Trang Chủ TRANG CHỦ Sự Bình An

Sự Bình An

212
0
SHARE

Sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng cách đây vài năm đã khiến nhiều người bị mất việc làm. Thật đáng buồn là anh rể của tôi cũng nằm trong số đó. Chị tôi viết thư chia sẻ về hoàn cảnh của mình và nói rằng dù cuộc sống bấp bênh nhưng anh chị vẫn bình an vì biết rằng Đức Chúa Trời luôn chăm sóc anh chị.Người tin Chúa Giê-xu sẽ được bình an giữa những lúc đầy biến động bởi chúng ta được đảm bảo rằng Cha thiên thượng luôn yêu thương và quan tâm đến nhu cầu của con cái Ngài (Mat. 6:25-34). Chúng ta có thể trình dâng mọi lo lắng mình lên cho Ngài với lòng biết ơn, và tin chắc Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu và ban bình an cho chúng ta (Phil. 4:6-7).

Phao-lô viết “Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Giê-xu.” (câu 7). Vì sự bình an của Đức Chúa vượt quá mọi sự hiểu biết nên chúng ta không thể giải thích được, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm điều đó khi Đức Chúa Trời giữ gìn lòng và ý tưởng chúng ta.Sự bình an trong chúng ta xuất phát từ lòng tin chắc rằng Chúa yêu chúng ta và Ngài đang tể trị. Chỉ một mình Ngài có thể mang lại sự an ủi và xoa dịu những căng thẳng của chúng ta, làm tâm tưởng của chúng ta tràn ngập hy vọng, và cho chúng ta yên nghỉ giữa những thay đổi và thách thức.

Lạy Cha Thiên Thượng, Ngài là Đấng đầy khôn ngoan, quyền năng và yêu thương. Ở giữa những sự không chắc chắn, xin giúp con yên nghỉ nơi sự chắc chắn của Ngài. Con cảm ơn Ngài vì sự bình an của Ngài sẽ gìn giữ tấm lòng con. Con đặt sự tin cậy của mình nơi Ngài.

Heavenly Father, You are all-wise, all-powerful, and all-loving. In the midst of uncertainties, help me to rest in the certainty of who You are. I thank You that Your peace will guard my heart. I place my trust in You.

Người nào để tâm trí mình nương cậy nơi Chúa thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình an trọn vẹn, vì người tin cậy Ngài.

Ê-sai 26:3

You will keep him in perfect peace,
Whose mind is stayed on You,
Because he trusts in You. Isaiah 26:3 (NKJV).

CÂU CHUYỆN CỦA TA-MA

Câu chuyện nàng Ta-ma, nỗi oan có số sát phu.Học lại Kinh thánh từ đầu, đến sách Ru-tơ, một trong những nhân vật mà mình thích nhất trong Kinh thánh. Đến cuối câu chuyện, khi những khổ sở, nghèo khó, đau đớn, mất mát dường như đi qua, nhường chỗ cho phước hạnh dần tới. Phước hạnh đó bắt đầu với lời chúc đám cưới rất đặc biệt khi những phụ nữ khác trong Kinh thánh được nhắc đến. Lời chúc: “ Cầu xin Chúa ban phước cho người nữ vào nhà ông sẽ như Ra-chên và Lê-a, là hai người cùng nhau xây dựng nhà Israel. Nguyện ông được cường thịnh ở Ép-ra-ta và nổi danh ở Bết-lê-hem! Nguyện các con cái Chúa cho ông do người nữ này sanh ra sẽ làm cho nhà ông giống như nhà của Pha-rết, mà Ta-ma đã sanh cho Giu-đa!” ( Ru-tơ 4: 11-12)Tôi không biết có đám cưới nào dùng lời chúc này chưa?Tuy vậy, nơi đây, tôi lại được lái sự chú ý mình vào ba người nữ khác, đó là Lê-a, vợ lớn của Gia-cốp; Ra-chên, vợ được yêu nhưng cưới sau; và Ta-ma.Ai là Ta-ma? Lần theo sử sách trong Sáng thế ký đoạn 38 thì thấy tên bà. Khi đọc câu chuyện thì bà có vẻ như một phụ nữ có SỐ SÁT CHỒNG. Bà là dâu của ông Giu-đa, người con trai thứ tư của Lê-a và Gia-cốp, tên ông có nghĩa là ngợi khen. Giu-đa, sau vụ bán em trai là Giô-sép sang Ai-cập, thì rời gia đình sang sống với bạn tên là Hi-ra, ở vùng A-đu-lam. Tại đây ông có vợ và sanh ba con trai: Ê-rơ, Ô-nan và Sê-la. Giu-đa cưới cho Ê-rơ một người vợ tên là Ta-ma. Nhưng tiếc thay, Ê-rơ không biết phạm tội gì mà bị Chúa giết đi khi chưa có con nối dõi. Theo tục lệ Hê-bo-rơ thời bấy giờ việc nối dõi tông đường rất quan trọng, nên người em kế phải lấy chị dâu làm vợ để sanh con. Nhưng rồi, người con thứ hai là Ô-nan, vì không muốn sanh con cho anh, nên tránh cho đậu trứng, và cậu cũng bị Chúa giết luôn. Giu-đa nghi ngờ Ta-ma có số sát phu, nên không muốn đứa con thứ ba của mình bị chết, đã bảo Ta-ma về lại bố mẹ đẻ ở chờ em út lớn lên. Sáng thế ký 38: 11 chép:“ Con hãy về nhà cha mẹ ở goá một thời gian, cho đến khi Sê-la khôn lớn!” Vì ông sợ không khéo Sê-la cũng chết luôn như hai anh mình. Ta-ma vâng lời về nhà cha mẹ đẻ.” Trong Kinh thánh có ghi rõ là do tội của hai người đàn ông mà họ bị Chúa giết. Người đời, nhất là ở Việt nam, chắc chắn sẽ cho là cô dâu này có số sát phu, lấy ai thì người đó sẽ chết. Oan thiệt là oan mà!Thế nhưng, thời gian trôi qua, Sê-la đã lớn lên nhưng Giu-đa chẳng hề đá động gì đến con dâu. Bà Ta-ma đã phải chịu bao lời dèm pha, phỉ báng của họ hàng, lối xóm: BỊ GIA ĐÌNH CHỒNG ĐUỔI VỀ. Bao nhiêu người nữ trong thời đại chúng ta bị nỗi đau này?Với nỗi đau nhục nhã này, bà Ta-ma không chịu khuất phục, bà tin cậy vào sự công chính của Chúa để đòi lại quyền lợi của mình và gia đình mình. Thời cơ đến khi ông Giu-đa có chuyện đến xóm làng bà. Bà quyết định ra tay khi cố ý giả làm gái điếm, chờ gặp ông Giu-đa.Tôi tin là có sự can thiệp của Chúa khi khiến ông Giu-đa tìm đến bà để giải quyết sinh lý với giá một con dê con. Nhưng vì không có sẵn nên ông để lại của cầm, đó là những gì trên người ông: chiếc nhẫn có con dấu, sợi dây thừng và cây gậy chăn chiên. Tôi thấy bà rất là khôn ngoan khi đòi giữ chúng. Cho dù sau đó ông Giu-đa có nhờ người mang dê đến chuộc nhưng bà không cho gặp.Sau hôm đó, bà đã chịu thai với bao lời đồn đại xấu hổ. Bà cắn răng chịu cho đến khi tin dữ đó đến tai Giu-đa. Chính ông đã ra lịnh đem bà đi thiêu sống khi dám cả gan làm gái để bị chữa hoang.Bà Ta-ma đã rất bình tĩnh gọi ông Giu-đa đến và chưng bày những của cầm của ông ra. Lúc ấy, ông Giu-đa đã vô cùng xấu hổ, đành chấp nhận lỗi của mình là thất hứa với dâu mình, rồi còn chính mình tìm đến gái điếm mới sinh ra nông nỗi này. Tuy vậy, kết quả tốt đó là bà đã mang thai, và ông vẫn còn sống, chứng tỏ bà không phảo có số sát phu. Bà có thai đôi, sanh ra hai người con trai là Pha-rết và Xê-ra.Trong Kinh thánh từ sách Sáng thế cho đến Ru-tơ, thì không nói nhiều đến những nhân vật này. Nhưng sao tên Pha-rết và Ta-ma lại được nhắc đến trong lời chúc phước này? Phải chăng, Chúa cho phép nghịch cảnh xảy ra để cho chúng ta có chí khí vươn lên. Bà Ta-ma đã vươn lên khỏi nghịch cảnh của mình để sanh ra Pha-rết. Pha-rết âm thầm sống và sanh ra hậu tự đẻ ra Bô-ô là chồng của Ru-tơ. Học lại câu chuyện để thấy Chúa dõi theo những mãnh đời đau khổ. Nỗi khổ Ta-ma, người bị cho là mang số sát phu bị đuổi về nhà mẹ đẻ. Nỗi khổ của Lê-a bị chồng ghét nhưng lại sanh Giu-đa, lòng luôn tôn ngợi Chúa. Nỗi khổ Ra-chên, dù được chồng thương nhưng chịu phạn hiếm muộn. Nỗi khổ Na-ô-mi tha phương mất chồng, mất con, nhưng cương quyết trở về quê hương, mang theo cô con dâu thuộc dân Mô-áp bị rủa sả. Nỗi khổ của Ru-tơ, mất chồng, chịu theo mẹ chồng đến xứ sở xa lạ, chịu cảnh nghèo nàn, thiếu thốn nhưng không than phiền, oán hận. Chúa ban thưởng tấm lòng hiếu thuận, nhu mì của bà để trở thành tổ mẫu trong gia phả Chúa Jesus. Các chị em ơi, hãy như những người nữ này, tin cậy sự thành tín và công chính của Ngài để vươn lên, sống làm sáng Danh Chúa đã yêu thương, cứu chuộc, tái tạo đời mình.

Nguồn FACEBOOK: Dang Dao Nguyen

🙂

Lý do thứ ba mà người này được truyền lệnh về nhà? Anh ta có thể đã có một số vấn đề cần được điều chỉnh. Anh ta đã kết hôn? Anh có một gia đình, hay là đang sống với bố mẹ? Có thể trước đó anh ta đã rời nhà ra đi (hay bị xua đuổi phải ra đi) đã làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình, và bây giờ là lúc anh ta cần phải phục hồi các mối quan hệ cho đúng đắn. Một trong những trách nhiệm đầu tiên của chúng ta sau khi gặp Chúa là “tu bổ lại các vách tường” của các mối quan hệ hoặc phải “hạ các vách tường xuống.”–Tôi cho rằng Đức Chúa Trời cũng sắp xếp cho các tín nhân trong vùng phụ cận giúp đỡ anh ta được nuôi dưỡng trong lẽ thật và lớn lên trong ân điển của Đức Chúa Trời. Mỗi tín nhân mới cần thông công với các tín nhân khác để được giải thích rõ hơn về căn bản của đời sống Cơ đốc. Tôi nhớ lại một ca sĩ nổi tiếng ở vùng Trung Tây đã gọi điện thoại cho tôi sau khi anh tin Chúa: “tôi phải làm gì tiếp theo?” Tôi đã hẹn gặp anh cùng ăn trưa và giới thiệu anh đến với một hội thánh, ở đó sẽ có mục sư giúp đỡ cho anh theo học chương trình môn đồ hóa. Tuy nhiên, người ca sĩ này đã không theo hướng dẫn của tôi. Anh ta hình thành một tổ chức mới, thực hiện các đĩa CD bài hát của mình theo một hướng khác. Anh ta không bao giờ có thể tăng trưởng đời sống thuộc linh theo đường lối đó. Hội thánh địa phương đã không có liên hệ gì với anh, vì anh không muốn gia nhập. Không bao lâu sau đó anh qua đời. Tôi ước gì anh ta đã nghe theo lời khuyên của tôi.Phao-lô dạy chúng ta về trách nhiệm đối với gia đình:“Con cháu trước tiên phải học làm điều thảo đối với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ.”1 Ti-mô-thê 5:4–Warren W. WiersbeTranslated by Hon Pham

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên