Trang Chủ TRANG CHỦ Hai Chị Em

Hai Chị Em

912
0
SHARE

đồng nai, tháng 2 năm 2020

ngoài sân vườn

sau tết

em đến đồng nai
nhằm mùa mận chín
nụ cười tỏa nắng
sáng nay tươi
hạnh phúc rất đơn sơ
xuân về trong ánh mắt
trời xanh cao trong vắt
rực rỡ nắng mai đầy

trước cửa nhà

thi thoảng em về thăm chị

vườn nhà không khác bao nhiêu

một góc sân nhỏ trước hiên

giàn thiên lý xưa còn đó

mai vàng níu kéo mùa sang

thời gian mây bay nước chảy

mới ngày nào đó mà nay

chị đã là bà nội trẻ

còn em cũng có dâu rồi

năm nay tròn hơn năm trước

(sang năm chưa biết thế nào)

e là em phải kiêng thôi

vóc dáng của thời con gái

còn giữ được cũng là may

chị em mình luôn duyên dáng

nhờ ơn Thiên Hựu giữ gìn

tấm hình lưu giữ nơi đây

xếp vào trong ngăn kỷ niệm

nay mai dù có đi xa

còn bao nhiêu điều luyến nhớ

Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.

Sáng thế ký 12:2

Từ phước được sử dụng hơn bốn trăm lần trong Kinh thánh với nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta thường sử dụng từ này trong các bài chia sẻ hoặc các buổi nói chuyện – và đặc biệt là trong sự cầu nguyện. Phước hạnh là điều gì đó Đức Chúa Trời ban phát, hành động, hoặc phát ngôn để quy vinh hiển cho Ngài. Sứ đồ Phao-lô trước đó đã không nghĩ rằng cái giằm xóc trong thân thể của ông là một phước hạnh, vì thế ông cầu xin Đức Chúa Trời ba lần để loại bỏ nó, nhưng cái giằm xóc đó trở nên phước hạnh cho cả Phao-lô và  hội thánh (1 Cô-rin-tô 12: 7-10). Phi-e-rơ cố gắng ngăn cản Chúa Jesus đi đường thập tự giá (Ma-thi-ơ 16: 21-28), nhưng những gì Chúa Jesus đã hoàn tất tại đồi Calvary đã đem đến phước hạnh cho cả thế giới trải qua các thế hệ và sẽ ban phước cho dân Ngài đến đời đời.

Phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta phải được chuyển tải đến cho người khác, bởi vì Cơ đốc nhân được xem là các ống dẫn, không phải là hồ chứa nước. Nhận lãnh các phước hạnh của Đức Chúa Trời và rồi ích kỷ giữ chúng cho riêng mình là vi phạm một trong những nguyên tắc của đời sống Cơ đốc. “Lòng rộng rãi sẽ được no nê, còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gọi” (Châm ngôn 11:25). Chúng ta được ban phước để chúng ta có thể trở nên một nguồn phước tuôn đổ ra cho người khác.

Bởi vì Áp-ra-ham và Sa-ra tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài, Đức Chúa Trời ban phước cho họ và khiến họ trở thành nguồn phước cho toàn thế gian. Từ họ ra quốc gia Israel, và dân tộc này đã cho cả thế giới nguồn tri thức về một Đấng chân thật và là Đức Chúa Trời hằng sống. Qua tuyển dân Israel chúng ta có Kinh Thánh và Chúa Jesus Christ, Đấng của rỗi toàn thế gian. Nếu không có sự làm chứng của Israel thì thế giới ngoại bang ngày nay chỉ bao gồm những người dốt nát, thờ hình tượng “không có sự trông cậy và không có Đức Chúa Trời ở thế gian” (Ê-phê-sô 2:12). Nhưng hiện nay “ai tin thì nấy được phước với Áp-ra-ham, là người có lòng tin” (Ga-la-ti 3:9).

Áp-ra-ham chúc phước Lót, cháu mình và để Lót quyền ưu tiên lựa chọn vùng đất trong Ca-na-an (Sáng 13). Ông cũng giải cứu Lót khi Lót bị bắt làm tù binh (Sáng 14), và bởi sự cầu thay của Áp-ra-ham, Lót được cứu khỏi thành Sô-đôm khi nó bị hủy diệt (Sáng 19: 1-29). Không may là Lót đã từ chối bước theo gương mẫu đức tin của bác mình, ông kết thúc cuộc đời trong hang động, say sưa và phạm tội loạn luân (Sáng 19: 30-38). Lót và dòng dõi của ông đã mang đến rắc rối cho Israel, không phải phước hạnh.

Nhưng có ít nhất ba lần mà tổ phụ đức tin Áp-ra-ham thất bại để trở thành một nguồn phước. 1/ Thay vì tin cậy nơi Chúa, Áp-ra-ham cố gắng đi xuống Ai-cập để trốn khỏi nạn đói kém, và ở đó ông đã nói những lời khôn ngoan theo ý riêng về mối quan hệ đầy đủ của ông và Sa-ra (Sáng 12: 10-20). 2/ Ông cũng nói không hết với A-bi-mê-léc, vua Ghê-ra về mối quan hệ thật sự của ông và vợ Sa-ra. (Sáng 20: 1-18). 3/ Ông cố gắng để có được đứa con của lời hứa bằng một phương cách riêng và mang sự chia rẽ vào gia đình (Sáng 16). Bài học gì ở đây cho chúng ta hôm nay? Chúng ta có thể trở nên nguồn phước cho gia đình và cộng đồng khi chúng ta không bước đi với Chúa?

Tất cả chúng ta đều muốn nhận phước hạnh từ Chúa, nhưng không phải bất cứ ai muốn là có thể trở nên nguồn phước cho người khác. Đó là một điểm khác biệt giữa dòng sông và trũng. Sông luôn luôn tuôn chảy, còn trũng là ao tù, ứ đọng. Thi thiên 1 miêu tả về người công chính đã nhận lãnh phước hạnh từ Đức Chúa Trời được ví sánh như một cây trồng gần dòng nước, chia sẻ phước hạnh với người khác. Một thành ngữ trong tiếng Anh “Người trồng cây yêu những cây mọc xung quanh.” Thành ngữ này cũng có thể được ứng dụng cho Cơ đốc nhân phải yêu thương, chia sẻ những phước hạnh của mình cho những người chung quanh.

Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.

Ma-thi-ơ 10:8

Warren W. Wiersbe
Translated by Tuong Vi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên