệp Nhất
Kinh Thánh tuyên bố khá dứt khoát rằng chỉ có một Đức Chúa Trời thật. Điều này được minh chứng trong kinh Shema, được đọc vào mỗi ngày Sa-bát trong các giáo đường Do Thái. “Hỡi Y-sơ-ra-ên! [‘s‘ma], Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai” (Phục truyền 6:4). Đây là một tuyên bố mạnh mẽ về tính hiệp nhất và duy nhất của Đức Chúa Trời. Bản văn này đôi khi được trích dẫn để làm bằng chứng chống lại giáo lý về Chúa Ba Ngôi. Nhận xét về Phục truyền luật lệ ký 6:4, một nhà bình luận người Do Thái có nói, “Niềm tin rằng Đức Chúa Trời được kết hiệp từ một số thân vị, chẳng hạn như niềm tin Cơ đốc giáo vào Chúa Ba Ngôi, là một sự xuất phát từ quan niệm thuần túy về Sự Hiệp Nhất của Đức Chúa Trời.”2 Tuy nhiên, các nhà thần học bất đồng về việc liệu từ ehad trong tiếng Hê-bơ-rơ có ám chỉ đến sự hợp nhất của Đức Chúa Trời, sự độc nhất của Đức Chúa Trời, hay cả hai.3 Có lẽ ehad, có nghĩa là sự hợp nhất theo nghĩa ba ngôi vị của Chúa Ba Ngôi là một, bởi vì trong Sáng thế ký 2:24, cùng một từ tiếng Hê-bơ-rơ được sử dụng để chỉ A-đam và Ê-va là “một”, tức là hai ngôi vị riêng biệt được xem như một thể hiệp nhất. Mặt khác, Wolf gợi ý rằng cả bối cảnh rộng lớn của Phục truyền luật lệ ký và bối cảnh trước mắt của Phục truyền luật lệ ký 6:4 đều nhấn mạnh sự thật về sự duy nhất của Đức Chúa Trời và rằng dân Y-sơ-ra-ên có lòng trung thành với Ngài là một Đức Chúa Trời duy nhất (5:9; 6:5).4 Với điều này trong tâm trí, cụm từ “Giê-hô-va có một không hai” có thể được dịch là “Chỉ một mình Yahweh!”
Trong số tất cả các vị thần làm cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên tập chú đến, bao gồm cả Asherah và Anath, Baal và Marduk, nhưng chỉ có một vị thần thực sự xứng đáng được thờ phượng – chỉ mình Đức Giê-hô-va!
Điều Răn thứ nhất trong Mười Điều Răn nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên rằng họ chỉ được thờ phượng một mình Đức Chúa Trời chân thật duy nhất (Xuất Ê-díp-tô 20:3; Phục truyền 5:7) Môi-se thay mặt dân sự Y-sơ-ra-ên nhắc nhở họ về công việc của Đức Chúa Trời, ông nói: “Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài” (4:35). Tân Ước cũng rõ ràng khẳng định rằng “chỉ có một Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 8: 6; xem thêm Ê-phê-sô 4:4-6; Gia-cơ 2:19).
Chứng Cứ về Ba Thân Vị
Trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, Cơ đốc giáo là tôn giáo duy nhất chấp nhận giáo lý về ba ngôi vị thánh trong một Chúa Ba Ngôi. Thần uy của ba ngôi vị này được chứng minh rõ ràng trong Kinh Thánh.5 Trước hết, Chúa Cha được gọi là Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 8:6). Chúa Giê-su đã nhìn nhận Chúa Cha là Đức Chúa Trời. Ngài phán, “Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời, là thứ Con người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Con, mà Cha, tức là chính Đức Chúa Trời, đã ghi ấn tín của mình” (Giăng 6:27). Phi-e-rơ cũng đề cập đến “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha” (1 Phi-e-rơ 1:2).
Thứ nhì, Đức Chúa Con được gọi là Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 1:8). Trong Rô-ma 9:5, Phao-lô đề cập đến “Đấng Christ, là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời!” Là kẻ nghi ngờ đã nhìn thấy Chúa Giê-su phục sinh, Thô-ma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:28). Những tuyên bố của Chúa Giê-su về sự toàn tri (Ma-thi-ơ 9: 4), sự toàn năng (28:18) và sự toàn tại (28:20) cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời. Trong Giăng 8:58 Ngài công bố, “trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta!” Cụm từ “Ta là” (tiếng Hy Lạp, ego eimi) là một sự đề cập rõ ràng về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đấng đã xác định chính Ngài trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14 là “Ta là Đấng tự hữu hằng hữu.” (Xem thảo luận trong phần “Câu hỏi về Danh Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 3:13-15]” ở chương 3.) Những người Do Thái khi nghe Chúa Giê-su thừa nhận lời khẳng định rằng Ngài là Đức Chúa Trời thì nhặt đá để ném Ngài vì tội báng bổ (Giăng 8:59). Chúa Giê-su khẳng định sự bình đẳng của Ngài với Đức Chúa Trời bằng mà rằng, “Ta với Cha là một” (10:30). Bằng chứng thêm nữa về thần tính của Đấng Christ được chứng minh bằng các phép lạ của Ngài (20:30-31) và Ngài có quyền tha tội (Mác 2:1-12)—là những công việc mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể làm.
Thứ ba, Đức Thánh Linh được gọi là Đức Chúa Trời. Trong Công vụ 5:3-4, chúng ta được biết Phi-e-rơ quở trách A-na-nia là thể nào về sự lừa dối của ông về món tiền mà ông dâng cho hội thánh. “Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó?” Kế đến Phi-e-rơ nói thêm, “ấy chẳng phải ngươi nói dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa Trời.” Nói cách khác, nói dối Đức Thánh Linh cũng là nói dối Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh có các thuộc tính của Đức Chúa Trời, bao gồm toàn tri (1 Cô-rinh-tô 2:10), toàn năng (Gióp 33:4) và toàn tại (Thi 139:7). Thêm nhiều chứng cứ nữa về thần tính của Đức Thánh Linh được tìm thấy trong các công việc mà Ngài đã làm, bao gồm việc tái sanh (Tít 3:5), cầu thay (Rô-ma 8:26) và sự làm cho được nên thánh (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
còn nữa
trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY
translated by VMI