Trang Chủ MỤC VỤ Thêm Lời Cầu Nguyện Cho Hội An

Thêm Lời Cầu Nguyện Cho Hội An

930
0
SHARE

(Phần đất đã mua)

Kính gởi Mục sư Phạm Hơn

 Trong Danh Chúa Giê-xu chúc Mục sư khỏe. Cầu xin Chúa xức dầu cho chức vụ của Mục sư. Cảm ơn Chúa. Tôi xin trình bày:
Gia đình chúng tôi dùng nhà của mình làm nơi thờ phượng Chúa từ năm 1992 đến nay.
 
 Nhiều năm qua, hội thánh Hội An đã cậy ơn Chúa mở nhiều lớp học Kinh Thánh và đào tạo môn đồ cho các hệ phái ở Quảng Nam. (Hội thánh đã được cấp phép hoạt động)
 Hiện nay ngôi nhà của chúng tôi chật hẹp, khu vực vùng thấp của phố cổ Hội An thường bị ngập lụt. Những người lớn tuổi và trẻ em đến thờ phượng Chúa cũng gặp khó khăn, vì không được dùng xe gắn máy đi vào nơi này. 
Chúng tôi đã cầu nguyện nhiều năm, Chúa cho mua được 140 mét vuông đất. Dài 20 m, ngang 7 m. Cách thành phố Hội An 2 km về hướng Đà Nẵng. 
Chúng tôi dự định sẽ xây 3 tầng – chia làm 3 giai đoạn.  
 Tầng 1: nơi để xe, phòng bảo vệ, phòng ăn, bếp, nhà vệ sinh
Tầng 2: Phòng ngủ cho các tôi tớ và con cái Chúa
Tầng 3: Thờ phượng Chúa, các lớp học Kinh Thánh.
Chúng tôi đã mua đất gần 2 năm nay, nhưng chưa đủ tiền để xây dựng. 
Tín hữu trong Hội thánh mới đóng góp được 50 000 000 VND.
Chúng tôi dự trù năm nay xây dựng giai đoạn 1 là 300 000 000 VND làm phòng nhóm.  
Vậy tôi thay mặt tín hữu trong hội thánh Mennonite Hội An kính trình cho mục sư và các tôi tớ Chúa có lòng cưu mang và dự phần xây dựng với chúng tôi. 
  
 Tôi hy vọng các đầy tớ Chúa thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi về chuyện này.
 Sự vinh hiển thuộc về đức Chúa Trời.
Mục sư quản nhiệm
Nguyễn Minh Sang
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các tín hữu của Hội thánh Mennonite Hội An.

Mục sư Nguyễn Minh Sang và vợ chồng MS Phạm Hơn.
——————————–
 
Ngày 22/12 Lúc 9 gio Hoi thanh to chuc Ky Niem Mung Chua Gie-xu Giang Sinh, Cam ta dang nha moi cho Chua tai Lo A1-05 Khu Do Thi Trang Keo Thanh Pho Hoi An (Gan tram bien ap dien o duong Nguyen Chi Thanh xa Cam Ha)

“Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.” (Mat. 25:40).

NEW TESTAMENT WORDS FOR TODAY.

w

Warren W. Wiersbe
Khi tiếp xúc với một tín hữu hay một người chưa tin, chúng ta cũng phải phản chiếu hình ảnh của Chúa Jesus bên trong chúng ta. Vì tín hữu là một người có sự sống của Chúa Jesus và người chưa tin là người mà Chúa chúng ta đã chết thế cho. Nếu Chúa Jesus ở bên trong chúng ta, khi đó chúng ta sẽ cư xử với người khác (dù họ có là tín hữu hay không) giống như cách chúng ta cư xử với chính Chúa. Nếu lẽ thật này không được chúng ta áp dụng trong nghệ thuật giao tiếp với tha nhân, khi đó chúng ta là ai?
Có sự vui mừng thật và phần thưởng cho những ai bước theo khuôn mẫu: làm một điều gì đó ích lợi cho người khác với một ý thức rõ ràng là vì Chúa. Một ngày kia Chúa Jesus sẽ ban thưởng cho những ai trung tín phục vụ Ngài và người khác vì danh Chúa. Chúng ta phục vụ người khác không phải vì họ xứng đáng được phục vụ. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đã đối xử rất nhân từ với chúng ta không phải vì chúng ta xứng đáng. Nếu chú trọng câu hỏi này: “Có xứng đáng hay không?” thì chúng ta chỉ xứng đáng bị Chúa kết án mà thôi. Vì vậy hãy làm những gì mà Chúa muốn chúng ta làm theo lời dạy của Ngài.
Niềm vui và phước hạnh của Cơ đốc nhân là làm những điều tốt cho người khác. Trong một phương diện ngược lại, nếu chúng ta mang danh là Cơ đốc nhân mà không làm bất cứ điều gì cả thì sẽ là một thảm họa. Tội lỗi của sự chểnh mảng – không làm tròn phận sự, cũng giống như khi biết điều tốt mà không làm. “Kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội.” (Gia-cơ 4:17)
Câu chuyện về người Sa-ma-ri nhân lành (Lu-ca 10:25-37) là một ngụ ngôn sinh động cho bài học hôm nay. Tên cướp trong câu chuyện “giựt lột hết (trấn lột người bị nạn), đánh cho mình mẩy bị thương rồi đi, để người đó nửa sống nửa chết.” Rõ ràng đó là hành động tội lỗi. Nhưng thầy tế lễ và người Lê-vi “lại gần nạn nhân, thấy, rồi đi qua khỏi” cũng phạm tội. Vì họ không làm gì cả để giúp người bị nạn. Có thể hai ông này phớt lờ sự cáo buộc của lương tâm, và họ có nhiều lý do để bào chữa cho hành động của mình. Tác giả Nguyễn Luận có một bài thơ sau đây:

Trên con đường mòn của thành phố quê hương.
Có một người trong cơn đại nạn.

Thầy tế lễ đi qua, kẻ xấu số rơi vào dĩ vãng.
Trên bục giáo đường, ông giải nghĩa tình thương.
Thầy thông giáo đi qua, chân vội bước lên đường.
Để kịp ngày mai, ông giảng bài đạo đức.

Người Sa-ma-ri, một đời cơ cực
Trở về quê, dừng lại ở bên đường.
Cúi xuống ôm người, truyền hơi ấm yêu thương
Vét sạch hầu bao, đắp lên trái tim già cạn máu.

Giữa ngã ba đường:
– Không bục giảng – không đền thờ – không ngôi báu
Tôi thấy người, hình ảnh Chúa Yêu Thương. 

good-samaritan-background-image-c

Thầy tế lễ đi ngang qua nạn nhân, ông này suy nghĩ: “Có thể kẻ cướp vẫn còn quanh đây, ta phải nhanh chân lên cho kịp giờ dâng tế lễ ở đền thờ, kẻo bị liên lụy. Đi ở đàng sau mình còn có một người Lê-vi nữa, thôi hãy để anh này giúp người bị nạn.” Rồi đến lượt người Lê-vi đi tới, “Thầy tế lễ đi trước mình đã không làm gì cả để giúp đỡ nạn nhân này. Đây là công việc của mình sao?” Thế là cả hai “ung dung” lên đường bỏ mặc nạn nhân đáng thương.
Chúng ta có thể là một trong hai mẫu người này: 1/ Giúp đỡ người khác. 2/ Không làm gì cả để giúp đỡ tha nhân.
Với tư cách là dân sự của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dâng hiến chính mình cho Chúa, rồi chuẩn bị để phục vụ người khác. “Trước hết anh em đã dâng chính mình cho Chúa, và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn Đức Chúa Trời.” (2 Côr. 8:5). Đức Chúa Trời đã trang bị và làm phong phú cho chúng ta để chúng ta có thể giúp đỡ người khác theo nhu cầu thực của họ. “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành.” (2 Côr. 9:8). Khi Đức Chúa Trời sai phái Chúa Jesus đến trần gian – Ngài đã ban cho chúng ta điều tốt nhất. “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Rô-ma 8:32). Như vậy chúng ta còn thiếu điều gì nữa? “Mọi sự đều thuộc về anh em.” (1 Côr. 3:31). Từ lời hứa này chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những phương tiện để trợ giúp người khác. Cơ đốc nhân là người “ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có; ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự!” (2 Côr. 6:10) “Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính.” (1 Phi-e-rơ 1:3). Vấn đề là: Không phải chúng ta nghèo trong cái nhìn chật hẹp của mình, nhưng chúng ta được giàu có bao nhiêu trong Chúa Jesus?
Trên thiên đàng bạn sẽ có sự ngạc nhiên thú vị, khi làm điều lành để giúp người khác trong danh Chúa Jesus. “Nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?” (Mat. 5:47). Vì vậy đừng giống như thầy tế lễ và người Lê-vi trong ngụ ngôn trên. Chúa Jesus là khuôn mẫu cho chúng ta bước theo, và Ngài sẽ cung ứng đúng nhu cầu khi chúng ta cần nó. Luôn nhớ rằng: Trước tiên hãy dâng chính mình cho Đức Chúa Trời, và rồi sẵn sàng phục vụ người khác.
“Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.” (Công 20:35).

Translated by Tuong Vi

   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên