Trang Chủ TRANG CHỦ Không cầu con tài giỏi, không mong con nuôi dưỡng khi già

Không cầu con tài giỏi, không mong con nuôi dưỡng khi già

958
0
SHARE

Không cầu con tài giỏi, không mong con dưỡng già, chỉ nguyện đi cùng con đoạn đường… Đây là dòng tâm sự cảm động của một bà mẹ 57 tuổi khi rời khỏi nhà con trai! 

Tôi 57 tuổi, về hưu được hai năm, con trai năm nay 31 tuổi. Năm tôi mới về hưu thì con trai lấy vợ. Vì là người rất yêu thương con, do đó từ khi con lấy vợ, tôi lại gánh lên trách nhiệm chăm sóc con dâu và nghĩ rằng đó cũng là việc bình thường.

Ban đầu, tôi vốn nghĩ sau khi con trai lấy vợ, cả nhà vẫn có thể sống chung cùng một chỗ. Nhưng vì chồng khuyên can, nói rằng vợ chồng son cần có không gian riêng, do đó tôi mới cho chúng ra ở riêng. Nhưng để tiện chăm sóc vợ chồng con trai, mỗi sáng chúng tôi lại sang nhà con trai nấu bữa sáng, quét dọn nhà cửa, sau bữa tối, khi các con đi ngủ chúng tôi mới trở về nhà.

Một hôm, như mọi ngày tôi mang theo đồ ăn tươi mới mua ở chợ đến nhà con trai, trong lòng đang hân hoan, rút chìa khóa ra mở cửa thì không thể mở bởi vì con dâu đã đổi ổ khóa khác. Tôi gọi điện hỏi thì con dâu nói rằng: “Gần đây chung cư hay xảy ra mất trộm, cho nên …” Lúc đó tôi nghĩ, sao các con đổi ổ khóa mà không đưa chìa cho mẹ? Chắc là chúng quên mình rồi.

Buổi tối, con trai tới nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa. Tôi vốn định không nói lại chuyện ban sáng, nhưng con lại nói một câu: “Mẹ đừng để vợ con biết.” Tôi nhận thấy sự việc này không còn đơn giản nữa rồi.

Tuy nhiên, nói xong là tôi lại quên ngay. Ngày hôm sau, tôi vẫn theo thói quen bước chân đến nhà con trai. Vừa bước tới gần cửa, tôi nghe thấy con trai và con dâu đang cãi nhau.

Lúc đó, con dâu không ngừng nói: “Anh nhất định đã đưa chìa khóa mới cho mẹ của anh rồi.”

“Anh mãi không bỏ được thói quen tắm rửa xong, quần áo ném hết vào trong chậu, đợi sang ngày hôm sau mẹ anh sang và đem giặt sạch. Nhìn quần áo mắc ở dây phơi, em không thấy vui mà chỉ thấy xấu hổ.”

“Anh nhìn xem, anh bị mẹ chiều quá mà dưỡng thành thói quen xấu, mỗi ngày về nhà đều nằm dài trên ghế sofa, không làm một việc gì, đồ đạc không thu dọn, rác không đổ, chỉ thiếu đút cơm tận miệng nữa thôi. Anh giống như một đứa trẻ miệng đầy hôi sữa vậy.”

“Mẹ lại không giống bà mẹ chồng khác, đi khiêu vũ hoặc spa, mà như một chiếc camera nhìn chằm chằm vào chúng ta.”

Tôi nghe xong mà không thể tự trách mình, rằng đây là 24 giờ lo lắng cho con đổi lấy thứ này. Điều khiến tôi ghét nhất chính là, con trai chỉ biết nói một câu: “Mẹ là mẹ của anh, em làm vậy anh biết xử lý thế nào?”

Trước đây, mọi việc đối nội đối ngoại trong gia đình là do một tay tôi lo hết. Nhưng kết quả là con dâu lại cho tôi là người không hiểu chuyện.

 

Nghe xong, tôi không thể cầm được nước mắt trở về nhà và kể lại sự tình với ông bạn già: “Thằng Hướng là con trai độc nhất của chúng ta, từ bé tôi đã yêu thương và dành cho nó sự chăm sóc tốt nhất, lắm lúc còn lo lắng từng li từng tí, vậy mà giờ tôi lại phải nhận lấy lời nhận xét như vậy.”

Chồng nghe xong vừa lấy tay vỗ vỗ vào lưng tôi vừa nói: “Thật là có mắt không tròng! Có cơ hội, tôi sẽ nói chuyện với hai đứa nó.”

Rồi ông nói tiếp: “Mình nhìn các bạn đồng nghiệp cũ mà xem, họ đi du lịch khắp cả nước, còn ra cả nước ngoài nữa. Nhưng mình vì các con, đã bị dính mắc ở đây quá lâu rồi. Ngẫm lại, tôi thấy sợ cái sức chịu đựng của mình rồi đấy.”

Sau buổi nói chuyện, tôi tự hỏi, chẳng lẽ mình cứ sống vậy đến khi chết đi sao? Chẳng lẽ không muốn ra ngoài du ngoạn một chuyến?

Nói xong liền lập tức quyết định đi du lịch, đi thăm quan thắng cảnh vùng núi cao nguyên, tận mắt nhìn dê mẹ cho dê con bú sữa, tôi lại nhớ trước đây khi con trai còn nhỏ, tôi cũng cho nó bú từng tí như vậy.

“Sống du mục trên thảo nguyên, những con dê phải di chuyển thường xuyên, nếu như dê mẹ cứ chăm lo mãi thì dê nhỏ làm sao trưởng thành, làm sao học được cách sống tự lập? Như vậy, ai còn nguyện ý lấy một người mà tinh thần còn mãi cầu bú sữa như vậy được.”

Ông chồng già đứng bên cạnh cùng nhìn bầy dê với nét mặt đầy vui vẻ. Ông nói: “Tình thương của người mẹ dành cho một đứa trẻ nên buông xuống.” Nói xong, chồng liền cầm chiếc điện thoại và đọc một bài viết. Dường như bài này nói đúng tâm trạng tôi lúc này: “Cha mẹ không muốn rời xa con khi chúng đã trưởng thành, nói là thương con, nhưng lại chính là kiểm soát con cái. Cách chăm sóc như vậy là để nhằm phục vụ cảm giác sở hữu của cha mẹ, là để thỏa mãn lòng tham của chính mình…”

Nghe đến đây tôi nhìn chằm chằm vào chồng rồi chợt hỏi: “Tôi là một người mẹ như thế sao?”

Rồi ông mỉm cười nói: “Là thuộc về người có thể vãn hồi lại.”

7 ngày trên thảo nguyên, ông chồng già đã dạy tôi chụp ảnh lưu niệm, gửi thư, làm sao để có được một bức ảnh đẹp. Cùng sống trong một mái nhà, vậy mà cuộc sống sinh hoạt của hai chúng tôi lại có sự cách biệt lớn đến vậy.

Khi trở về nhà, việc đầu tiên tôi làm là mua một chiếc điện thoại Iphone 6, bán ngay chiếc điện thoại cục gạch của mình.

 

Hôm sau, tôi gọi cho con trai một cuộc điện thoại để thông báo buổi tối hai vợ chồng tôi đến nhà chơi. Con trai nghe xong không khỏi giật mình: “Mẹ, chẳng phải mẹ có chìa khóa đó sao, mẹ cứ đến, sao phải gọi trước ạ?” Tôi cười cười và không nói gì thêm nữa.

Sau khi dùng xong bữa tối, hai vợ chồng tôi tới nhà con trai. Đến nơi, con dâu ra mở cửa đón, tôi nhìn các con rồi kể lại sự tình những việc bản thân đã làm trong 7 ngày qua. Rồi tôi nửa đùa nửa thật nói với con: “Mẹ chuẩn bị một thứ quan trọng cho cuộc sống sinh hoạt tuổi già. Đây là dụng cụ mà mẹ đã mua, chẳng lẽ các con không có ý định mua tặng mẹ một chiếc.” Tôi vừa nói vừa lấy ra chiếc điện thoại Iphone 6 đặt ở trên bàn, miệng mỉm cười và ngồi quan sát phản ứng của các con.

Con dâu ngay lập tức nói: “Mẹ à, mẹ có tiền để mua không? Con cho mẹ 10 triệu đồng để mua đây ạ.”

Sau rồi tôi nhẹ nhàng lấy chiếc chìa khóa từ trong túi ra đưa lại cho con trai. Đối với tôi mà nói, lúc này giống như trao lại quyền tự quyết định cho con, quyền được lên tiếng, quyền gia trưởng. Tôi nói: “Sau này mẹ sẽ không thường xuyên qua nhà các con nữa, mà nếu có qua, cũng sẽ gọi điện báo trước.”

Con trai nhìn tôi với vẻ khó hiểu nói: “Mẹ, mẹ làm gì vậy?”

“Mẹ không phải giận con, mà là đang học cách buông bỏ.” Tôi ôm con trai, mắt không khỏi rơm rớm lệ. Từ hôm đó tôi không còn quản con trai nữa, mặc dù biết buông lúc này đã quá muộn nhưng vẫn còn kịp.

Lúc tôi đang đi du lịch, bỗng nhiên nhận được tin nhắn của con trai: “Mẹ, mẹ đang ở đâu vậy?”

Tôi nhanh chóng chụp tấm ảnh kỷ niệm và gửi cho con cùng lời nhắn: “Thế giới này thật rộng lớn, cha và mẹ còn rất nhiều nơi cần đến khám phá lắm.”

Không lâu sau, hình ảnh hai vợ chồng tôi đi du lịch được con dâu đăng lên mạng với dòng bình luận: “Đây là hình ảnh hưởng thụ tuổi già của bố mẹ chồng, sau này mình cũng học theo hai người.”

 

Nhưng không ít người đặt câu hỏi: “Sinh con thì mong muốn điều gì ở con cái, muốn con làm rạng danh tổ tiên hay muốn con dưỡng già?”

Cuối cùng tôi thấy một câu trả lời thật cảm động: “Để được cùng con trải nghiệm cuộc sống.”

Tất cả bậc cha mẹ đừng biến con trở thành vật sở hữu duy nhất, điều này khiến con không có năng lực giao tiếp với xã hội, không có hứng thú với sở thích cá nhân, không quan tâm đến niềm vui của mình là gì. Đây liệu có phải là cuộc sống hạnh phúc mà mỗi bậc cha mẹ muốn con học được hay không? Cách giáo dục này mang đến cho con điều gì? Chính là áp lực và tra tấn.

Hãy là hình mẫu cho con học hỏi, yêu thương, hạnh phúc, có sự nghiệp riêng, là một phần tử trong xã hội, là một người hạnh phúc khỏe mạnh trong mắt con cái.

Có một người nói câu mà tôi rất tâm đắc: “Tôi khâm phục những bậc cha mẹ, khi con cái còn nhỏ thì yêu thương hết mực, nhưng khi chúng trưởng thành thì liền buông tay, để chúng tự biết chăm sóc cho bản thân khi lưu lạc bên ngoài, giống như một nhiệm vụ cần hoàn thành. Tình thân không phải là dùng để chiếm hữu mãi mãi, mà là do duyên phận thâm sâu mà thành. Chúng ta không thể bỏ bê con trẻ khi chúng còn nhỏ và cũng không thể để chúng thấy áp lực vì cha mẹ khi trưởng thành.

Làm cha mẹ là để trái tim đi cùng lý trí. Không chỉ làm cha mẹ, mà trong cuộc sống đời người cần hiểu được lúc nào cần tiến cần lui.

Không cầu con hoàn hảo, không cầu con phải thay cha mẹ tranh sĩ diện, lại càng không cầu con dưỡng già. Chỉ cần thân thể con khỏe mạnh, một lần cùng cha mẹ ngắm cảnh đẹp trên thế giới này, để ta có cơ hội đi cùng con một đoạn đường…”

San San 

http://www.daikynguyenvn.com   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên