Trang Chủ TRANG CHỦ Yêu kẻ thù mình bằng cách nào?

Yêu kẻ thù mình bằng cách nào?

12
0
SHARE

Khi tiến sĩ Martin Luther King Jr. giảng vào sáng chủ nhật năm 1957, ông tranh chiến với cám dỗ trả đũa xã hội đắm mình trong chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.“Chúng ta yêu kẻ thù mình bằng cách nào?” ông hỏi Hội Thánh Báp-tít Dexter Avenue ở Montgomery, Alabama. “Hãy bắt đầu với chính mình. Khi cơ hội đánh lại kẻ thù đến, đó là thời điểm bạn không được làm điều đó.”

Trích dẫn lời Chúa Giê-xu, tiến sĩ King nói: “Hãy thương yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con… để các con được trở nên con của Cha các con ở trên trời” (Mat. 5:44-45).

Khi nghĩ về những người làm hại mình, chúng ta cần khôn ngoan để nhớ lại địa vị ngày xưa của mình, vốn là kẻ thù của Đức Chúa Trời (xem Rô. 5:10). Nhưng “[Đức Chúa Trời] đã cho chúng ta được hòa giải với Ngài qua Đấng Christ, và giao cho chúng tôi chức vụ hòa giải” (2 Côr 5:18). Giờ chúng ta có nghĩa vụ thánh. “[Ngài] đã ủy thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải” (c.19). Chúng ta phải sống theo thông điệp đó trong thế gian.Căng thẳng sắc tộc và chính trị không phải điều mới mẻ. Nhưng trách nhiệm của Hội Thánh không bao giờ được ươm mầm cho sự phân rẽ. Chúng ta không nên tấn công những người không đồng tình hay khác quan điểm, thậm chí là những ai tìm cách hủy hoại chúng ta. Việc của chúng ta là “chức vụ giảng hòa” theo tấm lòng tôi tớ vô vị kỷ của Chúa Giê-xu.

Trong Giê-xu chẳng còn phương

Đông Tây Nam Bắc hiệp thương trong Ngài

Thông công với Chúa còn hoài

Hiệp chung ta sẽ không ngoài ý Cha.

Thù hận phá hủy kẻ thù hận lẫn người bị thù hận.

Martin Luther King Jr.

Khi chúng ta là kẻ thù nghịch mà nhờ sự chết của Con Ngài, chúng ta còn được hòa giải với Đức Chúa Trời. Rô-ma 5:10

Cả hai tác giả Phạm Đình Diệp và Trần Đình Diệp không thấy viết những bài thơ mới. Bài thơ này đã cũ, vậy mà mỗi lần xuân về đọc lại vẫn thấy mới. Tôi viết thêm phần bình luận cập nhật để làm mới lại sắc xuân.

Tuổi thơ tôi là những ngày chinh chiến

Nên xuân về nhiều kỷ niệm khó quên.

Nhớ giao thừa trong tiếng súng vang rền

Tiếng gào thét, nhiều tiếng chân dồn dập

Xác người phơi khắp xóm dưới, làng trên.Cái thuở ấy những ngày xuân đáng sợChẳng ai mong khi tết đến xuân vềTừ thị thành cho đến những miền quêKhăn tang trắng nhiều hơn hoa xuân nởNhạc xuân như lời than oán não nề.Đêm giao thừa bên miệng hầm trú ẩnNhìn ánh đèn đạn pháo hỏa châu rơiKhông khỏi bâng khuâng khi nghĩ đến cuộc đời.Ngày mai sẽ ra sao? Làm sao biết …Khát vọng xuân hòa bình mãi xa tít ngàn khơi.- – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – Cảm tạ Chúa rồi hòa bình cũng đếnBom đạn không còn, chinh chiến đã lui xaTuổi thơ tôi theo năm tháng cũng quaNhưng kỷ niệm một thời sao quên đượcKhi nhìn xuân đang đến với mọi nhà…- diệp phạm

Đọc thơ anh nhớ mùa xuân 68Và 72 khói lửa đỏ quê nhàNhững con đường xác chết ngập đầy thônÔi ngày đó hãi hùng không tả hếtLũ chúng mình lớn lên trong bom đạnNgày đến trường tiếng pháo dội trên cao

Cảm tạ Chúa mùa xuân rồi cũng đến qua bao ngày với covid tang thương mong em thơ cắp sách đến trường làngnhững bàn chân chờ phố vui trở lại -bạn bè còn bao đứa tha hương chiều xuân về”rủ áo phong sương trên gác trọlặng nhìn thiên hạ đón xuân sang”-Mong ngày mai xuân về trên mọi lốiCả tinh cầu không còn lửa đao binhNgày đó đến thiên hi niên an lạcVua công bình cai trị rất anh minh

tường vi

SHARE
Bài trướcChỉ Duy Trong Christ

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên