NGÀY 100
SỰ THƯƠNG XÓT
Thật vậy, nếu anh em vâng giữ cho trọn vẹn luật pháp tôn trọng, theo như Kinh thánh rằng: Hãy yêu người lân cận như mình, LeLv 19:18
thì anh em ăn ở tốt lắm.
Gia-cơ 2:8
Hàng xóm của Adele Gaboury rất chú ý đến ngôi nhà của bà ấy. Khi bãi cỏ phía trước của ngôi nhà mọc um tùm, họ đã cắt cỏ cho bà ấy. Khi đường ống dẫn nước vào căn nhà bị vỡ ra, chúng bị tắc nước; khi hộp thư đầy đến tràn, họ đã gọi cảnh sát. Điều duy nhất họ không làm là gõ cửa nhà để xem bà ấy còn sống hay không. Bà ấy đã không còn sống.
Cuối cùng nhà chức trách tìm thấy bộ xương của Adele trong ngôi nhà, họ phát hiện ra người phụ nữ 73 tuổi đã chết ít nhất là được bốn năm rồi!
Bạn có nói về một sân cỏ mọc um tùm trong khu phố của bạn và nghĩ rằng, chủ nhà nên giải quyết việc đó! Có lẽ bạn cũng giống như những người hàng xóm của Adele nhìn thấy các vấn đề bên ngoài của căn nhà Adele, nhưng không bao giờ gõ cửa nhà để xem thử người bên trong còn sống hay không.
Đằng sau mỗi cánh cửa chính là một câu chuyện đang chờ đợi được chia sẻ với một người hàng xóm biết quan tâm đến người khác. Có thể những người hàng xóm chung quanh bạn đang cô đơn và chán nản, có thể đó là một ngườ nữ đơn thân không có ai bầu bạn, hay là một người cha đang vật lộn với các áp lực để hoàn thành mọi việc. Có thể người đó hy vọng hoặc cần bạn liên hệ sẽ trở thành người bạn thân mới của bạn.
Vậy tại sao chúng ta không dành thời gian đi ra và gõ cửa nhà hàng xóm để lắng nghe tâm trạng của họ, và thiết lập một sự liên hệ mới để phản chiếu tình yêu Đấng Christ!
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”
NGÀY 101
CHỨC VỤ QUẢN GIA
Ta sẽ không bắt bò đực nơi nhà ngươi,
Cũng chẳng lấy dê đực trong bầy ngươi;
Vì hết thảy thú rừng đều thuộc về ta,
Các bầy súc vật tại trên ngàn núi cũng vậy.
Thi thiên 50:9-10
Nếu Đức Chúa Trời có vẻ tức giận trong những câu Kinh Thánh trên đây, thì đó là bởi vì Ngài đã làm vậy. Ngài nhìn thấy sự dâng hiến của tuyển dân, nhưng Ngài cũng nhìn thấy tấm lòng của họ. Vâng họ đang làm những gì Ngài truyền dạy họ, nhưng Ngài biết quá rõ rằng họ chỉ đang trải qua những chuyển động bề ngoài. Thông thường dân Y-sơ-ra-ên dâng của lễ, nhưng chỉ do thói quen tôn giáo; sau đó họ sống theo cách họ muốn. Không có lời tạ ơn chân thành nào thúc đẩy hành động của họ trước, trong hoặc sau khi họ thực hiện nghi lễ hiến tế.
Ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể phạm tội theo cùng một cách tương tự. Chúng ta đến nhà thờ thực hiện các nghi thức tôn giáo vào mỗi sáng Chủ nhật, rồi những ngày còn lại trong tuần chúng ta sống theo cách mình muốn và để Chúa qua một bên. Như vậy chúng ta có đang vâng lời và dâng vinh hiển cho Ngài? Đức Chúa Trời muốn chúng ta tận tâm và hoàn toàn tôn thờ Ngài, chứ không phải những lời cầu nguyện được đọc thuộc lòng và những hành động tôn giáo bề ngoài của chúng ta.
Bởi vì mọi điều chúng ta có đều thuộc về Đức Chúa Trời, chúng ta phải sống với lòng biết ơn và vâng phục Ngài. Hãy hết lòng ngợi khen Ngài, và thực hành nếp sống đạo để phản ánh ra sự hiểu biết của bạn về Chúa và những ân tứ mà Ngài đã tin cậy giao phó cho mỗi chúng ta.
“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 102
CÕI ĐỜI ĐỜI
Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi!
Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em trông đợi những sự đó, thì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được
2 Phi-e-rơ 3: 11-12, 14
Có lẽ bạn đã nghe nhận xét hoài nghi này của những người chưa tin Chúa về các Cơ đốc nhân: “Họ có một tâm trí ở trên trời đến nỗi họ cho rằng không có gì tốt ở trần gian.” Như vậy là Cơ đốc nhân thường xuyên đi trên mây hay sao!
Hãy xem xét các tác động tích cực mà những người theo Chúa Giê-su Christ đã có trên thế giới. Trải qua nhiều thế kỷ, các Cơ đốc nhân đã ủng hộ nhân quyền, vận động cho các quyền tự do cơ bản, họ ảnh hưởng đến chính phủ hợp hiến của Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến những người nghèo khổ và bị ruồng bỏ của xã hội, thành lập các trường học, xây dựng bệnh viện, bảo vệ trẻ sơ sinh, thành lập trại trẻ mồ côi, truyền cảm hứng cho giới làm nghệ thuật và khích lệ nhà khoa học bảo tồn các lẽ thật hợp lý được khám phá, bởi vì có một Đấng tối cao hiện hữu điều khiển cả vũ trụ. Cơ đốc giáo tiếp tục tác động đến xã hội chúng ta theo một chiều hướng tích cực đến hôm nay.
Rõ ràng, nhìn một cách tổng quan các hoạt động của Cơ đốc giáo trong quá khứ và hiện tại đã hỗ trợ cho những gì C.S. Lewis viết trong tác phẩm Giới Hạn Cơ đốc giáo, “Nếu bạn đọc lịch sử, bạn sẽ tìm thấy rằng Cơ đốc nhân là những người đã làm được nhiều nhất cho thế giới hiện tại, và là những người nghĩ nhiều nhất đến những gì kế tiếp theo sau.”
Điều này có khiến bạn muốn luyện tập tâm trí mình ở trên những đám mây? Hãy quân bình, chúng ta bước đi dưới đất cách khôn ngoan, nhưng phải nghĩ đến chuyện ở trên trời.
“Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất.” (Cô-lô-se 3:2)
“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”
NGÀY 103
ĐỨC CHÚA TRỜI
Mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào.
Gia-cơ 1:17
Tôi nhớ khi còn là một thiếu niên, lần đầu tiên tôi ăn tối với một gia đình từ nhà thờ. Tôi đã bắt đầu tham dự gần đây. Nó đã xảy ra mà không có cảnh báo. Mọi người cúi đầu, và người cha cầu nguyện. Với sự đơn sơ chân chính, ông cảm ơn Chúa về thức ăn. Tôi đã được lớn lên trong một gia đình ngoại đạo, vì vậy đây là một trải nghiệm mới đối với tôi. Ở nhà tôi, chúng tôi hiểu rằng cha chúng tôi là người cung cấp thực phẩm duy nhất. Điều khiến khoảnh khắc này trở nên kỳ lạ hơn cả là người đàn ông khiêm tốn đang cầu nguyện sở hữu một cửa hàng tạp hóa. Điều này có vẻ rất bất thường nên tôi quyết định quan sát. Cả bốn người con và người vợ vẫn cúi đầu, họ gật đầu mỉm cười đồng ý. Họ tỏ ra biết ơn vì người cha đang cầu nguyện, và thậm chí còn biết ơn nhiều hơn đối với Chúa mà ông đang cầu nguyện.
Được truyền cảm hứng từ cuộc gặp gỡ này, tôi thì thầm lời cầu nguyện của riêng mình, “Chúa ơi, nếu con kết hôn và có năm đứa con, con cũng muốn trở nên giống như người cha này.” Tôi quyết định điều tốt nhất để giải quyết vấn đề này là kết hôn với cô con gái lớn của ông. Và thế là chúng tôi đã kết hôn được trên ba mươi năm và nuôi dạy bốn đứa con. Mỗi buổi tôi, tôi có vinh dự được thừa nhận Đức Chúa Trời đứng sau tất cả các phước lành của chúng tôi.
Bạn có nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng cung ứng mỗi món quà tốt đẹp cho bạn trong cuộc sống này?
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”
NGÀY 104
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ MỘT THÂN VỊ LIÊN HỆ VỚI MỖI CÁ NHÂN
Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi.
Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.
Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng.
Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.
Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi;
Số các ngày định cho tôi,
Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.
Thi thiên 139:13-14, 16
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người chồng và vợ mong ước được sinh con? Rốt cuộc, việc nuôi dưỡng trẻ em mất rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc của cha mẹ mà không đảm bảo rằng chúng sẽ thành công như thế nào, hoặc liệu chúng có đánh giá cao tất cả những hy sinh và nỗ lực của cha mẹ đã bỏ ra để nuôi nấng và yêu thương chúng hay không.
Vậy thì tại sao chúng ta mong ước có con cái? Và hãy suy nghĩ xem, vì lẽ gì Đức Chúa Trời – Cha, Con và Thánh Linh – sáng tạo ra chúng ta? Chẳng lẽ vợ chồng giống như Thiên Chúa Ba Ngôi không bằng lòng chỉ yêu nhau mà muốn có con cái để yêu thương và chăm sóc?
Trong chủ đề này chúng ta có một lẽ thật vĩ đại về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tạo dựng mỗi người chúng ta bởi vì Ngài yêu thương và muốn thiết lập một mối quan hệ với chúng ta, ngay cả khi Ngài biết rằng con người chúng ta không chọn lựa để vâng lời Ngài.
Mọi phần của con người bạn đều được tạo dựng một cách tỉ mỉ và cẩn thận, và mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn đều được lên kế hoạch và chuẩn bị. “Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở” (Công vụ 17:26). Chúa yêu bạn giống như cha mẹ yêu con cái mình. Bạn sẽ chọn lựa đi theo Ngài?
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 105
SỰ CỨU RỖI
Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.
Ê-sai 53:5
Thân thể chúng ta được nuôi dưỡng khi vui hưởng một bữa ăn đầy đủ với bánh mì, thịt bò băm, rau xà lách. Nhưng chúng ta có thường dừng lại để nghĩ về sinh vật đã chết để chúng ta được sống? Và thật bất hạnh biết bao nếu của lễ hy sinh đặt trước mặt chúng ta, nhưng chúng ta không bao giờ ăn nó để nhận món quà sự sống mà nó cung cấp.
Chúng ta xứng đáng để chết vì cớ tội lỗi. Nhưng Đức Chúa Trời yêu thương con người và muốn con người có một mối liên hệ với Ngài, vì vậy một cái gì đó đúng hơn là Ai đó, đã phải chết thay cho bạn để điều đó xảy ra. Không chỉ bất cứ ai, mà là một sự hy sinh hoàn hảo để chúng ta có thể nối kết trở lại với một Đức Chúa Trời hoàn hảo. Huyết của Chúa Giê-su đã đổ ra để che phủ, tẩy sạch tội lỗi của chúng ta. Điều này cho phép chúng ta thiết lập mối tương giao với Đức Chúa Trời, và Ngài ban cho chúng ta món quà là sự sống đời đời. Vì vậy đừng phớt lờ của lễ hy sinh (Christ) mà Đức Chúa Trời đã đặt trước mặt bạn.
Đấng Christ đã chết để bạn có thể nhận lãnh sự sống đời đời. Hãy tiếp nhận Ngài ngay hôm nay.
“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”
NGÀY 106
KINH THÁNH
Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp.
Xuất Ê-díp-tô ký 3:6
Kinh Thánh ghi lại nhiều lần Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho tuyển dân. Đôi khi người ta nghe rõ ràng tiếng phán của Ngài, đôi khi là thông qua các giấc mơ và khải tượng. Đức Chúa Trời yêu thương con người và muốn họ nhận biết về Ngài.
Trong khi chăm sóc đàn gia súc của bố vợ, Môi-se bị bụi gay cháy thu hút, ông tiến lại gần và nghe rõ tiếng Chúa gọi ông. Khi thu hút được sự chú ý của Môi-se, Đức Chúa Trời tự giới thiệu chính Ngài và bày tỏ cho Môi-se kế hoạch giải phóng tuyển dân ra khỏi xích xiềng nô lệ của Ai-cập mà họ chịu đựng đã hơn bốn trăm năm.
Đức Chúa Trời ban cho Môi-se trọng trách chính trong sứ mạng giải phóng tuyển dân. Khi Môi-se thỉnh cầu Chúa ban cho ông lời giải thích phù hợp để tuyển dân biết rằng chính Ngài đã kêu gọi ông, Chúa trả lời: “Ta là Đấng tự hữu hằng hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi.” (câu 14) Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong một đường lối thần thượng cho tuyển dân Israel cũng như cho Pha-ra-ôn.
Đức Chúa Trời vẫn luôn yêu thương con người và Ngài muốn tự giới thiệu chính Ngài. Ngài dường như không còn sử dụng bụi gai cháy nữa. Trong hầu hết các trường hợp khác, Chúa dùng Lời Ngài là Kinh Thánh. Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp muốn bạn nhận biết Ngài. Ngài khao khát được làm quen với bạn thông qua những gì Ngài phán dạy trong Lời, và giải cứu bạn ra khỏi xích xiềng của tội lỗi.
“TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.”
NGÀY 107
ĐỒNG HÓA VỚI CHRIST
Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.
Rô-ma 8:11
Có hai cách sống: sự thể hiện cá nhân dựa trên năng lực của bản thân, với giải pháp trong cuộc sống là, “sự thể hiện của tôi cộng với những gì người khác nghĩ về tôi tương đương với con người của tôi.” Những người này sống dưới gánh nặng của việc làm hài lòng thế gian và cố gắng trở nên đủ tốt. Thật mệt mỏi!
Triết lý thứ hai cho cuộc sống là: “sự thể hiện của tôi là sự diễn tả mối quan hệ của tôi với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.” Những ai sống trong đường lối này thì cách sống của họ phản ánh đức tin nơi Đấng Christ và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở bên trong họ. Họ được giải thoát khỏi nhu cầu làm hài lòng thế gian và có thể yên nghỉ trong sự bình an vốn là một món quà của Cha thiên thượng ban cho – không căn cứ trên những gì họ làm, nhưng bởi vì họ là con cái của Ngài.
Chúa Giê-su đã sống một đời sống phản ánh mối liên hệ giữa Ngài với Cha. Ngài kêu gọi chúng ta làm điều tương tự. Khi làm điều này, bạn có thể công bố: “Tôi được tự do trở thành chính tôi trong Đấng Christ, tôi để Đấng Christ ở trong tôi. Đây là danh phận thực sự của tôi.”
“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 108
HỘI THÁNH
Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài.
Ê-phê-sô 1:22-23
Một trong nhiều thứ bị phá hủy do quân Đức ném bom ở Anh trong Thế chiến thứ hai là một bức tượng lớn của Chúa Giê-su với cánh tay dang rộng. Dòng chữ trên bức tượng có nội dung “Hãy đến với ta.” Một nhóm các em sinh viên đã phục hồi bức tượng này, nhưng hai cánh tay đã bị phá hủy hoàn toàn. Các sinh viên đã tranh luận về việc liệu có nên cố gắng tạo hình lại hai cánh tay của Đấng Christ hay không, nhưng cuối cùng họ đã chọn không sửa chữa chúng. Dòng chữ hiện giờ được nhìn thấy, “Tượng Chúa Giê-su không có tay, nhưng chúng ta có.”
Chúa Giê-su phán dạy các môn đồ, “Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy” (Giăng 20:21). Chúng ta là thân thể của Christ. Sự kêu gọi cao trọng của chúng ta là làm cho Đức Chúa Trời vô hình có thể nhìn thấy được qua sự sống rất con người nhưng có Đấng Christ ngự bên trong của chúng ta. Chúng ta trở thành cánh tay yêu thương của Ngài dang rộng ra đến với một thế giới đang bị tổn thương và sợ hãi. Chúng ta phải đi đến những người đang đau khổ và chỉ cho họ thấy tình yêu của Ngài. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho bạn thấy những ai đang có nhu cầu cần sự chữa lành của Ngài ngay hôm nay.
“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”
NGÀY 109
SỰ NHƠN TỪ
Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch.
Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ – ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu
Ê-phê-sô 2:1-2, 4-5
Nếu bạn bước vào khu vực kiểm tra an ninh ở một phi trường ở Argentina, bạn sẽ nhìn thấy một bảng hiệu với chữ màu đỏ SIN (phạm đến, phạm vào). Bên cạnh bảng hiệu này là những tấm hình của những vật dụng khác nhau như kính đeo mắt, ví đựng tiền, dây thắt lưng….Các tấm hình này nhắc hành khách biết rằng họ phải đi qua buồng kiểm tra an ninh mà không được mang theo những vật dụng này. Cũng vậy, bước vào mối liên hệ với Đức Chúa Trời, chúng ta cần chú ý đến bảng hiệu SIN trên đây, chúng ta phải đi qua “sự kiểm tra an ninh” của Ngài.
Phao-lô dạy rằng, “anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình.” Ông cũng viết trong Rô-ma 6:23, “tiền công của tội lỗi là sự chết.” Cố gắng để thiết lập mối quan hệ với Đức Chúa Trời trong tư cách một người phạm tội, thì cũng giống như bước vào trong phòng kiểm tra an ninh của phi trường và mang theo tất cả các vật dụng cá nhân. Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, Phao-lô đã giải thích điều này sáng tỏ cho chúng ta trong mệnh đề tiếp theo, “nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta.”
Đấng Christ đã đến để giúp chúng ta có thể trở nên sống động nhờ Đức Chúa Trời ngự bên trong. Tội lỗi chúng ta được tha thứ nhờ vào sự chết của Chúa Giê-su. Nếu bạn tiếp nhận món quà cứu rỗi miễn phí, bạn có thể bước vào trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời ngay bây giờ, bởi vì Ngài nhìn thấy bạn qua Chúa Giê-su – bạn được xem là đã đi qua khu vực kiểm tra an ninh.
“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”
NGÀY 110
SỰ THƯƠNG XÓT
Nhưng khi chúng được an tịnh, bèn khởi làm lại điều ác trước mặt Chúa; vì vậy, Chúa bỏ chúng vào tay kẻ thù nghịch để quản hạt chúng; song khi chúng trở lại, kêu cầu cùng Chúa, thì Chúa từ trên trời nghe đến, và vì lòng thương xót Chúa, nên giải cứu chúng nhiều lần.
Nê-hê-mi 9:28
Đọc lịch sử tuyển dân, chúng ta thấy người Israel đã liên tục đấu tranh để bày tỏ lòng trung thành với Chúa. Họ đi theo Chúa, nhưng nhiều lần nổi loạn chống lại Ngài. Mô hình này của họ khá rõ ràng: tuyển dân vâng theo Chúa. Họ bội nghịch với Chúa. Chúa cho phép kẻ thù đến như một ngọn roi trừng phạt. Tuyển dân ăn năn kêu cầu Chúa giúp đỡ. Chúa giải cứu. Và như một bánh xe, cái vòng này quay trở lại nhiều lần. Khuôn mẫu này có giống với đời sống chúng ta hôm nay?
Bất kể Israel thường xuyên phạm tội như thế nào, Kinh Thánh ký thuật: “khi chúng được an tịnh, bèn khởi làm lại điều ác trước mặt Chúa; vì vậy, Chúa bỏ chúng vào tay kẻ thù nghịch để quản hạt chúng; song khi chúng trở lại, kêu cầu cùng Chúa, thì Chúa từ trên trời nghe đến, và vì lòng thương xót Chúa, nên giải cứu chúng nhiều lần.” Đức Chúa Trời cũng là Đấng kêu gọi chúng ta bày tỏ lòng thương xót, Ngài không đòi hỏi chúng ta phải làm điều gì mà chính Ngài không làm từ khi lịch sử loài người bắt đầu. Đức Chúa Trời lặp đi lặp lại sự thương xót của Ngài cho Israel, và Ngài cũng làm như vậy với chúng ta.
Chúa đòi hỏi chúng ta bày tỏ sự thương xót với người khác, ngay cả những người xúc phạm chúng ta nhiều lần – mặc dù điều đó thật khó khăn cho chúng ta! Ngài biết điều đó khó như thế nào, nhưng bởi ân điển Ngài chúng ta có thể làm được.
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”
NGÀY 111
CHỨC VỤ QUẢN GIA
Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.
Sáng thế ký 1:28
Nếu bạn là cha mẹ, hãy nghĩ lại lần đầu tiên bạn để đứa con mới sinh của mình cho người khác chăm sóc. Có thể đó là bà ngoại khi bạn chạy đến cửa hàng tạp hóa hoặc một nhân viên ở nhà thờ trong khi bạn thờ phượng. Thật khó để giao phó một sinh mạng quý giá như đứa con nhỏ của bạn cho người khác để bảo vệ.
Đức Chúa Trời đã tạo ra một thế giới rất phức tạp, tuyệt vời và tốt đẹp, và Ngài đã giao phó nó cho sự chăm sóc của loài người. Tôi tự hỏi liệu Ngài có cảm thấy khó khăn khi từ bỏ sự chăm sóc của mình đối với các tạo vật và giao cho con người – mà rất có thể có thể họ bất cẩn khi làm nhiệm vụ. Chúng ta phải là những người quản gia trung thành và siêng năng của Ngài đối với những tạo vật được trân quí, được thiết kế cách tinh vi. Đó là trách nhiệm của chúng ta, và đó là một vinh dự lớn và là một công việc rất lớn!
Nhưng, như câu ngạn ngữ từ xa xưa, “nhiều bàn tay làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng.” Chăm sóc cho các công trình sáng tạo của Chúa là công việc mà tất cả chúng ta đều phải tham gia. Làm phần việc của bạn để tôn trọng sự sáng tạo của Đức Chúa Trời là một cách tôn vinh Đức Chúa Trời ĐấngTạo dựng nên bạn.
“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 112
CÕI ĐỜI ĐỜI
Chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.
2 Cô-rin-tô 4:18
Nhìn thấy ở con cái mình với những hạn chế của chúng sẽ làm gia tăng những thất vọng của chúng ta. Lời mời dự tiệc sinh nhật không ai đến, tiệc buổi tối không bao giờ thành hiện thực, giấy báo trung tuyển vào đại học của chúng không có – những khoảnh khắc này vô cùng đau đớn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, trong một kế hoạch lớn hơn, một bữa tiệc sinh nhật bị bỏ lỡ và các buổi dạ hội sẽ trở nên không còn quan trọng nữa. Chúng ta biết rằng kế hoạch tối cao của Đức Chúa Trời tốt hơn sự lựa chọn đầu tiên của chúng ta là trông đợi con cái mình vào đại học.
Tuổi tác cho chúng ta quan điểm đúng để đánh giá lại nỗi thất vọng đối với con cái. Chúng ta cần để niềm hy vọng vĩnh cửu làm lăng kính để nhìn vào mọi chuyện. Những nỗi đau mà chúng ta trải qua, những cuộc đấu tranh mà chúng ta phải chịu, những mất mát không công bằng và đau đớn có thể làm mất đi niềm vui và hy vọng của chúng ta. Tuy nhiên, trong câu trước câu trên đây, Phao-lô đã khẳng định rằng, “vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên” (câu 17).
Thừa nhận rằng góc nhìn giới hạn của bạn làm gia tăng sự thất vọng trong cuộc sống. Hãy nhắm mắt lại với hy vọng về sự sống vĩnh cửu với Cha thiên thượng. Đấng nhìn thấy bạn từ ban đầu cho đến khi kết thúc và yêu thương bạn bằng một tình yêu đời đời.
“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”
NGÀY 113
SỰ CỨU RỖI
Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.
Ê-sai 53:6
Bạn có bao giờ vượt qua được một bước ngoặt trong cuộc sống mà tưởng chừng như không thể vượt qua? Một người chơi golf chuyên nghiệp đã làm một điều mà anh ta nghĩ rằng anh ta sẽ không bao giờ làm: gian lận trong một giải đấu vòng loại bằng cách đánh bóng gôn của mình trở lại vạch biên để tránh một quả phạt đền. Khoảnh khắc anh ta gian lận đã vượt qua cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Sau ba mươi năm vượt qua đủ mọi giải đấu khác, và rồi anh cũng bị người khác lừa dối, cuối cùng anh mới nhìn ra bản chất thật của mình. Anh thừa nhận rằng anh có khả năng làm hầu hết mọi thứ tiểu xảo nếu anh muốn gian lận trong môn thể thao mà anh yêu thích nhất.
Tất cả chúng ta đều đi lạc lối. Chúng ta đã có những lựa chọn sai trật mà chúng ta nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm đó. Bản chất tội lỗi bên trong dẫn chúng ta đi xa cách khỏi Đức Chúa Trời. Nhưng cảm tạ Chúa, bởi ân điển lớn mà Ngài cung ứng, chúng ta có thể đến với Ngài thông qua Chúa Giê-su, là Đấng mà “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người,” để từ đó chúng ta nhận được sự tha thứ và chữa lành. Không có Ngài, tất cả chúng ta đều có khả năng thực hiện bất kỳ hành động tội lỗi nào.
Bạn đã tiếp nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giê-su? Ngài đang chờ đợi bạn vượt qua bước ngoặt đó.
“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”
NGÀY 114
ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ MỘT THÂN VỊ LIÊN HỆ VỚI MỖI CÁ NHÂN
CHÚA phán: “Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa. Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng.”
Giê-rê-mi 29:11
Chúng ta đã không vâng lời Chúa bao nhiêu lần trong những năm qua? Chúng ta đã từng quay lưng lại với sự hướng dẫn của Ngài khiến cuộc sống trở nên lộn xộn, và gặt hái hậu quả của việc không tuân theo lẽ thật của Ngài?
Vương quốc Giu-đa đã quay lưng với Chúa. Tiên tri Giê-rê-mi cảnh báo họ sẽ bị Đức Chúa Trời kỷ luật vì sự không vâng lời của họ, nhưng họ vẫn phớt lờ. Và rồi Chúa cho phép đế quốc Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem và bắt đi một số tuyển dân làm phu tù. Đức Chúa Trời truyền bảo Giê-rê-mi viết một lá thư gởi đến những người bị lưu đày để nhắc họ biết rằng Ngài có một kế hoạch tốt đẹp cho đời sống của họ, và vào một ngày trong tương lai Ngài sẽ đem họ trở về vùng đất quê hương.
Những người bị lưu đày nhận được thông điệp này với sự nhẹ nhõm hay hoài nghi? Họ sẵn sàng đặt hy vọng vào những lời này hay vẫn còn sợ hãi trước một tương lai vô định? Còn bạn thì sao? Những tình huống bạn đang đối mặt, là do sự không trung tín của chính bạn hay của người khác? Bạn cần đọc lại Giê-rê-mi 29:11 với niềm vui khi tin cậy vào lời hứa của Cha thiên thượng. Bạn sẵn sàng tiếp nhận hay hoài nghi khi nhìn vào lời hứa của Đức Chúa Trời về một chương trình tốt đẹp Ngài dành cho bạn?
Hãy nhìn xem sự thành tín của Đức Chúa Trời trên vương quốc Giu-đa. Đức Chúa Trời là Đấng giữ lời hứa với tuyển dân xuyên suốt mọi thời đại. Điều này khích lệ chúng ta đặt hy vọng vào lời hứa không thay đổi của Chúa. Ngài sẽ hoàn thành chương trình tốt đẹp của Ngài cho chúng ta theo đúng thời điểm của Ngài.
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 115
ĐỒNG HÓA VỚI CHRIST
vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.
Rô-ma 8:2
Nhặt bất kỳ đồ vật nào và ném nó bay đi. Định luật không thay đổi của trọng lực sẽ làm cho vật thể rơi xuống. Thử lại lần nữa, ngoại trừ lần này khi vật thể rơi xuống, hãy nắm lấy nó bằng tay còn lại và nâng nó lên cao. Định luật trọng lực chỉ bị chế ngự bởi một lực mạnh hơn. Phao-lô viết rằng “luật của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật của sự tội và sự chết.” Như vậy luật của Thánh Linh sự sống mạnh hơn luật của tội lỗi và sự chết.
Bạn đang tranh đấu với luật của tội lỗi và sự chết trong các lĩnh vực của đời sống? Bạn có phải chịu thất bại hết lần này đến lần khác không? Paul cũng cảm thấy thất vọng khi ông kêu lên, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” Nhưng trong câu tiếp theo vị sứ đồ đã tìm thấy giải pháp, “Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta!” (Rô-ma 7:24-25). Phao-lô biết rằng là con cái Đức Chúa Trời ông có đặc ân tiếp cận với quyền năng tuyệt vời của Chúa.
Khi bạn cảm thấy sức mạnh của sự cám dỗ, tội lỗi và sự chết kéo bạn xuống, hãy khiêm nhường, và cho phép Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong bạn, mà bạn đã nhận được khi bạn trở thành con của Ngài, bày tỏ ra quyền năng siêu việt của Ngài. Khi thực hành điều này, bạn sẽ phó thác chính mình cho một quyền năng lớn hơn sức mạnh cám dỗ bạn.
“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 116
HỘI THÁNH
Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn,
Khải huyền 19:7
Thật là một bức tranh đẹp về hội thánh mà sứ đồ Giăng đề cập trên đây. Ông diễn tả tập thể các tín nhân là Cô Dâu của Đấng Christ sẽ được ra mắt Chúa Giê-su khi vương quốc mới được thành lập. Trong tư cách một Cô Dâu trên đất, chúng ta phải chuẩn bị chính mình cho ngày trọng đại – lễ cưới Chiên Con.
Một cô dâu trần thế “tự chuẩn bị cho mình” bằng cách chọn áo, thiết kế kiểu tóc, và có lẽ là chỉnh sửa lại vóc dáng của mình. Mong muốn của cô ấy là trở nên xinh đẹp nhất có thể khi trình diện chính mình với chú rể. Vào thời Kinh thánh, cô cũng mang của hồi môn, một món quà cho chàng rể.
Thay vì chuẩn bị vẻ bên ngoài, chúng ta là Cô Dâu của Chúa Giê-su phải tự trang điểm về phương diện thuộc linh bằng những mỹ đức cao đẹp để tôn vinh và làm rạng danh Tân Lang của chúng ta. Sự theo đuổi bông trái của Thánh Linh sẽ là nếp sống đạo hằng ngày của tín nhân.
Của hồi môn của Cô Dâu dành cho Đấng Christ là những gì mà chúng ta mang vào vương quốc mới thông qua hành động chia sẻ đức tin của mình.
Nhiều chú rể ngập tràn niềm vui khi thấy cuối cùng cô dâu cũng bước xuống lối đi giữa hai hàng ghế trong giáo đường để đến bên họ. Hãy hình dung Chúa Giê-su nhìn thấy Cô Dâu của Ngài bước tới và đứng bên cạnh Ngài mãi mãi. Ngài đã chờ đợi điều này trong một khoảng thời gian khá dài!
“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐẤT.”
NGÀY 117
SỰ NHƠN TỪ
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi.
Sáng thế ký 1:29
Chúng ta muốn tất cả. Chỉ cần một điều nữa, một món quà cho thêm nữa, và sau đó chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng liệu chúng ta có thực sự hài lòng?
Đức Chúa Trời ban cho A-đam và Ê-va mọi điều trong thế giới. Họ có quyền thống trị tất cả các sinh vật và có thể sử dụng phần còn lại trong sự sáng tạo của Ngài theo ý thích. Ngoài một cây, mà Ngài yêu cầu họ không được ăn trái của nó, còn mọi cây khác là để họ vui hưởng. Trái cây đó đưa ra cho họ một sự lựa chọn: vâng phục Chúa hay là không. Nhưng họ muốn có tất cả. Họ đã muốn một thứ mà họ không nên muốn, và cuối cùng lại cướp đi thứ duy nhất họ thực sự cần: mối thông công với Đức Chúa Trời.
Bạn sẽ theo đuổi điều gì tiếp theo? Sự thỏa lòng thực sự chỉ có khi chúng ta ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Mọi nhu cầu được ban cho bạn thông qua Chúa Giê-su Christ. Điều duy nhất bạn cần theo đuổi là mối tâm giao với Ngài, và sự thỏa lòng của bạn là chắc chắn đến muôn đời.
“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”
NGÀY 118
SỰ CỨU RỖI
Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!
Rô-ma 5:10
Sự cứu rỗi có ý nghĩa gì với bạn? Có nghĩa là được cứu khỏi địa ngục và đến ở với Đức Chúa Trời mãi mãi? Đúng là sự cứu rỗi thay đổi chỗ ở đời đời của chúng ta, nhưng Phao-lô còn thông báo rằng chúng ta, “đã được hòa thuận với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”
Vị sứ đồ muốn chúng ta biết rằng kết quả của việc được cứu bởi đức tin vào sự sống và sự chết của Đấng Christ là có Đức Chúa Trời của hoàn vũ ngự trị trong cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta trở nên một tân tạo vật, được tái sinh trở thành con cái của Đức Chúa Trời.
Nếu nghĩ về sự cứu rỗi chỉ là nhận được tấm vé vào thiên đàng, chúng ta sẽ đánh mất các phước hạnh khác của Chúa dành cho trong cuộc đời này: tình yêu thương và sự chấp nhận của Chúa, quyền năng của Đức Thánh Linh ở bên trong chúng ta, sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết của Chúa ban cho, và vô vàn ơn phước khác. Khi tiếp nhận Christ, chúng ta ở trong một tiến trình trở nên giống như Ngài, chúng ta được Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong, Ngài làm cho đời sống chúng ta trở nên phong phú, và ban cho chúng ta một tấm lòng thương xót để lan tỏa tình yêu Ngài cho thế nhân.
Đừng chỉ sống cuộc sống mà Chúa Giê-su Christ ban cho bạn chỉ bằng cách nhận được một vé để đảm bảo cho sự sống vĩnh cửu. Hãy sống cuộc sống theo đúng ý nghĩa mà Chúa Giê-su đã chết để ban cho bạn ngay hôm nay!
“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”
NGÀY 119
ĐỒNG HÓA VỚI CHRIST
Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham,
Áp-ra-ham nghĩa là cha của nhiều dân tộc; còn Áp-ram, nghĩa là cha cao quí
vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc.
Sáng thế ký 17:5
Vào thời của Áp-ra-ham, tên của một người không chỉ đơn giản là một tham chiếu đến gia đình của một người hoặc một cách để xác định ai đó; thông thường, tên được chọn đặc trưng cho điều gì đó trên con người. Trong Cựu ước, chúng ta tìm thấy tên Ê-sau, có nghĩa là có nhiều long, là một đặc điểm quan trọng trong câu chuyện cuộc đời của ông (Sáng thế ký 27:11-23), và trong Tân ước, tên Ba-na-na có nghĩa là con trai của sự yên ủi, phản ánh một đặc trưng trong tính cách của ông này (Công Vụ 4:36).
Bất cứ khi nào chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời ban cho một người nào đó tên mới, chúng ta biết rằng Ngài chuẩn bị ban cho họ một danh phận mới. Ngài thay đổi tên Áp-ram (cha cao quí) thành Áp-ra-ham (cha của nhiều người). Áp-ra-ham sẽ không chỉ là cha của các con cái mình, nhưng ông cũng sẽ là cha của Israel – một dân tộc lớn.
Bây giờ hãy nghĩ đến vài cái tên mới mà bạn đã nhận được kể từ khi tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa? Bạn là người được tha thứ, người được cứu chuộc, người được chọn, con cái của Đức Chúa Trời, ánh sáng của thế gian, muối của đất, người được yêu dấu….Đức Chúa Trời đã ban cho bạn một danh phận mới ở trong Ngài. Làm thế nào bạn sống để bày tỏ ra lẽ thật về các tên mới của bạn?
“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 120
SỰ THƯƠNG XÓT
Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.
Gia-cơ 2:15-17
Có một sự khác biệt giữa thương hại và thương xót. Thương hại là cảm thấy buồn rầu trước tình cảnh hoạn nạn của một ai đó, trong khi thương xót là sẵn sàng giúp đỡ một người nào đó đang bị đau ốm, đói khát hoặc gặp hoạn nạn. Sự thương hại chỉ là một cảm giác tự nhiên, nhưng thương xót là hành động cụ thể để đáp ứng nhu cầu của một người nào đó đang bị tổn thương.
Gia-cơ kêu gọi chúng ta thể hiện đức tin sống động phải đi từ thương hại đến thương xót. Một đức tin chết chỉ bày tỏ một tình cảm trống rỗng. Một tấm lòng thương xót được khuấy động tích cực để làm giảm bớt những đau đớn về thể chất hoặc hoặc sự tổn thương tình cảm của người khác. Đôi khi chúng ta cần cung cấp các bữa ăn, giúp cho người gặp hoạn nạn chỗ trú ẩn, lắng nghe câu chuyện của họ và dành cho họ những cử chỉ yêu thương (một cái ôm chẳng hạn) để đem sự bình an tới cho những tâm hồn đang đau khổ.
Sống để bày tỏ đức tin làm cho chúng ta có thể nắm lấy các cơ hội để chia sẻ tình yêu của Chúa Giê-su. Bạn có để cho tình yêu thương nhân ái của Chúa Giê-su vận hành qua đôi bàn tay và chân của bạn không?
“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”
PHẦN 2: HÀNH ĐỘNG
Tôi Phải Làm Gì?
MƯỜI CHÌA KHÓA CỦA “HÀNH ĐỘNG”
Thờ phượng
Cầu nguyện
Nghiên cứu Kinh thánh
Quyết tâm, tập trung tư tưởng nhắm đến mục tiêu cụ thể
Hoàn toàn đầu phục
Cộng đồng Kinh thánh
Các ân tứ thuộc linh
Dâng hiến thì giờ
Dâng hiến các nguồn lực, tài nguyên
Chia sẻ đức tin
—
NGÀY 121
HỌC TẬP THỰC HÀNH GIỐNG NHƯ CHÚA GIÊ-SU
Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến. Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.
Phi-líp 4:8-9
Chúng ta có thể bắt đầu học các nguyên tắc nền tảng để trở thành người đọc sách thông thái. Có nhiều quy tắc và bản ghi âm để nhớ nếu bạn muốn đọc trong ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn có thể trở thành người đọc suốt đời bắt đầu bằng việc học những tiên đề cơ bản này.
Nhưng nếu chỉ nghĩ về những gì bạn đã học được sẽ không khiến bạn trở thành người đọc tuyệt vời. Bạn cần phải thực hành những nguyên tắc căn bản này nhiều lần, lặp đi lặp lại bằng cách ngồi xuống với một quyển sách và thực sự đọc nó. Bạn bắt đầu với một điều gì đó đơn giản như ngồi xuống thư giãn và chỉ tập trung cho nội dung mình đang đọc. Theo thời gian, bạn sẽ khám phá những tác phẩm hay như Chiến tranh và Hòa bình của Leo Tolstoy. Để trở thành một độc giả tuyệt vời, trước tiên bạn phải suy nghĩ và sau đó thực hành.
Điều này cũng đúng với đời sống Cơ đốc nhân. Nếu bạn muốn trở nên giống như Chúa Giê-su, trước tiên bạn phải suy nghĩ giống như Ngài. Bạn phải hoàn thành đọc về mười điều răn quan trọng truyền cảm hứng cho đời sống Cơ đốc nhân. Bây giờ bạn phải thực hành đức tin của bạn giống như Chúa Giê-su. Hãy quan sát kỹ hơn đoạn Kinh văn trên và bạn sẽ thấy khuôn mẫu để đi theo.
Những bài dưỡng linh tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn mười sự thực hành căn bản của đời sống theo Chúa. Hãy đọc cẩn thận, và điều quan trọng nhất: hãy thử nghiệm chúng.
NGÀY 122
THỜ PHƯỢNG
Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va,
Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi.
Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa.
Vui mừng mà hát thơ ca cho Ngài.
Thi thiên 95:1-2
Tôi thích nghe cha tôi kể chuyện về những ngày ông còn là một trung sĩ thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, đồn trú ở Marocco trong chiến tranh Triều Tiên. Nhiệm vụ của ông bắt đầu tại Căn cứ Không quân Lackland ở San Antonio, Texas. Và bây giờ sau 60 năm, tôi quyết định đưa bố tôi trở lại thăm căn cứ đó.
Một trung tá đang trực ban đã ân cần cung cấp cho chúng tôi quyền tiếp cận căn cứ và cho phép chúng tôi tham quan. Chúng tôi đã thấy những chiếc máy bay chiến đấu được phục hồi từ Thế chiến I cho đến nay. Khi chúng tôi đến với chiếc máy bay đã tham gia cuộc chiến Triều Tiên, viên trung tá dừng lại nhìn thẳng vào mắt cha tôi và nói những lời chân thành, “với tư cách là một sĩ quan của Không quân Hoa Kỳ, tôi muốn cám ơn ông đã có những cống hiến và phục vụ cho đất nước vĩ đại của chúng ta.” Ông ta kết thúc câu nói của mình với một động tác mạnh mẽ đưa tay lên chào cha tôi.
Choáng ngợp trước sự thể hiện vinh dự đầy sự kính trọng này, bố tôi đã chào lại theo kiểu nhà binh. Đôi mắt ông đẫm lệ.
Hãy nghĩ đến Cha thiên thượng của chúng ta ngập tràn niềm vui, đôi mắt Ngài đầy những giọt nước mắt vui mừng, khi chúng ta đưa tay lên chào Ngài trong sự thờ phượng chân thành, tôn kính của chúng ta?
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI, BỞI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 123
CẦU NGUYỆN
Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi.
Nhưng Đức Chúa Trời thật có nghe.
Ngài đã lắng tai nghe tiếng cầu nguyện tôi.
Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời.
Vì Ngài chẳng bỏ lời cầu nguyện tôi.
Cũng không rút sự nhân từ Ngài khỏi tôi.
Thi thiên 66:18-20
Yêu cầu sự tha thứ là một trong những điều khó làm nhất, chủ yếu là vì nó đòi hỏi phải thừa nhận tội lỗi. Nếu bạn đã đối xử sai (bất công) với một người bạn – và cho dù bạn của bạn có biết bạn đã làm sai hay không – bạn đương nhiên tránh giao tiếp bằng mắt hoặc tránh sự hiện diện của họ. Bạn cũng sẽ không kêu gọi họ làm bất kỳ ân huệ nào cho bạn.
Nếu bạn biết rằng việc tiếp cận bạn bè của mình với một lời xin lỗi sẽ có nghĩa là hòa giải, bạn có thể sẽ cố gắng trò chuyện một cách khó khăn, nhưng hầu hết thời gian, cơ hội của bạn tốt nhất là 50-50.
Với Đức Chúa Trời, bạn không bao giờ phải sợ hãi bị từ chối, nếu bạn đến gần Ngài với sự ăn năn chân thành. Cha thiên thượng không muốn điều gì khác hơn là được ở trong mối tương giao với bạn, lắng nghe những nhu cầu của bạn và đáp ứng chúng theo tình yêu thương, theo cách của Ngài. Cơ hội để bạn phục hồi mối tương giao với Chúa là 100%. Ngài biết những gì bạn đã làm. Ngài cũng biết động cơ bên trong tấm lòng của bạn, và Ngài yêu thương bạn. Nhờ vậy bạn có thể trở nên được tinh sạch trong cái nhìn của Ngài.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 124
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.
Hê-bơ-rơ 4:12
Bác sĩ phẫu thuật xác định rằng bạn cần phẫu thuật khi nhìn thấy các triệu chứng bệnh lý của bạn. Anh ấy có thể điều trị triệu chứng đó, nhưng điều này chỉ che giấu chúng, hay giảm đi sự đau đớn một cách tạm thời. Bệnh lý có thể do một vấn đề sâu xa hơn gây ra. Các triệu chứng sẽ không biến mất vĩnh viễn, cho đến khi vấn đề gốc rễ được loại bỏ.
Sống đời sống Cơ đốc mà không đọc Kinh Thánh giống như điều trị các triệu chứng của bệnh thay vì loại bỏ nguyên nhân thực sự. Các triệu chứng như giận dữ, cay đắng, trầm cảm, hoặc hận thù là dấu hiệu của một vấn đề sâu xa hơn và có thể được che đậy trong một thời gian, nhưng chúng luôn luôn quay trở lại.
Nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời giống như đang ở dưới con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật này, bạn tỉnh táo, nhìn vào gương soi, bạn sẽ thấy những vấn đề sâu rộng hơn: sự bất an, nghi ngờ, tội lỗi… Đọc Kinh Thánh hàng ngày sẽ mang lại sự chữa lành và giảm đi sự đau đớn cho những vết thương sâu hoắm, củng cố niềm tin nơi sự nghi ngờ đã len lỏi vào, và dẫn dắt bạn đến những thực hành cụ thể để làm mạnh mẽ con người bề trong của bạn.
Bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất trong vũ trụ luôn sẵn sàng để giúp đỡ chúng ta. Hãy đặt niềm tin vào vị Lương y vĩ đại!
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI, VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO NẾP SỐNG HẰNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 125
TẬP CHÚ ĐẾN MỤC TIÊU
Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa
Ma-thi-ơ 6:33
Max Lucado kể một câu chuyện về một bé gái kiếm đủ tiền để mua một chiếc vòng cổ xinh đẹp nhưng bằng ngọc trai giả. Một đêm nọ bố cô bé chúc con gái mình ngủ ngon và hỏi, “con có yêu bố không?”
Cô bé trả lời, “Vâng, bố biết là con yêu bố.”
“Vậy thì hãy cho bố chiếc vòng đeo cổ của con.” Ông bố nói.
“Ôi, không, chiếc vòng ngọc trai của con, bố ơi! Bố biết là con rất thích chiếc vòng này.”
Hôn lên trán cô bé, ông bố nói, “bố hiểu mà.”
Nhiều đêm trôi qua, rồi một buổi tối, người cha thấy nước mắt giàn giụa trên đôi mắt của cô con gái nhỏ. Ông hỏi, “có chuyện gì xảy ra với con?”
Tay run run tháo chuỗi ngọc trai trên cổ và đưa cho bố, bé giải thích, “bố ơi, con yêu chiếc vòng này, nhưng con yêu bố nhiều hơn.”
Ông bố tiếp nhận món quà từ con gái, rồi ông thò tay vào túi. Lấy ra một sợi dây chuyền ngọc trai thật, đẹp lung linh, người cha đặt nó vào tay con gái mình.
Cha thiên thượng muốn chúng ta hãy mở lòng của mình ra, trao cho Ngài những thứ thuộc về thế gian để Ngài có thể thay thế chúng bằng những thứ chân thật, vĩnh cửu trong vương quốc đời đời.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO CUỘC ĐỜI TÔI.”
NGÀY 126
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em
Rô-ma 12:1
Vấn đề với sinh tế sống là chúng thường cố gắng bò ra khỏi bàn thờ. Đầu phục theo ý muốn của người khác có thể đem đến một sự sợ hãi, lo lắng ngay cả khi đó là ý muốn của Đức Chúa Trời.
Ngài đòi hỏi bạn làm gì? Ở trong một mối quan hệ đầy biến động hay hôn nhân ổn định vì lợi ích của người kia? Từ bỏ một mối quan hệ vì nó không tôn kính hoặc làm đẹp lòng Ngài? Nhìn xem vợ / chồng hoặc con của bạn ra nước ngoài để phục vụ đất nước? Di chuyển gia đình của bạn trên khắp đất nước để tìm một công việc mới?
Nỗi sợ hãi liên quan đến việc đầu phục trước những điều không chắc chắn có thể khiến sinh tế sống dao động trên bàn thờ và cố gắng giành lại quyền kiểm soát. Đôi khi bạn thậm chí không thể tập hợp đủ can đảm để đạt được điều đó ngay ở chỗ đầu tiên.
Khi bạn bị cám dỗ muốn ngọ nguậy ra khỏi bàn thờ, Đức Chúa Trời đòi hỏi bạn cứ ở yên đó. Nhờ ân điển và sự thương xót của Ngài bạn có thể vượt qua sự cám dỗ. Hãy tin cậy vào lời hứa của Chúa là Ngài đang làm mọi sự vì lợi ích cuối cùng tốt nhất cho bạn.
“TÔI PHÓ DÂNG ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 127
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người.
Công vụ 2:44-45
Các thành viên trong hội thánh đầu tiên đã không dâng hiến cho công tác truyền bá phúc âm. Họ dâng hiến để phục vụ lẫn nhau và phục vụ Đức Chúa Trời. Họ gặp nhau mỗi ngày và chia sẻ các bữa ăn với nhau, “ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà” (câu 46). Họ đã làm những việc đó như thế nào? Giữa những buồn đau trong cuộc sống, họ trò chuyện với nhau về những điều tuyệt vời mà họ hiện có trong Đấng Christ, và họ ngợi khen Đức Chúa Trời về điều đó.
Sau các bữa ăn chung, họ cùng nhau đi tản bộ qua các nhà hàng xóm và đáp ứng nhu cầu của mọi người chung quanh. Họ làm được điều đó vì tấm lòng của họ đầy tràn sự biết ơn Chúa và muốn chia sẻ tình yêu của Chúa ra cho mọi người. Trước khi người khác nhận biết giáo lý đã thúc đẩy họ chia sẻ yêu thương, họ đã trải nghiệm nó. Điều này dẫn đến kết quả nào? Nhiều người được Chúa lấy thêm vào trong cộng đồng hội thánh mỗi ngày. Công tác truyền bá phúc âm lúc đó là kết quả của sinh hoạt cộng đồng Cơ đốc.
Những người hạnh phúc, tử tế dễ gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng đến người khác. Bạn có thể là một bữa ăn tuyệt vời khi qua sự chia sẻ của bạn, một người khác đến với Đấng Christ.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC, VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 128
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
“We have different gifts, according to the grace given to each of us. If your gift is prophesying, then prophesy in accordance with your faith.” (Romans 12:6. NIV)
Vì chúng ta có các ân tứ khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho mỗi người chúng ta. Nếu ân tứ của bạn là nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin.
Rô-ma 12:6
“Người đó có sức lôi cuốn.” Chúng ta đưa ra loại tuyên bố này về một người khơi dậy sự nhiệt tình ở người khác. Bạn có biết rằng, nếu bạn là một Cơ đốc nhân thì bạn có sức lôi cuốn? Đây hoàn toàn là một sự thật.
Từ Hy Lạp để chỉ ân những ân tứ (gifts) mà Phao-lô dùng trong câu trên là sự lôi cuốn. Nó được dịch theo nghĩa đen là “món quà của ân sủng” và nó đề cập đến ít nhất một ân tứ đặc biệt mà Thánh linh đặt trong bạn, khi bạn dâng đời sống mình cho Christ. Có thể đó là ân tứ về lãnh đạo, ơn thương xót, tổ chức, dạy dỗ hay đơn giản là giúp đỡ người khác. Khi chúng ta biết rõ ân tứ của mình và khiêm nhường sử dụng chúng trong sự phối hợp với các Cơ đốc nhân khác để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, thì những điều tốt đẹp sẽ xảy ra trong đời sống của nhiều người. Khi điều này diễn ra, nó khơi dậy sự nhiệt tình trong họ. Thì đấy là chúng ta có sức lôi cuốn!
Vì vậy, trong lần tới khi bạn nghe ai nói, “người đó có sức lôi cuốn.” Hãy ngẫm nghĩ xem họ đang nói về ai – người đó có thể là bạn.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 129
DÂNG HIẾN THỜI GIAN
Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.
Cô-lô-se 3:17
Thời gian không thiên vị bất cứ ai. Mỗi người trong chúng ta có chính xác 168 giờ trong một tuần. Chúng được sử dụng để ngủ, làm việc, ăn uống, đi lại, và thời gian còn lại không còn nhiều. Vì vậy khi ai đó yêu cầu bạn dành một phần thời gian cho họ, bạn có thể cảm thấy căng thẳng.
Tuy nhiên, Chúa không muốn chỉ một phần thời gian của bạn; Ngài muốn tất cả. Điều này nghe có vẻ khó chấp nhận? Hiện nay, Ngài không yêu cầu bạn từ bỏ việc ăn uống, nghỉ ngơi, nghề nghiệp…nhưng Ngài yêu cầu bạn thay đổi hoàn toàn thái độ đối với các việc trên. Khi bạn làm những việc bạn cần làm, muốn làm và bắt buộc phải làm vì đức tin, hãy dâng chúng cho Đức Chúa Trời theo cách làm đẹp lòng Ngài.
Thời gian mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng cho Ngài không có nghĩa là chúng ta cứ ngồi trong nhà thờ hay chạy theo các mục vụ. Nếu bạn đang gọt một củ khoai tây, hãy gọt nó thật xuất sắc cho Chúa, nếu bạn đang trông nom em bé, hãy chăm sóc nó vì cớ Chúa, cung cấp cho đứa trẻ tình yêu và sự ấm áp của một tấm lòng nhân ái. Nếu bạn gặp một người bạn trong cửa hàng, hãy dâng cuộc trò chuyện đó lên cho Chúa và xem điều này có thể tạo ra sự khác biệt gì.
Bạn sẽ làm gì sau khi đọc xong bài này? Hãy dâng điều đó lên cho Đức Chúa Trời.
“TÔI SỬ DỤNG/DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 130
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Vậy thì, như anh em đều trổi hơn về mọi việc, tức là về đức tin, về lời giảng, về sự vâng lời, về mọi sự sốt sắng, về tình yêu chúng tôi, thì cũng hãy chú ý làm cho trổi hơn về việc nhân đức nầy.
2 Cô-rin-tô 8:7
Lịch sử cho chúng ta biết rằng trong suốt thời kỳ Trung cổ, bất cứ khi nào một người lính nhận phép báp-tem, anh ta sẽ đưa cánh tay phải của mình lên trên mặt nước. Tại sao? Bởi vì cánh tay phải của người lính đang cầm thanh gươm, và như vậy anh ta đã không dâng cánh tay phải cầm gươm của mình lên cho Đức Chúa Trời. Ngày hôm nay chúng ta cũng thấy điều này được tái diễn, nhưng thay vì cầm thanh gươm, người ta cầm cái ví tiền đưa lên khỏi mặt nước.
Phao-lô thách thức các tín hữu ở Cô-rin-tô thả cánh tay đang nắm chiếc ví đựng tiền chìm trong nước, và “làm cho trổi hơn về việc nhân đức nầy.” Lưu ý là Phao-lô không nói, “bổn phận/nghĩa vụ của hành động dâng hiến” ở đây. Chúng ta thường bỏ qua điều này. Trong lời mở đầu của thư tín thứ nhất Cô-rin-tô, Phao-lô viết, “Tôi hằng vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời, bởi cớ anh em đã được Đức Chúa Trời ban ơn trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (1:4) Bạn không vui vì khi Chúa Giê-su chịu phép báp têm, cả thân thể Ngài xuống nước sao? Bạn không vui mừng khi toàn bộ thân thể Chúa phải treo trên thập hình?
Vì vậy, hãy lấy ví của bạn và làm báp têm nó cùng với những phần còn lại của con người bạn, để bạn có thể xuất sắc trong việc ban phát cùng một loại ân sủng mà Đấng Christ đã ban cho bạn.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 131
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của phúc âm, mà tôi vì nó làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.
Ê-phê-sô 6:19-20
Người chồng trở về nhà từ nơi làm việc sau một ngày dài mệt mỏi, chán nản. Mọi điều đang trở nên tồi tệ. Anh nói với vợ, “Anh không có gì ngoài tin xấu ở văn phòng hôm nay. Nếu có một điều anh không muốn, đó là một tin xấu hơn.”
Người vợ nhẹ nhàng trả lời, “Trong hoàn cảnh này, anh sẽ vui mừng khi biết rằng ba trong số bốn đứa con của anh đã không bị gãy tay khi chơi đùa với nhau trong ngày hôm nay.”
Có một nghệ thuật để học cách chia sẻ tin xấu. Nhưng công bố tin tốt sẽ vui hơn nhiều. Vậy thì chúng ta gặp những khó khăn nào khi chia sẻ đức tin của mình? Không cần bàn cãi, Phao-lô đã đi vào lịch sử với tư cách là một trong những nhà truyền giáo năng động nhất từng bước đi trên đất. Tuy nhiên ông thú nhận rằng rất dễ thối lui và ông cần sự can đảm để tiếp tục bước tới. Đây là một thực tế với Phao-lô, và chúng ta cũng vậy.
Có lẽ sẽ hữu ích để ghi nhớ rằng phúc âm là một tin mừng. Bất cứ ai cầu xin sự tha thứ và sự sống đời đời trong danh Chúa Giê-su đều sẽ nhận được chúng.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 132
THỜ PHƯỢNG
Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta.
Lu-ca 22:19
Nghiêm túc và vui mừng không loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, đám cưới là một dịp trọng thể để tôn vinh Đức Chúa Trời và giao ước hôn nhân, nhưng nó cũng phải tràn ngập niềm vui và tiếng cười khi chúc mừng sự kết hợp của hai trái tim.
Chúng ta cũng trải nghiệm lễ tiệc thánh theo cách tương tự. 1 Cô-rin-tô 11:26 nhắc chúng ta, “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” Chúa Giê-su hoàn toàn vô tội, tuy nhiên Ngài phải chịu chết trong sự sỉ nhục và tàn bạo không thể tả. Ngài bị treo lên thập hình – một hình phạt khủng khiếp nhất thời đó vì tội lỗi của tôi và bạn. Lẽ thật là chúng ta đã giết chết con thánh của Đức Chúa Trời. Không có điều gì nghiêm trọng hơn điều đó.
Tuy nhiên, niềm vui chân thực là thập tự giá. Chúa Giê-su đã tình nguyện chịu chết trên thập hình để cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời. Hơn nữa, Chúa Giê-su không ở lại trong sự chết! Khi ăn bánh uống chén, chúng ta công bố sự chết của Chúa Giê-su cho đến khi Ngài trở lại. Sự phục sinh sau đó của Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Chúng ta không được, “ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng” (câu 27), nhưng cũng không nên tiếp nhận lấy bánh và chén mà không có niềm vui.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 133
CẦU NGUYỆN
Chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời.
Truyền đạo 5:2
Đã bao giờ bạn nói chuyện với Chúa liên tục đến nỗi bạn nhận ra rằng bạn đã không dành chút thời gian nào để lắng nghe Ngài? Cha thiên thượng muốn lắng nghe bạn. Ngài mong muốn bạn cởi mở và thành thật với Ngài. Ngài quan tâm đến những tổn thương và thất vọng của bạn, ngay cả những thất vọng của bạn về Ngài. Bạn có thể đổ lòng mình ra cho Ngài. Tuy nhiên, việc nghe theo lời khuyên của Sa-lô-môn trên đây là điều khôn ngoan.
Sa-lô-môn nhắc chúng ta phải ưu tiên lắng nghe.Đức Chúa Trời trông đợi nghe chúng ta giải bày (2 Sử. 7:14; Thi. 88:2; Lu-ca 18:1) nhưng Ngài cũng muốn chúng ta lắng nghe Ngài (2 Ti-mô-thê 3:16-17)
Chúng ta có đặc ân để cầu nguyện, chỉ bởi vì Đức Chúa Trời mở ra cho chúng ta một lối đi. Vì vậy chúng ta không nên đến gần Ngài bằng những lời nói sáo rỗng, lời cầu nguyện phù phiếm hoặc thuộc lòng, hoặc những lời hứa suông. Cầu nguyện là một cuộc trò chuyện thân mật với Chúa và nên được đối xử như vậy. Tiết chế lời nói có thể giúp bạn cầu nguyện đơn giản và chân thành hơn. Điều này cũng giúp chúng ta tập chú đến bất cứ điều gì Chúa muốn chúng ta phải lắng nghe Ngài.
Chia sẻ nỗi niềm của bạn với Đức Chúa Trời, nhưng hãy dành chút thời gian để lắng nghe Ngài với cả tấm lòng.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 134
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi,
Ánh sáng cho đường lối tôi.
Thi thiên 119:105
Con đường phía trước của chúng ta thường có vẻ ngoằn ngoèo và khó hiểu. Có ngã ba và đường vòng và các biển báo giao thông khó hiểu. Chúng ta có thể cảm thấy giống như Dorothy trên con đường gạch vàng, không biết lối nào để đi, và người duy nhất dẫn đường cho chúng ta là một con bù nhìn không có não chỉ cả hai hướng.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài cung ứng cho chúng ta một con đường thông qua Lời của Ngài. Trong Thi thiên 119 – là chương sách dài nhất trong Kinh Thánh, trước giả viết về tầm quan trọng của hành động đọc và suy ngẫm Lời Chúa để nhận ra ý muốn của Ngài. Lời Chúa chiếu soi ra ánh sáng trong một thế giới tối tăm đầy tội lỗi, lừa dối và các giá trị bị đảo ngược.
Hãy lưu ý chi tiết này, ngọn đèn mà trước giả Thi thiên đề cập không phải là đèn pin công suất lớn như chúng ta có ngày nay. Chiếc đèn này chiếu đủ ánh sáng cho bước tiếp theo của trước giả để anh ấy có thể tránh các chướng ngại vật, lỗ hổng và những va chạm ngay trước mặt. Bởi vì Chúa Giê-su không muốn chúng ta phải lo lắng về ngày mai (Ma-thi-ơ 6:34), đó là đủ ánh sáng.
Bạn có ngọn đèn bạn cần để thực hiện bước tiếp theo?
“TÔI NGHIÊN CƯÚ KINH THÁNH ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 135
TẬP CHÚ ĐẾN MỤC TIÊU
Song khi thấy gió thổi, thì Phi-e-rơ sợ hãi, hòng sụp xuống nước, bèn la lên rằng: Chúa ơi, xin cứu lấy tôi! Tức thì Đức Chúa Jêsus giơ tay ra nắm lấy người, mà nói rằng: Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?
Ma-thi-ơ 14:30-31
Tôi đưa cậu con trai nhỏ đến hớt tóc tại Pro-Cuts. Một cô gái còn trẻ yêu cầu cậu bé ngồi lên ghế và bắt đầu công việc. Trong khi sử dụng tông-đơ cắt tóc, cô thợ trẻ tiếp tục chuyện trò với người thợ kế bên về cuộc hẹn hò tồi tệ với bạn trai vào tối hôm trước. Cô gái đã không tập trung vào công việc, và hậu quả là tác phẩm mà cô ấy tạo ra cho con trai tôi là một cái đầu với những sợi tóc mất cân đối, chỗ dày chỗ mỏng không giống ai. Rõ ràng là cô ấy đã không hoàn toàn tập trung cho công việc của mình.
Sự thiếu tập trung có thể gây ra hậu quả tồi tệ hơn nhiều, đặc biệt là nếu chúng ta xao lãng sự tập trung duy nhất của mình vào Chúa Giê-su.
Phi-e-rơ đã học bài học này khi ông mạnh dạn bước ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước và đến cùng Chúa Giê-su. Nhưng rồi khi nhìn thấy gió thổi mạnh, Phi-e-rơ bị phân tâm và điều này làm ông chao đảo “hòng sụp xuống nước.” Khi ông sắp sửa chìm xuống, thì Chúa đưa tay ra cứu ông.
Chúng ta cũng có thể bắt đầu chìm, trừ phi cứ tiếp tục tập chú vào Chúa Giê-su trước những cơn bão của đời sống.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO CUỘC ĐỜI TÔI.”
NGÀY 136
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Hãy đi nhóm hiệp các người Giu-đa ở tại Su-sơ, rồi hãy vì tôi kiêng cữ ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết; tôi và các nàng hầu tôi cũng sẽ kiêng cữ ăn nữa; như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết.
Ê-xơ-tê 4:16
Aucas là một sắc dân hung dữ, thích giết người và không bao giờ ngần ngại giết người bên ngoài bộ lạc. Nhận thức được mối nguy hiểm này, nhà truyền giáo Jim Elliot tin rằng chỉ có cách gặp được Chúa Giê-su thì bộ tộc này sẽ dừng lại hành động giết người. Ông ghi chú trong nhật ký tâm niệm của mình, “người bằng lòng cho đi những gì mình không thể giữ để đạt được những gì không thể mất, thì tuyệt đối không phải là kẻ ngốc.”
Sau nhiều tháng thả rơi những món quà từ máy bay, Jim quyết định sẽ gặp người của bộ tộc Aucas mặt đối mặt. Ông và bốn bạn đồng hành đến với bộ lạc này, họ cắm trại bên ngoài ngôi làng, phía bên kia sông. Mọi thứ đều bình yên cho đến ngày thứ sáu, họ nhìn thấy những phụ nữ của bộ lạc Aucas băng qua sông tiến về phía họ với ánh mắt không thân thiện. Nghe thấy những tiếng kêu sát khí sau lưng, nhóm người của Jim quay lại và nhìn thấy những chiến binh Auca giơ cao ngọn giáo tấn công họ. Trong vòng vài giây cả năm giáo sĩ tiên phong đều bị giết chết.
Hoàng hậu Ê-xơ-tê cũng đối mặt với sự hiểm nguy tương tự. Diện kiến với vua Xerxes mà không có lịnh mời có thể nguy hiểm đến tính mạng, trừ phi nhà vua đưa cây phủ việt ra. Ê-xơ-tê đã chấp nhận rủi ro trong ván bài mạo hiểm đó. Bà nói, “tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết.” Đức Chúa Trời đã giải cứu bà và tuyển dân trong câu chuyện này.
Khi Jim Elliot chọn con đường đầu phục Chúa, ông đã bị giết chết. Tuy nhiên sau đó người vợ và con trai của ông đến với bộ lạc Aucas lần nữa với tình yêu, sự tha thứ, lòng can đảm và một tấm lòng đầu phục hoàn toàn, tận hiến cho Chủ mùa gặt. Bấy giờ bộ lạc Aucas mở lòng ra tiếp nhận ánh sáng phúc âm.
Bạn sẵn sàng đầu phục hoàn toàn cho Chúa vì ai?
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 137
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.
Sáng thế ký 2:18
Giống như một cuộc diễu hành, Đức Chúa Trời đem tất cả các sinh vật đến trước mặt A-đam để ông đặt tên cho chúng. Nhưng giữa vòng các sinh vật này không có đối tượng nào phù hợp để trở thành người giúp đỡ cho A-đam. Không phải bò đực Brahma. Không phải đà điểu. Không phải hươu cao cổ. Thậm chí không phải là chú chó trung thành đáng tin cậy! Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết nếp sống cộng đồng là điều cần thiết để A-đam có một cuộc sống tin kính và lành mạnh. Vì vậy Ngài đã tạo dựng Ê-va.
Nhu cầu của chúng ta về nếp sống cộng đồng vẫn không thay đổi, mặc dù đôi khi nó có thể là một thách thức. Bởi vì chúng ta là những tạo vật đã phạm tội phải cần đến một Cứu Chúa. Như ai đó đã nhận xét, con người giống như những con nhím trong cơn bão tuyết: chúng ta cần đến gần nhau để được sưởi ấm, nhưng chúng ta nhanh chóng làm tổn thương nhau khi đến gần nhau!
Đức Chúa Trời dự định cho con người có những mối quan hệ phong phú, mang lại sự sống với nhau, những mối quan hệ được tiếp thêm sức mạnh và tạo niềm cảm hứng bởi sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Nhưng điều đó chỉ có thể đến khi ân sủng và lòng thương xót được gia tăng giữa các thành viên.
Đừng sợ nếp sống cộng đồng. Chúng ta cần nó. Khi nhím xù lông để chích các đối tượng chung quanh theo phản ứng tự nhiên, hãy cung ứng ân điển và lòng trắc ẩn mà bạn muốn người khác bày tỏ cho bạn khi bạn bùng phát.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC, VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 138
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Nhưng, đã ban ân điển cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ
Ê-phê-sô 4:7
Vợ của một mục sư đồng nghiệp đến với tôi trong nước mắt vì kiệt sức. Abbey rất muốn đơn giản hóa cuộc sống của mình, nhưng cô ấy đang bị các mục vụ trong nhà thờ làm cho căng thẳng. Cô chủ trì các ủy ban truyền giáo, lãnh đạo mục vụ phụ nữ, dạy Trường Chúa Nhật, chỉ huy dàn hợp xướng của trẻ em, và điều phối các bữa ăn mà mọi người mang đến. Ngoài ra cô còn là một người vợ và người mẹ của ba đứa trẻ.
Tôi hỏi cô ấy, “Tại sao cô cảm thấy rằng cô cần phải làm tất cả những mục vụ ấy?”
“Bởi vì nếu tôi không làm, thì cũng sẽ không có ai đảm trách, và những mục vụ này không thể bỏ được.” Cô ấy trả lời.
Bạn không cần phải là vợ của một mục sư để khiến cuộc sống mất cân bằng và bị cuốn vào cuộc đua làm việc quá mức cần thiết. Mặc dù chắc chắn việc phục vụ người khác là một trách nhiệm thiêng liêng, nhưng nhiều người trong chúng ta bị mất quân bình. Chúng ta có thể cảm thấy giống như Abbey: “Nếu tôi không làm, ai sẽ làm?”
Không có ai sở hữu tất cả các ân tứ thuộc linh. Ân điển của Đức Chúa Trời phân chia các ân tứ trong toàn bộ thân thể Ngài, và vì vậy điều này kêu gọi chúng ta đến với cuộc đua thiêng liêng để cùng nhau hoàn thành các mục đích của Ngài. Ngài không kêu gọi bạn một mình làm tất cả mọi việc. Hãy nói “tôi không làm việc này,” khi đó chúng ta cho người khác có cơ hội sử dụng ân tứ của họ.
Cũng hãy nói “tôi sẽ thi hành mục vụ này” khi bạn nhận biết và tin nơi sự hướng dẫn của Chúa về lĩnh vực đó. Hãy tiếp nhận ân điển của Chúa và khiêm nhường nhìn nhận, “Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm” (Lu-ca 17:10) sau khi làm xong công việc. Chúng ta cần thoát ra khỏi tình trạng tự mình ôm đồm hết mọi việc, để tham gia vào cuộc đua thiêng liêng cùng với những chi thể khác trong thân thể Christ.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 139
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
Những người ấy cả sợ, và bảo người rằng: Ngươi đã làm việc gì đó? Bấy giờ họ đã biết rằng người trốn khỏi mặt Đức Giê-hô-va; vì người đã khai ra cho họ.
Giô-na 1:10
Nhìn lại trận tái đấu quyền anh giữa võ sĩ Joe Louis và người thách đấu Billy Conn, Louis đã đánh bại Conn ở vòng thứ 13 của trận đấu năm 1941. Sau Thế chiến thứ hai, vào tháng 6 năm 1946 hai người gặp lại nhau. Trước trận đấu, một cây viết thể thao đã chỉ ra tốc độ của Conn và hỏi Louis về chiến thuật của anh ta trên võ đài để đấu với Conn. Trước câu hỏi đó, Louis trả lời, “Conn có thể chạy, nhưng anh ấy không thể trốn.”
Trong Cựu ước có một câu chuyện nổi tiếng: Giô-na đã trốn chạy, từ chối một sứ mạng được Chúa giao phó. Ông không thích kế hoạch của Đức Chúa Trời. Vì vậy ông “trốn qua Ta-rê-si, để lánh khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Người xuống đến Gia-phô, gặp một chiếc tàu đi Ta-rê-si. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Ta-rê-si với họ, để khỏi mặt Đức Giê-hô-va” (Giô-na 1:3). Giô-na đã đi đúng hướng ngược lại mà Chúa đã chỉ dẫn.
Một trận bão nổi lên, chiếc tàu đi Ta-rê-si có nguy cơ bị đánh chìm, Giô-na thuyết phục các thủy thủ ném ông xuống biển, vì chính ông là nguyên nhân của trận cuồng phong này. Giô-na bị quăng xuống biển, và bị cá lớn nuốt vào bụng. Sau ba ngày đêm, ông được con cá “mửa ra trên đất khô” (2:11). Giô-na đã chạy, nhưng ông không thể trốn khỏi mặt của Đức Giê-hô-va.
Chúng ta – cũng giống như Giô-na. Chúng ta đang trốn khỏi Chúa hay đi đúng theo sự hướng dẫn của Ngài. Hãy tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cách sử dụng thời gian của bạn theo sự hướng dẫn của Ngài.
Bill Conn có thể chạy nhanh, nhưng anh ta không thể trốn. Ở vòng đấu thứ tám Joe Louis đã hạ đo ván Conn kết thúc trận đấu năm 1946.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 140
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.
Công vụ 20:35
Bạn đã bao giờ trò chuyện trung thực với chính mình về việc cho đi chưa? Tại sao tôi đấu tranh với việc ban cho? Tại sao tôi cảm thấy có một sự phản kháng dai dẳng để cho đi tài vật của tôi? Khi nói đến việc trả lại cho Chúa, tại sao tôi lại hỏi mình ít nhất có thể cho điều gì mà vẫn ở lại trong ân điển tốt lành của Chúa? Tại sao thiên hướng tự nhiên của tôi lại hướng tới nhận, giữ và tích trữ?
Những câu hỏi day dứt về tâm hồn này làm chứng cho phản ứng ác cảm của chúng ta khi cho đi.
Cuộc chiến nội tâm của chúng ta với việc giải phóng tài nguyên của chúng ta có thể chấm dứt nếu một thứ khác lần đầu tiên được trao cho Chúa – chính bản thân chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng quên đi rằng chính từng hơi thở của chúng ta cũng là một món quà đến từ Cha thiên thượng. Đức Chúa Trời không muốn các tài vật của chúng ta; Ngài đã sở hữu tất cả. Ngài muốn chính chúng ta. Tại sao? Bởi vì chỉ khi Chúa hoàn toàn nắm giữ chúng ta, chúng ta mới có thể có Chúa đầy trọn.
Vì vậy trong lần tới nếu bạn có sự tranh chiến khi ban ra. Hãy nhớ điều này: chính bạn và những gì bạn đang quản lý đều thuộc về Đức Chúa Trời. Lúc đó, bạn có thể thấy mình sẵn sàng cống hiến tất cả, chứ không chỉ nhận tài vật từ một người nào đó rồi chuyển tiếp. Khi đó bạn sẽ được phước biết bao.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 141
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. 20 Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo.
2 Cô-rin-tô 5:19-20
Sau một mùa tranh cử đầy cam go, đương kim tổng thống Harry Truman đã đi ngủ sớm vào Ngày Bầu cử. Ông không biết liệu mình có được chọn lại hay không.
Những người ở tòa sạn báo Chicago Daily Tribune cũng vậy. Thời gian đếm phiếu bầu đến chậm và thời hạn phát hành báo đang đến rất nhanh. Dựa trên sự chủ quan và cảm giác của họ về kết quả sẽ như thế nào, họ đã in “Dewey đánh bại Truman.” Sau khi tờ báo được in ra, nhiều lượt phiếu bầu được tổng kết cho thấy khoảng cách giữa hai ứng cử viên được thu hẹp và cuối cùng, Truman đã thắng. Đó không phải là khoảnh khắc đẹp nhất đối với các biên tập viên của báo Chicago Daily Tribune.
Khi chúng ta là người đưa tin đáng tin cậy, chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta nhận được đúng thông điệp. Đặc biệt đó là một thông điệp quan trọng trong một thời khắc lịch sử.
Đây là những nền tảng: Tất cả chúng ta đều là tội nhân. Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời vô tội đã bằng lòng nhận lấy hình phạt thay cho chúng ta khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Chúa Giê-su đã phục sinh từ cõi chết, Ngài đánh bại tội lỗi và sự chết. Khi tiếp nhận lẽ thật đáng kinh ngạc này, chúng ta được tha thứ tội lỗi và nhận lãnh sự sống đời đời. Hãy thuật lại điều này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn ngay bây giờ – bạn muốn chắc chắn là có đúng thông điệp! – và khi có cơ hội trình bày thôngđiệp, hãy chia sẻ nó đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 142
THỜ PHƯỢNG
Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa.
Tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi.
Thi thiên 86:12
Chương trình Lời Sống Hàng Ngày (Our Daily Bread) đã đề cập đến một người đàn ông tiếp nhận Chúa vào cuối đời là một ca sĩ nổi tiếng. Người này đang chuẩn bị phẫu thuật cắt bỏ lưỡi vì bị ung thư. Ông biết rằng sau phẫu thuật ông sẽ không bao giờ hát lại được nữa. Trước khi nằm vào bàn phẫu thuật, ông có một thỉnh cầu: “Cho phép tôi hát bài ca cuối cùng của tôi, để diễn tả lòng biết ơn và tôn vinh Đức Chúa Trời.”
Thật buồn khi người ca sĩ này không còn khả năng để hát. Nhưng sự thật đáng mừng là ngay cả khi không còn giọng hát, ông ấy vẫn có thể tiếp tục tôn vinh Chúa trong phần đời còn lại. Tấm lòng của ông vẫn có thể tràn đầy tình yêu với Đức Chúa Trời, và ông có thể diễn tả điều này qua nếp sống đạo hàng ngày. Sự thờ phượng thật có nghĩa là sản sinh ra bông trái của Đức Thánh Linh trong toàn bộ đời sống của chúng ta.
Dallas Willard đã viết, “Cuộc sống mà chúng ta đang sống trong từng khoảnh khắc, từng giờ, từng ngày và hàng năm được khơi dậy từ một chiều sâu tiềm ẩn. Những gì có trong tấm lòng chúng ta thì quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác.”
Vì vậy, hãy hát ca ngợi Chúa khi bạn có thể làm điều đó. Nhưng phải bảo đảm rằng mọi điều bạn tuôn đổ từ tấm lòng luôn là bài ca của sự tôn vinh Đấng đã tạo nên bạn.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI, VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 143
CẦU NGUYỆN
“Tôi sẽ suy xét đến tất cả các công tác của Ngài
và ngẫm nghĩ về tất cả những việc làm vĩ đại của Ngài.” Thi thiên 77:12
(I will consider all your works
and meditate on all your mighty deeds. NIV)
Thỉnh thoảng chúng ta cần lấy một cái gì đó ra khỏi lồng ngực. Chúng ta cần phải giải tỏa và xử lý. Sau khi làm điều đó, chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn.
Trong Thi thiên 77, A-sáp loại bỏ đi sự than thở. Chúng ta thấy trước giả đặt các câu hỏi trong các câu 7-9, “Chúa há sẽ từ bỏ đến đời đời ư?
Ngài há chẳng còn ban ơn nữa sao?
Sự nhân từ Ngài há dứt đến mãi mãi ư?
Lời hứa của Ngài há không thành đời đời sao?
Đức Chúa Trời há quên làm ơn sao?
Trong cơn giận Ngài há có khép lòng thương xót ư?” Hỏi cũng có nghĩa là trả lời trong những câu này.
Nhưng chúng ta cũng thấy trong câu 12 ở trên, khi trước giả bày tỏ thái độ, “sẽ ngẫm nghĩ về mọi công tác Chúa, suy gẫm những việc làm của Ngài.” A-sáp đi đến chỗ nhận thức về Đức Giê-hô-va là ai và những gì Ngài đã làm cho ông. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với bạn. Lúc đó bạn có thể bắt đầu chia sẻ nỗi đau buồn của bạn với Chúa, nhưng khi thưa chuyện với Ngài, hãy nhớ rằng Ngài là ai, và tất cả những gì Ngài đã làm cho bạn. Khi ấy bạn sẽ nhìn thấy sự tốt lành của Ngài trong cuộc đời bạn, và những lời than vãn sẽ biến thành ngợi khen công bố ra lẽ thật và hy vọng. Cuối cùng, sự cầu nguyện của chúng ta không cần phải trở nên một show trình diễn hùng hồn. Cầu nguyện là đàm thoại cá nhân với Cha thiên thượng – Đấng yêu thương chúng ta.
Đừng ngần ngại than thở và trút bỏ những nặng nề trong lòng. Nhưng hãy giống như A-sáp, hãy suy nghĩ nghiêm túc đến những việc tốt đẹp mà Chúa đã làm cho bạn, và suy ngẫm về những công việc quyền năng của Ngài.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 144
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ
Ê-phê-sô 6:11
Lời của Đức Chúa Trời đầy quyền năng, nó được ví sánh như một thanh kiếm trong đoạn kinh văn được gọi là “các khí giới của Chúa”, và nó là vũ khí tấn công duy nhất trong toàn bộ kho vũ khí. Các vũ khí phòng thủ có thể bảo vệ người lính nếu anh ta có một tầm nhìn kém (trong lĩnh vực thuộc linh sự cám dỗ thường không cảnh báo chúng ta khi nó đến), nhưng không có vũ khí tấn công, anh ta không thể chống lại và chiến thắng kẻ thù.
Vào một ngày trong tương lai, khi Chúa Giê-su tái lâm để đánh bại các kẻ thù của Ngài. Sứ đồ Giăng diễn tả một thanh gươm nhọn, sắc, hai lưỡi sẽ đi ra từ miệng Ngài (Khải. 1:6). Vũ khí nào được Chúa Giê-su sử dụng ở đây? Chính là các Lời từ miệng của Ngài. Những Lời này có đủ quyền năng đánh bại kẻ thù trong trận chung kết!
Trước khi tham gia trận đấu, người lính phải am hiểu cách sử dụng các khí giới. Anh ta phải tập dợt chúng hàng ngày. Muốn chiến thắng kẻ thù đòi hỏi chúng ta phải biết cách sử dụng thành thạo các loại vũ khí. Vũ khí mà Chúa Giê-su sử dụng cũng là của bạn. Khi bạn sử dụng Lời của Chúa – đó không phải là những lời bạn nói. Những Lời của Ngài có cùng uy quyền với Đấng từ ban đầu đã nói chúng.
Hãy rút kiếm của bạn và tấn công. Sự cám dỗ được mai phục đang đến gần. Lời Đức Chúa Trời là khí cụ tốt nhất để chiến thắng kẻ thù.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 145
TẬP CHÚ ĐẾN MỤC TIÊU
Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.
Công vụ 5:42
Họ nhanh chóng đưa nó lên facebook sau khi kết quả thử thai là dương tính! Liz và Sam đã cố gắng có em bé để có được cảm giác tốt đẹp cho hôn nhân của họ. Trải qua khoảng thời gian chờ đợi và thử thách cho đến khi Liz biết mình có thai. Đôi vợ chồng này vẫn nuôi hy vọng, và bây giờ một em bé sắp chào đời. Họ muốn cả thế giới biết điều này và chia sẻ sự vui mừng với họ! Tin vui của cặp đôi này đã được tweet, gởi đi các tin nhắn, gọi điện thoại, thông báo trên instagram, facebook cho bạn bè và người thân.
Chúng ta có hào hứng – hoặc thậm chí là có một chút hào hứng – về việc chia sẻ tin tức mang lại niềm vui bây giờ và vĩnh viễn? Phải chăng chúng ta đã để nhiều thứ khiến chúng ta phân tâm không thể chia sẻ với người khác về tin tức tốt lành của Chúa Giê-su: Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta, và đã phục sinh đánh bại tội lỗi và sự chết. Nhờ đó chúng ta có thể phục hòa với Đức Chúa Trời thánh khiết. Chúng ta có thể sống trong niềm hy vọng nhận lãnh sự sống vĩnh cửu. Và mọi người sẽ nói về chúng ta, “ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, họ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.”
Chúa Giê-su đã làm cho tôi trở nên dạn dĩ và tràn đầy năng lực để công bố cho người khác về một Cứu Chúa đã sống lại, Ngài là Chúa của tôi.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
146
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời ghen tuông.
You shall not make for yourself an image in the form of anything in heaven above or on the earth beneath or in the waters below. You shall not bow down to them or worship them; for I, the Lord your God, am a jealous God.
Xuất. 20:4-5
Trong những năm đầu tiên sau khi kết hôn, chúng tôi nhìn thấy hai cặp đôi khác trong nhà thờ bị tan vỡ hôn nhân. Chúng tôi cho rằng những cặp đôi này không bao giờ có ý không chung thủy, nhưng họ đã không đề phòng cẩn thận để ngăn chặn điều đó. Randy đề nghị chúng tôi xây dựng bộ qui tắc hướng dẫn để bảo vệ mối quan hệ của chúng tôi và tránh đưa chính mình vào trong các tình huống dễ bị tổn thương. Chúng tôi đã cam kết chia sẻ tất cả mật khẩu máy tính và điện thoại với nhau, và không bao giờ đi một mình ăn chung với một người khác phái. Randy cũng lắp đặt thêm một cửa sổ nhỏ thêm vào của chính trong văn phòng làm việc của anh ấy tại nhà thờ để người bên ngoài có thể quan sát bên trong có những ai.
Hôn nhân được hiểu là một mối quan hệ duy nhất, độc quyền. Đức Chúa Trời cũng muốn thiết lập mối quan hệ này với tuyển dân của Ngài. Ngài tự giới thiệu Ngài là “Đức Chúa Trời ghen tuông.” Từ điển Webster định nghĩa từ ghen tuông là: “không khoan dung với sự kình địch hoặc không chung thủy và cảnh giác trong việc bảo vệ những gì mình quản lý.” Sự miêu tả này tạo ra một ngôn ngữ tình yêu tương tự như giao ước hôn nhân. Đức Chúa Trời hoàn toàn cam kết với chúng ta và đòi hỏi sự cam kết 100% từ phía chúng ta trong mối quan hệ với Ngài. Ngài sẽ không chia sẻ sự phục tùng của chúng ta với ai khác.
Điều gì đe dọa sự độc quyền trong mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời? Hãy thực hiện các bước để loại bỏ nó.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 147
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Chúa Giê-su đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho.
Giăng 13:4-5
Đó là vòng chung kết của cuộc thi đấu chạy bộ. Kara Oberer, sinh viên năm thứ hai của Đại học Eckerd, chiến thắng cuộc đua chạy bộ tranh cúp vàng để chuẩn bị nhận giải thưởng. Nhưng khi cố gắng đi vòng qua khán đài, cô ấy đã bị rạn nứt đầu gối. Ngay lập tức các vận động viên điền kinh của Đại học Florida Southern là Chelsea Oglevic và Leah Pemberton dìu Kara – đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn bước đi trên tay của họ, đi đến khán đài để nhận giải thưởng.
Vào ngày Lễ Vượt Qua, người thầy mong muốn được chia sẻ bữa ăn đặc biệt với những người thân cận nhất của mình. Hãy hình dung các môn đồ đã ngạc nhiên như thế nào khi Chúa Giê-su đứng dậy rời khỏi bàn và bắt đầu rửa chân cho họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu các người lãnh đạo hội thánh hay mục sư quản nhiệm rửa chân cho bạn?
Điều bất ngờ tạo nên một bài học đầy sức mạnh. Chelsea và Leah đã giúp đỡ một đối thủ cạnh tranh. Chúa Giê-su đã rửa chân cho các bạn hữu của Ngài – là những người sẽ rời bỏ Ngài, từ chối và thậm chí là phản bội chính Ngài. Chúa Giê-su đến trần gian để phục vụ người khác. Và cũng giống như Ngài, những ai tự nhận là môn đồ Ngài ngày hôm nay sống trong cộng đồng hội thánh phải tìm kiếm cách để phục vụ người khác, chứ không phải để được phục vụ.
Nơi nào bạn đang phục vụ? Bạn cho rằng Chúa muốn bạn phục vụ ở đâu? Nói một cách hình bóng, Chúa Giê-su muốn bạn rửa chân cho ai?
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA CHÚA TRÊN ĐỜI SỐNG TÔI, TRÊN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.”
NGÀY 148
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương.
Ê-phê-sô 4:16
John Wooden, huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại của UCLA (University of California, Los Angeles) người đã dẫn dắt trường đại học này đến bảy chức vô địch liên tiếp, với ba mùa giải bất bại và tám mươi trận thắng trong suốt một chặng đường dài đã nói, “Nhiều chiến công chỉ gặt hái được bằng tinh thần đồng đội, khi mà không thành viên nào quan tâm đến việc ai sẽ nhận được sự tưởng thưởng.”
Các thành tích này có được từ các sinh viên đại học – những người tập chú đến sự tài hướng dẫn khôn ngoan của huấn luyện viên và chơi gắn kết chặt chẽ trong một đội bóng.
Hội thánh cũng có thể học bài học của huấn luyện viên Wooden. Cũng giống như Wooden có trung phong, hậu vệ và tiền đạo, thì hội thánh có mục sư, giáo sư, thầy giảng Tin Lành. Cũng giống như Wooden đã làm việc dựa trên các nguyên tắc cơ bản của bóng rổ như chuyền, bắn và lừa bóng, thì thân thể Christ cũng tập trung vào sự cầu nguyện, rao giảng Lời và các mục vụ. Và khi mọi người cùng phối hợp với nhau cách nhịp nhàng, UCLA giành được chiến thắng. Cũng vậy, hội thánh sẽ chiếu ra ánh sáng của Chúa với tình yêu và hy vọng trong chiến thắng khải hoàn.
Dù bạn có bất kỳ ân tứ nào, hãy nhớ rằng Chúa đã ban cho bạn ân tứ đó để phục vụ chung trong cộng đồng hội thánh. Mỗi một chi thể trong thân thể Christ phải hoạt động. Chúa Giê-su cho phép thực hành cả việc mài giũa và sử dụng những ân tứ đó trong tình yêu thương, đem lại niềm vui cho thân thể Ngài, và hội thánh trở thành chứng nhân cho thế giới dâng vinh hiển về cho Đức Chúa Trời.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG TRONG CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 149
DÂNG HIẾN THÌ GIỜ CỦA TÔI
Hãy cẩn thận theo cách anh em sống, chớ như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy tận dụng mọi cơ hội…
Be very careful, then, how you live—not as unwise but as wise, making the most of every opportunity…
Ê-phê-sô 5:15-16
Chronos và kairos là hai từ trong Kinh thánh được dịch là “thời gian.” Chronos là thời gian được tính bằng phút và giờ. Thời gian trôi đi, và chúng ta phải đi theo nó. Kairos thì mang ý nghĩa khác: thời gian là một món quà hay cơ hội. Sống theo chronos, chúng ta sẽ hỏi, “bây giờ là mấy giờ?”. Còn sống theo kairos, câu hỏi của chúng ta sẽ khác đi: “Lúc này phải làm gì?” Từ được dịch là “cơ hội” trong Ê-phê-sô 5 đến từ chữ “kairos.”
Thời gian là một huyền nhiệm, phải không? Chúng ta đi qua ngày và đêm một cách chậm rãi, nhưng khi nhìn lại chúng ta thấy thời gian trôi nhanh như tên bắn, và rồi tự hỏi, “tất cả thời gian đã đi đâu?” Thời gian như con nước lững lờ vô tình đi qua không chờ đợi ai. Nhưng thời gian là một món quà quý giá từ Đấng tạo hóa. Mỗi ngày là một món quà mà chúng ta sẽ mở ra, trong đó đầy ắp những cơ hội để làm việc, vui chơi, học tập, phục vụ Cha thiên thượng và…
Thời gian thực sự là một kho báu và ngày của chúng ta trên đất này đã được thiết định theo chương trình của Đấng tạo dựng chúng ta. Vì vậy đừng lo lắng chúng ta còn lại bao nhiêu thời gian, và băn khoăn không biết khi nào sẽ là ngày cuối cùng của mình trên đất, nhưng hãy hỏi Đấng ban cho thời gian, “lúc này là thời gian dành cho điều gì?”
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 150
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.
Ma-thi-ơ 6:21
Jane và Michael Banks đã rất bối rối khi những người đàn ông có vẻ bề ngoài lịch lãm rất muốn tiền của Jane và Michael để đầu tư vào ngân hàng của họ. Jane và Michael vẫn chưa sẵn sàng để làm theo sự đề nghị này. Thay vào đó, họ muốn đầu tư tiền bạc của mình trong một lĩnh vực khác.
Bạn đã sẵn sàng đến mức nào để buông bỏ những báu vật mà bạn đang nắm giữ? Nếu bạn lưỡng lự, hãy nhớ lời Chúa Giê-su, “Các ngươi đang phục vụ Đức Chúa Trời hay Ma-môn? Các ngươi không thể đồng thời phục vụ cả hai.”
Của cải trên đất có thể làm cho con người vui hưởng trong một khoảng thời gian tạm thời. Sâu bọ có thể phá hủy chúng hay kẻ trộm đột nhập vào nhà lấy đi. Các ngân hàng có thể tăng giảm lãi suất, và đôi khi bị phá sản vì những lý do bất ngờ. Khoản tiết kiệm hưu trí có thể không kéo dài như bạn mong đợi hoặc cần đến.
Chúng ta cần sẵn sàng cho đi những đồng tiền trên đất của mình, đầu tư chúng vào các mục đích và hoạt động vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Kho báu của chúng ta – cũng như nỗ lực của chúng ta để tích lũy hoặc bảo vệ chúng – hãy kiểm soát tấm lòng của chúng ta.
Hãy cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn nhìn thấy tấm lòng của bạn đang theo đuổi điều gì – theo đuổi những điều tạm thời hay những điều còn lại đời đời – và sau đó, nếu cần, hãy yêu cầu Ngài biến đổi nó.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 151
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Na-a-man với hết thảy người đi theo, bèn trở lại cùng người của Đức Chúa Trời; người đến đứng trước mặt Ê-li-sê, mà nói rằng: Bây giờ, tôi nhìn biết rằng trên khắp thế gian chẳng có chúa nào khác hơn Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên.
2 Các vua 5:15
Trước đây Lee Strobel là một người vô thần nghĩ rằng đã đến lúc phải thoát khỏi cuộc hôn nhân với vợ của mình. Vợ ông là một người mới qui đạo Chúa. Ông nói, “Tôi cảm thấy mình trở thành một nạn nhân từ sự cải đạo của vợ tôi.. Tôi đã kết hôn với Leslie vui tính, thích mạo hiểm – và giờ đây cô ấy đang được biến đổi thành một người khác ….. Đây không phải là những gì tôi đã nhìn thấy ở cô ấy từ ban đầu khi đăng ký kết hôn.”
Sau này khi đến với Chúa Giê-su, Lee nói: Leslie đã học cách sống đức tin của mình theo cách bắt đầu thu hút tôi hơn là xua đuổi tôi. Leslie học cách để tăng trưởng và sinh bông trái trong nếp sống đạo hàng ngày nhờ vào mối liên hệ với Đấng Christ, bất chấp sự ngăn cản của tôi. Leslie đã phản chiếu ra đời sống tận hiến của mình với Chúa Cứu thế, và rồi Lee đã nhìn thấy bằng chứng rõ ràng từ vợ của mình và anh đi đến kết luận: Theo Chúa Giê-su là cách tốt nhất để có một đời sống ý nghĩa và anh đã trở thành một Cơ đốc nhân.
Bạn có thể kể tên một số người đã kích thích bạn quan tâm đến Cơ đốc giáo. Cảm tạ Chúa về những người đó. Và bây giờ nghĩ về cách bạn có thể trở thành một người như vậy trong cuộc sống của người khác.
Câu Kinh Thánh trên đây nói đến lời công bố mạnh mẽ của Na-a-man về Đức Chúa Trời, sau khi ông nghe theo lời của một tớ gái nhỏ. Lee đã đến với Chúa vì nếp sống đạo của Leslie đã thuyết phục anh. Một người nào đó có thể nhận thấy cách bạn sống và tìm kiếm Đức Chúa Trời, Đấng đang bày tỏ chính Ngài qua bạn.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 152
THỜ PHƯỢNG.
Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phao-lô và Si-la. Đoạn, đưa hai người ra ngoài, mà hỏi rằng: Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi? Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Công vụ 16:29-31
Thật là một câu hỏi ngẫu nhiên của người đề lao hỏi hai người tù. Tuy nhiên những người bị giam này không chỉ là hai tù nhân.
Phao-lô và Si-la đã bị các chủ của đứa đầy tớ gái mắc quỉ ám bắt, họ bị đưa “đến các thượng quan, mà thưa rằng: Những người nầy làm rối loạn thành ta; ấy là người Giu-đa, dạy dỗ các thói tục mà chúng ta chẳng nên nhận lấy, hoặc vâng theo, vì chúng ta là người Rô-ma. Đoàn dân cũng nổi lên nghịch cùng hai người, và khi các thượng quan khiến xé áo hai người ra rồi, bèn truyền đánh đòn. Sau khi người ta đánh nhiều đòn rồi, thì bỏ vào ngục, dặn người đề lao phải canh giờ cho nghiêm nhặt” (Công. 16:20-23).
Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm khác đều nghe (câu 25). Hành động lạ lùng này của hai sứ đồ đã làm cho một trận động đất xảy ra, các xiềng xích của tù nhân bị phá hủy, nhưng họ không vì thế mà chạy trốn khỏi ngục. Và cuối cùng người đề lao chạy đến với Phao-lô và Si-la trong tình trạng sợ hãi, và thưa rằng: Các chúa ôi, tôi phải làm gì cho được cứu rỗi?
Khi chúng ta thờ phượng, hát ngợi khen Chúa như Phao-lô và Si-la ở giữa những đau đớn, mất mát, sợ hãi, không chắc chắn, bệnh tật, hoặc cái chết – mọi người nhận thấy. Khi chúng ta chúc tụng Chúa vì Ngài ban cho những gì lòng chúng ta ao ước hoặc thậm chí lấy đi một vài điều quí giá từ chúng ta – những người khác ghi nhận điều này.
Đức Chúa Trời có thể khiến lời khen ngợi của chúng ta lay động trong lòng của những người khác, và chúng ta có thể tìm thấy tiếng nói của họ hòa cùng với sự thờ phượng chân thành của chúng ta đối với một Đức Chúa Trời chân thật.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 153
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!
Lu-ca 22:42
Sự cầu nguyện dường như không có ích lợi gì cho bạn? Có lẽ bạn thấy những lời cầu nguyện của người khác được Chúa trả lời hết lần này đến lần khác trong khi lời cầu nguyện của bạn vẫn chưa được Chúa trả lời. Có thể bạn thấy mình đang nghĩ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt mọi thứ để hoàn thành kế hoạch của Ngài, vậy tôi cầu nguyện có ích lợi gì? Nó sẽ không thay đổi ý định của Ngài.
Chúa Giê-su đã cảm nhận nỗi đau đớn. Lời cầu nguyện của Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê không thay đổi được ý định của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su đã biết chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Ngài trước khi Ngài cầu nguyện, nhưng điều này không cản trở Ngài giãi bày nỗi lòng của mình cho đến khi mồ hôi Ngài đổ ra như những giọt máu. Qua việc hạ mình trong lời cầu nguyện, Chúa Giê-su đầu phục với ý muốn của Cha. Đến lượt mình, tôi tin rằng Cha đã truyền cho Chúa Giê-su sự can đảm và sức mạnh cần thiết để Ngài chấp nhận cái chết kinh hoàng trên thập giá.
Hãy tiếp tục nhiệt thành cầu nguyện và xin Chúa nhậm lời cầu nguyện của bạn. Ngay cả khi Ngài không trả lời sự cầu nguyện của bạn theo cách bạn mong đợi, Ngài sẽ ban cho bạn sự can đảm và sức mạnh để đối mặt với bất cứ thách thức nào ở phía trước.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 154
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho,
Ban sự thông hiểu cho người thật thà.
Thi thiên 119:130
Một người bạn của tôi chia sẻ sự thất vọng của cô ấy vào tuần trước. Cô ấy thức dậy lúc 5 giờ trước khi các con của cô khuấy động chút thời gian yên tĩnh vào buổi sáng để học KinhThánh. Ngay lúc cô ngồi vào bàn và mở KinhThánh ra, những đứa con của cô trỗi dậy sau giấc ngủ và xuất hiện bên cạnh cô. Cô nói, “Chúng giống như những con bướm đêm nhỏ. Ngay khi tôi bật đèn lên, chúng đã ngồi dậy vây quanh tôi, như thể chúng bị cuốn hút vào bóng đèn.”
Cả ngày, hình ảnh của những con bướm đêm bị ánh sáng cuốn hút vào ở lại trong đầu tôi. Những sinh vật nhỏ bé này, bị dụ ra khỏi bóng tối, bay liên tục theo vòng tròn cho đến khi chúng không thể không đáp xuống nguồn ánh sáng. Lời Đức Chúa Trời là một ngọn đèn, kéo chúng ta ra khỏi bóng tối đến với nguồn chiếu sáng, đến với sự hướng dẫn cung cấp sự sống mà chúng ta rất cần để đi đúng hướng. Bạn càng bị cuốn hút bởi Lời của Ngài và học những gì Lời ấy nói, thì con đường của bạn càng trở nên tươi sáng hơn.
Đối mặt với một quyết định khó khăn? Cố gắng hàn gắn một mối quan hệ tan vỡ? Cần sự khích lệ? Muốn trở nên giống với Đấng Christ càng hơn? Chúng ta cần được cuốn hút vào Lời Đức Chúa Trời như một con thiêu thân trước ánh sáng!
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI, VÀ TÌM THẤY SỰHƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 155
TẬP CHÚ VÀO CHÚA
Chúng tôi không biết phải làm gì, nhưng mắt chúng tôi ngửa trông Chúa
2 Sử ký 20:12
Hãy tưởng tượng tổng thống Hoa Kỳ phát biểu trước quốc gia về mối đe dọa sắp xảy ra khi kẻ thù đang lên kế hoạch tấn công cướp lấy đất đai của chúng ta để báo thù. Sau đó, hãy hình dung ông nói với chúng ta rằng sau nhiều cuộc họp, quân đội vẫn không có kế hoạch nào để bảo vệ quốc gia, vì vậy những gì chúng ta cần làm bây giờ là ngửa trông vào chính Đức Chúa Trời.
Bị choáng ngợp bởi đội quân thù địch khổng lồ đang đe dọa Judah, đây chính xác là điều vị Vua trẻ tuổi Giô-sa-phát đã làm. Ông cầu nguyện: “Hỡi Đức Chúa Trời chúng tôi ôi, chớ thì Ngài sẽ không xét đoán chúng nó sao? Vì nơi chúng tôi chẳng còn sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo nầy đương đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm; nhưng con mắt chúng tôi ngửa trông Chúa!” Giô-sa-phát nhắc nhở mọi người rằng họ tôn thờ một Đức Chúa Trời quyền năng và vĩ đại, và chính Ngài sẽ bảo vệ tuyển dân. Ông nói rằng tuyển dân bất lực để đánh bại kẻ thù của mình, và sau đó ông dẫn họ đến việc chỉ tập trung/ngửa trông nơi Chúa bất chấp sự sợ hãi của họ.
Đức Chúa Trời đã phán với tuyển dân, “Hỡi các người Giu-đa và dân cư thành Giê-ru-sa-lem cùng vua Giô-sa-phát, hãy nghe! Đức Giê-hô-va phán cho các ngươi như vầy: Chớ sợ, chớ kinh hãi bởi cớ đám quân đông đảo này: Vì trận giặc nầy chẳng phải của các ngươi đâu, bèn là của Đức Chúa Trời. Ngày mai, hãy đi xuống đón chúng nó: Kìa, chúng nó đi lên dốc Xít, các ngươi sẽ gặp chúng nó nơi đầu trũng, trước mặt đồng vắng Giê-ru-ên. Trong trận nầy các ngươi sẽ chẳng cần gì tranh chiến; hãy dàn ra, đứng yên lặng mà xem thấy sự giải cứu của Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi. Hỡi Giu-đa và Giê-ru-sa-lem! Chớ sợ, chớ kinh hãi; ngày mai, hãy đi ra đón chúng nó, vì Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi” (câu 15-17).
Chúng ta có bị choáng ngợp trước các tình huống đang đối diện ngày nay? Hãy tập chú vào chính Đức Chúa Trời – Đấng ban sự giải cứu kỳ diệu và làm điều Ngài muốn.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 156
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi. Đoạn, người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi, thì ngủ.
Công vụ 7:59-60
Những lời cuối cùng của một người trước khi chết có thể là cay độc, hài hước, khôn ngoan, bi thảm, mỉa mai, thông minh, khó hiểu, hoặc chỉ ra mối liên hệ giữa họ với Đức Chúa Trời.
Sự chết sẽ đến trong một thời điểm nào đó trong cuộc đời, dù chúng ta có muốn hay không. Và rồi sau đó chúng ta sẽ đối mặt với Đấng Phán Xét anh minh.
“Tôi muốn trượt tuyết.” Stan Laurel của nhóm hài Laurel và Hardy được yêu mến đã nói lời cuối cùng khi y tá hỏi anh ta có phải là vận động viên trượt tuyết không, câu trả lời của anh ta là, “Không, nhưng tôi muốn trượt tuyết hơn là làm những gì tôi đang làm.”
Voltaire là một triết gia, nhà sử học và nhà văn đang nói chuyện với một thầy tế lễ thì ngọn đèn bên cạnh ông lóe sáng, ông nói lời cuối cùng, “lửa đã cháy xong!”
Steve Jobs, người sáng lập của Apple Computers chết vì ung thư vào năm 2011. Người ta nghe được những lời cuối cùng của ông: “Oh, wow. Oh wow.”
Sau một bài giảng hùng hồn kể lại lịch sử của dân sự Đức Chúa Trời từ Áp-ra-ham đến Đấng Mê-si được mong đợi từ lâu, Ê-tiên đã nói lời cuối cùng tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đấng mà ông đã phó thác mạng sống của mình vì Ngài cũng là Đấng mà ông đầu phục hoàn toàn cho đến lúc chết.
Nguyện lời nói của chúng ta luôn tôn vinh Chúa khi chúng ta tiếp tục phó thác hoàn toàn cho Ngài.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 157
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Vả, anh em là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy.
1 Cô-rin-tô 12:27
Người cha nói với đứa con trai trong tuổi thiếu niên đang nổi loạn, “Rồi sẽ đến một ngày, con sẽ có một cuộc cách mạng Copernicus trong cuộc đời mình.” Cậu con trai này đã bị đau thanh quản sau nhiều lần uống rượu hỏi lại với một giọng yếu ớt, “ý bố muốn nói gì?’ Người cha trả lời, “Copernicus là người đã khám phá vũ trụ không xoay chung quanh trái đất.”
Cậu con trai đã trải nghiệm cuộc cách mạng Copernicus trong trại huấn luyện quân đoàn thủy quân lục chiến sau đó. Trong ba tháng huấn luyện gian khổ, anh được dạy rằng điều quan trọng nhất là sứ mệnh bảo vệ tự do cho tổ quốc, và để hoàn thành nhiệm vụ này các chiến sĩ phải làm việc chung trong cùng một đơn vị. Mỗi chiến sĩ tìm thấy danh tính và vị trí của mình là một phần của tập thể. Mỗi chiến sĩ phải hoàn thành trách nhiệm của mình, và toàn thể lữ đoàn cùng làm việc để đạt được những điều tốt đẹp nhất cho nhiệm vụ chung đã đề ra.
Là thành viên trong thân thể Đấng Christ, chúng ta có một sứ mạng quan trọng là đem tin tức tốt lành về sự tự do trong Christ đến với tất cả những người đang ở trong xích xiềng tội lỗi. Mỗi cá nhân phải hoàn thành mục vụ của mình để sứ mệnh mà Chúa ủy thác cho tập thể chúng ta là hội thánh địa phương được hoàn thành. Chúng ta không làm việc đơn độc. Chúng ta cần lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành đại mạng lệnh.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC, VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 158
ÂN TỨ THUỘC LINH
Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi thể nào thiếu thốn thì được quí trọng hơn, hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau. Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng.
1 Cô-rin-tô 12:24-26
Tôi đã bị thương dây chằng ở bàn chân một thời gian, và bây giờ đầu gối của tôi và các cơ ở ống chân và vùng bắp chân của tôi bị đau mỗi đêm khi tôi đi ngủ. Bác sĩ cho biết chấn thương ở bàn chân của tôi đang khiến các bộ phận khác của chân tôi phải bù đắp và sử dụng sức mạnh của chúng để hỗ trợ dây chằng bị tổn thương đó. Nếu chúng không làm như thế, chân của tôi sẽ không thể giữ cho tôi đứng lên được. Những bộ phận khác của cơ thể tôi phải chịu đau khổ để nâng đỡ bàn chân bị tổn thương của tôi.
Đức Chúa Trời đã thiết kế thân thể của chúng ta cách kỳ diệu, đó là khi một chi thể nào bị tổn thương thì những chi thể khác phải hợp lại để hỗ trợ nó.
Thân thể của Đấng Christ cũng được thiết kế theo cách tương tự. Khi một an hem/chị em nào bị tổn thương thì những thành viên còn lại trong thân thể Christ cùng chịu đau khổ và sử dụng các ân tứ mình có để hỗ trợ người an hem/chị em đó. Khi cùng bước vào trong sự đau đớn với một chi thể khác, chúng ta đang thực hiện nếp sống thân thể theo thiết kế của Đức Chúa Trời.
Nếu bạn đang ở trong cơn đau, bạn có thể giảm nhẹ gánh nặng và sau đó chia sẻ niềm vui hồi phục.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 159
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI.
Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi,
hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan.
Thi thiên 90:12
Đức Chúa Trời ban cho thời gian và Ngài muốn chúng ta sử dụng nó một cách khôn ngoan, nhưng chúng ta luôn vội vã. Nhiều người trong chúng ta lúc nào cũng khẩn trương, vội vàng sợ thời gian qua nhanh? Bây giờ thử trả lời câu hỏi này: Tại sao chúng ta lại vội vàng, ngay cả khi chúng ta đang dành thời gian để “làm điều tốt?” Chúng ta có đang làm những điều đó theo cách của Đức Chúa Trời không? Vấn đề là làm thế nào để làm đẹp lòng Chúa bằng cách sử dụng hiệu quả những ngày trên đất Ngài đã ban cho chúng ta.
Chúng ta cần chậm lại và dâng hiến thì giờ của mình trước tiên cho Đức Chúa Trời, trước khi sử dụng thì giờ để giúp đỡ người khác. Có rất ít cơ hội trở thành những gì Chúa muốn chúng ta trở thành, trừ khi chúng ta dành thời gian để nghe tiếng của Ngài, đọc lời Ngài và thực hiện mục đích chính của Ngài trong cuộc đời chúng ta: mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài.
Thế gian nói, “Hãy nhanh lên. Nếu không bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều trong cuộc sống.” Sự khôn ngoan đáp lại, “Không, cảm ơn. Nếu tôi vội vã, tôi sẽ làm mất đi ý nghĩa của đời sống, và tất cả những gì Chúa muốn tôi nhìn thấy và nhận biết.”
Bạn có nhớ mình đã đọc về Chúa Giê-xu vội vàng ở chỗ nào trong Kinh Thánh? Nếu Con của Đức Chúa Trời, Đấng đến với chúng ta để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết, không vội vã, thì tại sao bạn phải làm vậy? Sống cách vội vã, hối hả có thể là một sự lãng phí lớn về thời gian.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 160
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI
Tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào cũng thỏa lòng ở vậy.
Phi-líp 4:11
Đắc Nhân Tâm – Bí quyết để thành công (nguyên tác: How to Win Friends and Influence People) của Dale Carnegie được xuất bản vào năm 1936, và không có gì ngạc nhiên cuốn sách đó đã bán được mười lăm triệu bản. Tác giả đã đưa ra một quan điểm khôn ngoan: “Không phải những gì bạn có hay bạn là ai, bạn đang ở đâu hoặc những gì bạn đang làm khiến bạn hạnh phúc hay không hạnh phúc, mà là những gì bạn đang suy nghĩ trong những hoàn cảnh đang đối mặt.”
Quan sát đó cung cấp một quan điểm thú vị về lời công bố của Phao-lô, “Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được” (câu 11-12).
Cho dù đang ăn uống no đủ hay đói khát, giảng phúc âm hay bị cầm tù, ăn tối với các bạn hữu hay đang bị đánh bằng roi, chúng ta thử nghĩ xem – Phao-lô đang suy nghĩ về điều gì? Ông viết, “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy” (Phi-líp 1:21). Phao-lô chắc chắn là đang suy nghĩ về Đấng Cứu Rỗi của ông và tin tưởng rằng những hoàn cảnh ông đang đối diện nằm trong sự kiểm soát của Chúa Giê-su.
Cầu xin Chúa dạy chúng ta thỏa lòng trong mọi tình huống, không phải bằng cách nhìn vào hoàn cảnh của mình mà bằng cách nhìn vào Đấng thành tín với lòng tin cậy chắc chắn.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 161
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.
Ma-thi-ơ 5:16
Ánh sáng đã là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Nó chuyển động theo sóng hay chuyển động theo hạt?
Vào năm 1905, Albert Einstein đề xuất rằng ánh sáng – tại thời điểm đó được cho là sóng – cũng là một dòng hạt. Các thí nghiệm kể từ đó đã chứng minh rằng ánh sáng hoạt động giống như sóng và giống như các hạt. Vào tháng 3 năm 2015, một nhóm nghiên cứu của Switzeland EPFL(Ecole Polytechnique Federal de Lausanne) đã chụp một bức ảnh về ánh sáng hoạt động như một sóng và một dòng hạt cùng một lúc.
Cũng như ánh sáng trong thế giới vật chất đã làm cho con người cảm thấy huyền nhiệm, thì ánh sáng siêu nhiên của Chúa chiếu rọi qua dân sự của Ngài cũng vậy. Tại sao có một loạt các bữa ăn được gởi liên tục đến cho những gia đình có baby mới sinh? Những người đến nhà các góa phụ để giúp đỡ là ai? Làm thế nào Renee, mẹ của Megan Napier, có thể tha thứ cho người lái xe say rượu đã giết chết đứa con gái yêu quý của bà và cầu xin cho anh ta được ra tù sớm?
Giống như các nhà khoa học tại EPFL nhìn lâu và chăm chỉ vào ánh sáng để nghiên cứu, mong những người khác nhìn thấy tình yêu trong bạn đang kích hoạt, họ tiếp tục nhìn cho đến khi họ tìm ra và nắm lấy Nguồn Sáng.
‘TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 162
THỜ PHƯỢNG
Dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta;
Nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm.
Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích,
Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra.
Mác 7:6-7
Lời của Đức Chúa Giê-su trên đây nghe nhức nhối, phải không? Tại sao? Bởi vì những nhận xét của Ngài, vào lúc này hay lúc khác, luôn đúng với cuộc đời chúng ta. Sự thờ phượng của chúng ta vào Chủ nhật thường không phù hợp với cách chúng ta sống từ thứ hai đến thứ bảy. Đôi khi sự giả hình còn xảy ra ngay bên trong nhà thờ! Tại sao điều này là thông thường? Hãy suy nghĩ nghiêm túc đến hai lý do sau đây:
Thứ nhất, sự thờ phượng của chúng ta chỉ mang tính hình thức nghi lễ. Chúng ta thờ phượng và rồi chúng ta chuyển sang những gì tiếp theo sau đối nghịch với sự thờ phượng. Thứ hai, chúng ta nghĩ về sự thờ phượng vào mỗi sáng Chủ nhật trong nhà thờ là một hoạt động mà có rất ít liên quan đến thế giới thực chúng ta đang sống hàng ngày. Trong cả hai lý do trên đây, chúng ta chỉ thờ phượng Chúa bằng môi miếng chứ không phải bằng tấm lòng. Và rồi chúng ta tự hỏi tại sao đời sống của mình không thoát ra được cái vỏ bọc tôn giáo?
Chúa Giê-su dạy rằng sự thờ phượng Đức Chúa Trời cách chân thật phải đến từ tấm lòng, “Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24). Khi thờ phượng Chúa trong tâm thần và lẽ thật với hết cả tấm lòng, chúng ta đang hiệp làm một với Christ – là Đấng đang ở bên trong chúng ta. Lúc đó đời sống chúng ta phản ánh tinh thần của sự thờ phượng ở bất cứ nơi nào chúng ta đến. Dù chúng ta đang làm gì hay tiếp xúc với ai, thì ảnh hưởng của sự thờ phượng Chúa trong chúng ta ít nhiều sẽ tác động trên người khác. Hãy nhớ rằng bạn không để Đức Chúa Trời ở lại trong nhà thờ. Ngài luôn luôn ở với bạn trong mọi tình huống.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI, VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 163
CẦU NGUYỆN
Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình.
Gia-cơ 4:3
Tại sao Chúa Giê-su cầu nguyện? Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời thì cần gì phải cầu nguyện? Ngài đã từng phán dạy rằng Ngài với Cha là một?
Khi Chúa Giê-su chọn con đường thập tự, sinh ra để làm Người, Ngài tạm thời từ bỏ vinh quang, quyền năng, trở nên trống không để sống một đời sống giống như chúng ta.
Ngài cầu nguyện vì một lý do giống như chúng ta: nối kết với Cha thiên thượng và tìm kiếm sự hướng dẫn trong bước kế tiếp. Tuy nhiên nhiều lần trong lời cầu nguyện, chúng ta thường xin Đức Chúa Trời phê chuẩn cho ý muốn của chúng ta thay vì đi theo ý muốn của Ngài. Cầu nguyện như thế là sai trật. Chúa Giê-su luôn cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, cho dù điều đó có nghĩa là Ngài phải chết.
Một nhà thần học viết, “Cầu nguyện là đầu hàng trước ý muốn của TRỜI và hợp tác với ý muốn ấy.” Nếu tôi quăng một chiếc neo từ thuyền cắm vào bờ và kéo, tôi sẽ kéo bờ biển đến chỗ tôi, hay tôi kéo chính mình xuống bờ? Cầu nguyện không phải là kéo TRỜI về phía mình, nhưng là kéo thẳng chính tôi về với ý muốn của Ngài.
Hãy ném ra chiếc neo của sự cầu nguyện, nhưng nhớ rằng hãy để chiếc neo đó kéo bạn đến với tấm lòng của Đức Chúa Trời.
“TÔI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 164
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Đức Chúa Giê-su đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.
Ma-thi-ơ 4:4
Sau khi Chúa Giê-su cầu nguyện kiêng ăn trong đồng vắng bốn mươi ngày đêm, Ngài mệt và đói. Lúc này Satan đến cám dỗ Chúa.
Lần thứ nhất, “quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi.” (câu 3). Bánh chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của Chúa vào lúc này – vì đã bốn mươi ngày trôi qua Ngài kiêng ăn. Nhưng Chúa đáp rằng, “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.” Ngài đã trưng dẫn Phục truyền luật lệ ký 8:3.
Lần cám dỗ thứ hai, “ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, Thì các Đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, Kẻo chân ngươi vấp nhằm đá chăng. Đức Chúa Jêsus phán: Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” (câu 5-7).
Lần tấn công thứ ba, “ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” (câu 8-10). Trong cả ba lần Chúa Giê-su đều trưng dẫn Kinh Thánh, đẩy lùi sự cám dỗ của Satan. Chúa chúng ta không chỉ biết các lời dạy của Kinh Thánh, nhưng Ngài cũng dùng nó để đánh bại ma quỉ. Cuối cùng, “ma quỉ bèn bỏ đi.” (câu 11)
Bạn làm thế nào để vượt qua các cám dỗ và đưa ra quyết định đúng cho cuộc đời mình? Hãy học tập theo Chúa Giê-su, sử dụng các Lời của Đức Chúa Trời trong mỗi tình huống bị ma quỉ tấn công. Bạn không thể sống để bày tỏ ra những gì bạn không biết, vì vậy hãy trung thành học lời Chúa.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, NHẬN BIẾT LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 165
TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI
Ta chỉ nói cho thế gian những điều ta đã nghe từ Đấng sai ta đến. .… Các ngươi sẽ biết rằng ta không làm điều gì tự quyền mình, nhưng chỉ nói điều gì Cha chỉ dạy.
Giăng 8:26, 28
Một buổi sáng kia , tôi thức dậy nhìn thấy cảnh sát đang ghi hình hiện trường vụ án xung quanh ngôi nhà bên kia đường. Sau đó, tôi được biết một người nào đó đã bị bắn vào đêm hôm trước ở sân sau của ngôi nhà đó, và con chó săn của chúng tôi là Lady đã ngủ không cần biết việc gì xảy ra.
Cuối ngày hôm đó, con chó của chúng tôi đột nhiên bật dậy sau giấc ngủ trưa. Nó sủa và chạy ra hướng cửa sổ. Đôi tai vểnh của nó cho chúng tôi thấy nó đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Tại sao? Một con sóc đang đi dọc trên đỉnh tường bao quanh sân sau của chúng tôi. Lady đã ngủ sau tiếng súng của đêm hôm trước, nhưng thức dậy khi một con sóc xâm nhập vào sân nhà của nó.
Bạn cũng giống như con thú cưng của mình có xu hướng chỉ nghe những điều mà bạn quan tâm? Một người mẹ nghe tiếng khóc của đứa con mình ở giữa phòng bên cạnh những tiếng ồn ào khác. Trẻ em không nghe theo hướng dẫn dọn dẹp phòng của cha mẹ, mà nghe những lời thì thầm của cha mẹ chúng về kế hoạch đi ăn kem sau bữa tối.
Bạn đang nghe điều gì? Hay cụ thể hơn: bạn đang tập trung lắng nghe điều gì? Hãy cầu xin Chúa dạy chúng ta làm thế nào để bắt được làn sóng mà giọng nói của Ngài đang truyền đi để chúng ta nghe thấy những điều quan trọng, và cho phép chúng ta nhận được sự chỉ dẫn để có thể cất tiếng lên nói những điều quan trọng cho Đức Chúa Trời.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 166
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho.
Sáng thế ký 22:1-2
Bố của con rể chúng tôi cần ghép gan. Vợ của cháu trai ông cảm thấy được dẫn dắt để hiến tặng một phần lá gan của cô ấy. Khi tôi viết sách này, cô ấy đang ở Bệnh viện Mayo ở Minnesota để xem lá gan của cô ấy có phù hợp hay không. Thái độ của cô ấy? “Tại sao Chúa lại dẫn dắt tôi làm điều này một cách rõ ràng nếu lá gan của tôi không phù hợp?” Cô ấy đang tiếp cận vấn đề với sự tin tưởng hoàn toàn rằng đây là lời kêu gọi của Chúa trên cuộc đời của mình. Thật là một cô gái vị tha và can đảm.
Áp-ra-ham cũng đã có cùng một trải nghiệm ấy. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông dâng hiến chính con trai của mình làm một của lễ thiêu. Áp-ra-ham đầu phục Chúa hoàn toàn trong câu chuyện này. Ông bắt Y-sác trói lại và đặt con trai mình lên bàn thờ, sẵn sàng hy sinh đứa con trai duy nhất mà ông yêu quí. Ngay lúc đó Đức Chúa Trời can thiệp, Kinh Thánh ký thuật, “Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (câu 12).
Đôi khi Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải dâng lên cho Ngài điều chúng ta yêu quí nhất – để thử xem chúng ta có thực sự đầu phục Ngài hoàn toàn?
Cho dù cô gái can đảm trên đây có lá gan phù hợp với người bệnh hay không, cô ấy đã thể hiện đức tin của mình giống như tinh thần của Áp-ra-ham. Cô ấy đã vượt qua bài kiểm tra đầu phục hoàn toàn.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 167
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa với nhau cách vui vẻ thật thà.
Công vụ 2:46-47
Đã có một thời gian, bức bình phong thường được hiểu là một loại cửa lưới nhẹ, được thiết kế để cho không khí trong lành vào nhà và giữ côn trùng ở bên ngoài. Khi một cánh cửa bên trong, vững chắc hơn được để mở, cửa lưới cũng là một tín hiệu cho những người hàng xóm rằng ai đó đang ở nhà và những người khác được mời dừng lại để ghé thăm.
Tuy nhiên, trong cuộc sống nhộn nhịp của chúng ta ngày nay, các bức bình phong giờ đây có ý nghĩa hoàn toàn khác. Chúng ta thiết lập các tấm màn che xung quanh, không phải để báo hiệu tình trạng sẵn sàng đón khách mà là ngăn cản người khác không được vào nhà. Những cánh cửa bên trong, vững chắc của chúng ta được đóng và khóa chặt. Lỗ nhìn trộm, ID người gọi, bộ lọc e-mail và thư thoại cung cấp cho chúng ta tùy chọn để nói đồng ý với những người chúng ta muốn tiếp xúc hoặc không.
Một trong những vẻ đẹp của hội thánh đầu tiên là sự đơn giản của họ và sự sẵn sàng cho nhau để cùng nhau đi dạo, chia sẻ các bữa ăn, vui cười với nhau hay đơn giản là mỗi buổi tối ngồi lại vui hưởng mối liên hệ bạn hữu. Chúng ta không thể sống trong xã hội hiện đại mà không có những cánh cửa ngăn cách bên trong và bên ngoài, nhưng tôi mong ước rằng trên mỗi cánh cửa đó thể hiện một thông điệp: “xin mời vào bên trong, chúng tôi sẵn sàng tiếp đón các bạn.” Bạn nghĩ sao?
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO: ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 168
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.
Giăng 14:26
“Tôi luôn luôn gặp rắc rối để ghi nhớ ba điều này: những khuôn mặt, những cái tên và – tôi không thể nhớ điều thứ ba là gì.” – Fred Allen
“Ưu điểm của trí nhớ tồi là người ta có thể vui hưởng nhiều lần những điều tốt đẹp giống nhau trong lần đầu tiên.” – Friedrich Nietzsche
“Chúng ta sẽ là bạn cho đến khi chúng ta già và suy yếu vì tuổi già ….. Sau đó chúng ta sẽ là những người bạn mới.” – Vô danh
Chàng trai, tôi có thể đồng nhất hóa những câu nói đó! Khi quên trở nên dễ dàng hơn là nhớ, bạn có thể cười hoặc khóc trước những bình luận như trên. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta nhớ những gì chúng ta không muốn nhớ, và quên những gì chúng ta muốn nhớ (Tôi đã từng nhớ Thi thiên 139).
Chúa Giê-su không muốn chúng ta quên bất cứ thứ gì về Ngài và những lời Ngài dạy, và đó là lý do cho lời hứa của Ngài trong Giăng 14:26. Đức Thánh Linh là Đấng Yên ủi đã ban quyền năng cho Phi-e-rơ (Công vụ. 2), Ê-tiên (Công vụ. 7), và Phao-lô (Công vụ. 13) để họ công bố sứ điệp phúc âm và nhắc họ nhớ lại những gì Chúa Giê-su đã phán dạy.
Đức Thánh Linh có thể khiến bạn trở thành một chứng nhân quyền năng của Chúa Giê-su. Hãy sẵn sàng để được sử dụng cho công việc của Chúa, hãy vững bước và tin tưởng rằng Thánh Linh sẽ nhắc nhở bạn về tất cả lẽ thật của Đức Chúa Trời.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 169
DÂNG HIẾN THÌ GIỜ CỦA TÔI
Nay có phải là thì giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy hoang vu sao?
A-ghê 1:4
“Bạn dành thời gian để làm những việc quan trọng nhất đối với bạn.” Tôi lúng túng khi nghe điều này bởi vì tôi biết có rất nhiều sự thật trong đó.
Vậy tại sao có sự khô hạn trong những đêm hẹn hò với người phối ngẫu của tôi? Tại sao việc học Kinh Thánh bị bỏ bê? Tại sao tôi không thể hoàn thành tất cả công việc của mình trước 6 giờ tối và về nhà ăn bữa cơm tối với gia đình đúng giờ? Chúng ta thường bị gạt khỏi những việc tốt mà chúng ta biết mình cần phải làm và trở nên bận rộn với những việc nhỏ hơn. Đức Chúa Trời muốn chúng ta sử dụng thời gian Ngài ban cho chúng ta theo các ưu tiên của Ngài.
Lần thứ nhất trở về từ Ba-by-lôn, tuyển dân Israel ưu tiên cho việc xây dựng lại đền thờ. Lúc đầu họ mạnh mẽ, nhưng rồi bị phân tâm. Dự án tái thiết đền thờ đã dừng lại hoàn toàn và nằm im trong mười năm.
Được Chúa thúc giục, tiên tri A-ghê thách thức tuyển dân xem xét lại cách họ ưu tiên thời gian. Tại sao A-ghê đặt vấn đề: Nay có phải là thì giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy (nhà của Chúa) hoang vu sao?
Câu hỏi nào mà A-ghê sẽ hỏi bạn về việc sử dụng thời gian? Chúng ta ưu tiên thời gian cho những việc nào? Những hạng loại công việc nào đã giữ chân bạn trong đó, khiến bạn không thể làm công việc mà Đức Chúa Trời muốn bạn làm?
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚ TRỜI.”
NGÀY 170
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ.
Lu-ca 6:35
Chúng ta được kêu gọi yêu thương kẻ thù, đưa má còn lại cho kẻ vả vào mặt mình, và sẵn sàng thỏa đáp lời yêu cầu của kẻ thù nghịch khi phải đi thêm một dặm nữa? Nhưng bạn có nhận ra Chúa Giê-su yêu cầu bạn cho kẻ thù mượn tiền mà không mong được trả lại không? Rốt cuộc, nếu bạn cho kẻ thù của mình vay tiền, bạn có nghĩ mình sẽ nhận lại được không?
Nếu ai đó đã làm bạn tổn thương sâu sắc và rồi người đó bị mất việc, bạn sẽ dễ dàng nói rằng, “tôi hy vọng bạn sẽ sớm tìm được một công việc mới” hơn là đi đến cửa hàng tạp hóa, mua một phiếu quà tặng và bí mật gửi nó tại nhà của họ. Và thực ra Chúa Giê-su mong đợi chúng ta phản hồi theo cách đó. Và đây là lý do.
Vấn đề nằm ở tấm lòng của chúng ta. Thật dễ dàng để nói, “tôi yêu kẻ thù của mình” nhưng Chúa Giê-su biết lời nói đó chỉ là hình thức bề ngoài. Ngài đang yêu cầu chúng ta đặt tiền của mình vào miệng và thể hiện rằng tấm lòng chúng ta yêu thương kẻ thù vô điều kiện.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 171
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại, và lợi dụng thì giờ. Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.
Cô-lô-se 4:5-6
Khi còn là một cậu bé, tôi thích những trò đùa gây cười. Vào một buổi tối nọ trước bữa cơm tối, tôi lẻn đến nhà bếp sớm và rắc thêm muối vào phần ăn tối của một thành viên trong gia đình, rồi chờ xem ai sẽ lấy nó trước. Bố tôi trở thành nạn nhân của trò tinh nghịch này! Không ai cười trừ tôi, nhưng tôi đã bỏ cuộc khi nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của bố đi đến thùng rác đổ sạch đĩa thức ăn của mình. Rắc muối lên thực phẩm giúp thức ăn có hương vị mặn mà, nhưng với số lượng lớn nó sẽ làm hỏng bữa ăn.
Phao-lô cho chúng ta biết cuộc trò chuyện của chúng ta với người khác có thể theo cách này: một chút muối hoặc lẽ thật có thể khiến một người khao khát Đức Chúa Trời, nhưng cố gắng quá mức đổ thêm muối có thể khiến họ tắt ngấm.
Đôi khi bạn có cảm thấy cần phải lên tiếng về những quyết định mà con cái trưởng thành của bạn đang thực hiện mặc dù bạn không được mời chia sẻ ý kiến của mình không? Những điều này thường làm cho bạn căng thẳng. Có quá nhiều muối!
Thỉnh thoảng chúng ta rất mong muốn một ai đó gia nhập vào gia đình của Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta xác định sẽ chia sẻ lẽ thật với họ, mặc dù họ không sẵn sàng lắng nghe. Cuộc trò chuyện của chúng ta với họ đi tới chỗ kết thúc. Có quá nhiều muối!
Cầu xin Chúa Thánh Linh khiến bạn nhạy cảm với những khoảnh khắc đó và ban quyền năng cho bạn trong các cuộc trò chuyện để thêm đúng lượng muối vào lời nói của bạn.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 172
THỜ PHƯỢNG
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Tổ phụ các ngươi có thấy điều không công bình gì trong ta, mà đã xa ta, bước theo các thần tượng hư không, và trở nên người vô ích?
Giê-rê-mi 2:5
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao Đức Chúa Trời muốn sự thờ phượng của tuyển dân dành cho Ngài? Có nhu cầu nào đó nơi Đức Chúa Trời phải được thỏa mãn bằng sự thờ phượng của chúng ta không? Đức Chúa Trời có dao động, bấp bênh, tự cao không? Và thờ phượng là gì? Những câu hỏi không thành lời này và những câu hỏi khác có thể ám ảnh tâm trí chúng ta. Chúng ta có quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời và sự thờ phượng?
Có lẽ sự thờ phượng Đức Chúa Trời của chúng ta không phải vì để tôn cao Ngài mà là vì lợi ích của chúng ta? Chúa biết chúng ta phấn đấu để trở thành giống những đối tượng mà chúng ta thần tượng hoặc những thứ chúng ta muốn có được. Không tạo ra sai sót, tất cả chúng ta thờ phượng một điều gì đó hay một ai đó. Bất cứ đối tượng nào chúng ta tôn cao chúng hơn Đức Chúa Trời thì đó là hình tượng. Tiền bạc, của cải, một người nổi tiếng hay quyền lực, sự đề cao danh tiếng cá nhân và thú vui chỉ là một vài mục trong danh sách những gì Kinh thánh gọi là thần tượng. Chúa biết rằng nếu chúng ta tập chú vào các hình tượng, chúng ta sẽ trở nên vô giá trị như những thần tượng đó mà chúng ta cho là xứng đáng để tập chú vào.
Tại sao lại thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật là Đấng mà bạn được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài? Bởi vì khi bạn tập chú thờ phượng Chúa, bạn sẽ được biến đổi trở thành giống như Ngài. Sự thờ phượng sẽ biến đổi bạn.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 173
CẦU NGUYỆN
Hỡi Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi,
Ngày và đêm tôi kêu cầu trước mặt Chúa.
Nguyện lời cầu nguyện tôi thấu đến trước mặt Chúa:
Xin hãy nghiêng tai qua nghe tiếng kêu cầu của tôi.
Thi thiên 88:1-2
“Ôi, lạy Chúa tôi!” Những từ này thường xuyên bay ra khỏi môi chúng ta khi ngạc nhiên hoặc bị sốc, cho dù là chúng ta gặp điều gì đó tốt hay xấu? Một số người cảm thấy việc sử dụng danh Chúa theo cách này là thiếu tôn trọng, nhưng có lẽ nó thường là một lời cầu nguyện tự phát trên môi khi chúng ta không thể tự giúp mình. Đó có thể là khuynh hướng đầu tiên của chúng ta khi điều gì đó tốt đẹp xảy ra là cảm ơn Chúa, hay khi bi kịch ập đến là tự phát kêu cầu Chúa để được giúp đỡ?
Có lẽ chúng ta nên bắt chước C. S. Lewis, khi được những người bạn không tin kính của mình tán dương vì đã cầu nguyện, ông nói, “Tôi cầu nguyện vì tôi không thể tự giúp mình.Tôi cầu nguyện bởi vì không có ai giúp đỡ tôi trừ Chúa. Tôi cầu nguyện bởi vì nhu cầu của tôi luôn luôn có trong mọi lúc, khi thức dậy hay khi ngủ. Tôi biết lời cầu nguyện của tôi không thay đổi Chúa, nó thay đổi chính tôi.”
Khi cụm từ, “ô, lạy Chúa tôi!” phát ra từ môi của bạn, hãy để nó nhắc bạn về lòng biết ơn đối với Chúa hoặc sự bất lực của bạn trước những hoàn cảnh và thừa nhận sự phụ thuộc của bạn vào Đấng tạo dựng nên bạn. Hãy nói ra lời cầu nguyện này từ tấm lòng chân thành của bạn, và để nó biến đổi bạn.
“TÔI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 174
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
6 Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan;
Từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng.
Châm ngôn 2:6
Người đàn ông trẻ lần đầu tiên bế đứa con đầu lòng của mình trong tay và thì thầm với nó: “Con gái à, con thậm chí không biết ta là ai, nhưng ta là cha của con và việc dạy con về cuộc sống là tùy thuộc vào ta. Và tùy thuộc vào cha để dạy cho con, tốt hơn là cha nên bắt đầu và tìm ra ý nghĩa cuộc sống là gì bởi vì nó không chỉ là về cha nữa.” Người cha mới tìm kiếm lời khuyên từ một ông già, “Tôi sẽ dạy cho con gái tôi về Đức Chúa Trời như thế nào?” Ông mlao4 trả lời, “Đơn giản thôi, anh sẽ dạy cho con gái anh thành mẫu người giống như anh.” Vấn đề ở đây là, điều gì sẽ quyết định mẫu người bạn trở thành?”
Chúng ta tìm thấy các lẽ thật về Đức Chúa Trời và những nhu cầu cho cuộc sống của mình và những người chúng ta yêu quí ở đâu? Chính là Kinh Thánh – Lời của Đức Chúa Trời.
Tác giả của sự sống đã truyền cảm hứng cho Lời của Ngài. Lời Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan, tri thức và thông sáng. Còn điều gì quan trọng hơn nữa cho đời sống của bạn? Bạn không thể truyền lại những gì bản thân bạn không có. Hãy đọc và suy ngẫm Kinh Thánh. Phản chiếu ra những gì bạn đã học được trong Lời Chúa bằng hành động để những người phụ thuộc vào bạn cũng nhận biết Chúa.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 175
TẬP CHÚ VÀO CHÚA
Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.
Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.
Phục truyền. 6:4-5
Trong điều răn đầu tiên, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho tuyển dân, “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất 20:3). Y-sơ-ra-ên phải tôn thờ một mình Ngài – không có ai khác. Là Đấng đã giải cứu họ khỏi ách nô lệ tại Ai-cập, Đức Chúa Trời đáng được họ tôn thờ. Sau đó, ngay trước khi Môi-se qua đời và dân Y-sơ-ra-ên bước vào miền đất hứa, Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se nhắc cho tuyển dân biết về sự kêu gọi đặc biệt mà Chúa dành cho họ.
Khi được hỏi điều răn nào trong luật pháp lớn nhất, Chúa Giê-su trả lời, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” Những lời này trong Cựu ước được Chúa Giê-su nhắc lại, vẫn là lời kêu gọi rõ ràng cho tín nhân ngày nay.
Vậy làm thế nào để bạn yêu mến Chúa với tất cả tấm lòng trong một thế giới có nhiều phiền nhiễu này? Chỉ bởi quyền năng Đức Thánh Linh vận hành bên trong bạn thì một tình yêu hết lòng như vậy mới có tính khả thi. Cầu xin Đức Thánh Linh giúp đỡ để sự tập chú của bạn vào Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật không bị chi phối vì những trách nhiệm, bổn phận của bạn và những hoàn cảnh đầy biến động chung quanh. Cầu xin Đức Thánh Linh huấn luyện bạn để người khác có thể nhìn thấy những bằng chứng sống động về tình yêu Chúa ở trong bạn mỗi ngày.
Khi Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta nhận biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm gì khác hơn là bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu đối với Ngài.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 176
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Anh em đã nhận Đức Chúa Jêsus Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy
Cô-lô-se 2:6
Bạn đã bao giờ xem cảnh tượng hồi họp của một hành động bay trên xà treo cao chưa? Người bay từ bỏ sự an toàn của thanh xà đơn và bay lên trong không trung, tin tưởng rằng mình sẽ được một đồng đội khác đón bắt. Người bay sẽ nói với bạn rằng ngôi sao của hành động là người đón bắt. Tất cả những gì người bay có thể làm là buông bỏ. Cô ấy từ bỏ sự an toàn của mình trên thanh xà ngang, buông nó ra rồi bay lên, tin tưởng vào đồng đội đưa tay ra bắt lấy mình. Nếu người bay không buông ra khỏi thanh xà đơn, cô ấy sẽ ở lại một mình trên đó, và cả hai không bao giờ tham gia cùng nhau trong một trò chơi đầy kịch tính. Sẽ không có kỳ tích nào đáng chú ý khiến khán giả phải ồ lên.
Đức Chúa Trời, Người bắt linh hồn đáng tin cậy, mời chúng ta tham gia cùng Ngài trên thanh ngang của Ngài để chúng ta có thể sống chung như một với Ngài trong mục đích ý nghĩa của đời sống. Nhưng có một vài điều được yêu cầu từ phía chúng ta, và việc đó có thể làm chúng ta lo sợ. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta buông bỏ thanh ngang của đời sống cũ – đó là những ước muốn, kế hoạch, ý chí của chúng ta và đầu phục theo ý muốn của Ngài. Chúa muốn chúng ta buông tay ra và nhảy vào không không gian rộng lớn phía trước với lòng tin cậy rằng Ngài là người dang tay ra chờ đợi đón bắt chúng ta.
Chúa Giê-su đã đầu phục hoàn toàn ý muốn Ngài cho Cha thiên thượng. Còn chúng ta thì sao? Có điều nào Chúa đòi hỏi chúng ta đầu phục Ngài vào lúc này? Hãy nói “vâng” với Chúa. Bạn không thể té ngã. Cha thiên thượng sẽ nắm bắt bạn khi bạn buông bỏ ý chí của mình.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 177
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-têm; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người
Ê-phê-sô 4:4-6
Hãy tưởng tượng là bạn đang lắng nghe vở thanh xướng kịch Messiah nổi tiếng của Handel. Bạn vui hưởng, thăng hoa, sảng khoái tâm hồn với những âm thanh du dương của nó. Có hai điều kiện làm cho trải nghiệm này có thể đến với chúng ta. Đầu tiên, nhạc cụ của mỗi nhạc công phải đồng điệu với toàn ban nhạc. Thứ hai, mỗi nhạc công phải phối hợp nhịp nhàng chuẩn xác với những nhạc công khác, theo sự chỉ đạo của nhạc trưởng.
Chúng ta là thân thể của Christ. Tập thể chúng ta là một bản giao hưởng thần thượng, và mỗi người đang chơi một loại nhạc cụ được phối hợp cùng với các tín nhân khác để công bố ân điển và phước hạnh của Đức Chúa Trời cho toàn thế giới. Có hai câu hỏi cho tất cả chúng ta ở đây. Thứ nhất, cuộc sống của tôi có hòa hợp với Đấng tạo dựng nên tôi không? Thứ hai, cuộc sống của tôi có sống trong sự hòa hợp với các anh chị em khác của tôi trong Đấng Christ?
Nhà soạn nhạc vĩnh cửu đã gửi Con Một của Ngài vào trần gian để đem chúng ta trở về hòa hợp với chính Ngài. Chúa Giê-su Christ đang chỉ huy dàn nhạc đại hợp xướng thiên thượng, Ngài dạy chúng ta cách sử dụng nhạc cụ phối hợp với những tín nhân khác. Chúng ta hãy chấp nhận lời kêu gọi của Ngài để làm tốt nhiệm vụ của mình trong dàn nhạc đại hợp xướng này. Chúng ta phải bấm phím đàn của mình hòa hợp với Đức Chúa Trời và các chi thể khác trong thân thể Đấng Christ. Hãy nhớ rằng chúng ta có một Khán giả vĩ đại đang lắng nghe, và Ngài biết rõ nếu có một tiếng đàn lỗi nhịp.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI CŨNG NHƯ CHO NGƯỜI KHÁC, VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 178
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định. Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu?
1 Cô-rin-tô 12:18-19
Tại Thế vận hội mùa đông năm 1980, đội khúc côn cầu của Hoa Kỳ, bao gồm những sinh viên đại học, đã giành chiến thắng kịch tính trước đội Liên Xô khi đó là những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chiến thắng tuyệt vời đến nỗi tờ báo Sports Illustrated gọi nó là khoảnh khắc thể thao số một của thế kỷ hai mươi.
Tinh thần đồng đội rất quan trọng để tạo nên điều kỳ diệu trên băng. Tất cả các cầu thủ trong danh sách không thể là thủ môn; tất cả họ không thể là tiền đạo; tất cả họ không thể là người bảo vệ. Cả ba vai trò đều cần thiết. Mỗi người có một khả năng riêng, và họ đã làm việc cùng nhau để hoàn thành một kỳ tích đáng kinh ngạc.
Hội thánh là thân thể Chúa cũng không có sự khác biệt. Nó không thể chỉ được tạo thành từ những người có ân tứ chữa bệnh hoặc ân tứ giảng dạy, đưa ra các hướng dẫn. Đức Chúa Trời sử dụng mỗi cá nhân với những ân tứ đó và nhiều ân tứ khác nữa để làm công việc Ngài đã giao cho Hội thánh.
Bạn đang sử dụng ân tứ nào trong thân thể Đấng Christ? Khi các chi thể trong thân làm việc cùng nhau, Chúa sẽ thực hiện các phép lạ. Không có chiến thắng nào ngọt ngào hơn.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 179
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
“Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?”
Lu-ca 2:49
Thì giờ chạy đi đâu? Các nghiên cứu cho thấy một số việc sau đây đã xảy ra. Dựa trên tuổi thọ trung bình là 75 năm, chúng ta sẽ dành tổng cộng 3 ngày 8 giờ để sử dụng các chất khử mùi; 10 tháng 17 ngày mua sắm tạp hóa, 8 tháng mở thư rác, 64 giờ chờ đợi để gặp bác sĩ, và những việc khác.
Nhưng thời gian dành cho những vấn đề có ý nghĩa vĩnh cửu thì sao – thờ phượng, cầu nguyện, học Kinh Thánh, đi nhà thờ? Sẽ thật thú vị, nếu không tỉnh táo, nếu một ngày nào đó chúng ta có thể thấy chúng ta đã đầu tư bao nhiêu thời gian trong cuộc đời mình cho mối liên hệ với Đức Chúa Trời.
Hãy thiết lập thời gian biểu của bạn trong tuần này cách hợp lý, và hãy dành thời gian mỗi ngày với Chúa Giê-su, học lời Ngài và lắng nghe tiếng Ngài. Nếu không sắp xếp được một thời gian như vậy, vì công việc mưu sinh của bạn quá bận rộn, hãy có kế hoạch cho các cuộc hẹn với Đấng chăn chiên, và đứng quên tắt điện thoại của bạn. Các email và tin nhắn cần trả lời, hãy để chúng trong trạng thái chờ đợi.
Hãy nhớ rằng khi chỉ mới mười hai tuổi Chúa Giê-su đã biết cách sử dụng thời gian của Ngài. Chúng ta phải đi theo gương mẫu này và dành nhiều thời gian hơn để ở với Cha thiên thượng.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 180
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Có người rải của mình ra, lại càng thêm nhiều lên;
Cũng có người chắt lót quá bực, nhưng chỉ được sự thiếu thốn.
Châm ngôn 11:24
Dâng hiến một đô la khi có thu nhập mười đô. Okay, tôi có thể làm điều đó
Mười đô la trên mỗi một trăm đô. Umm. Okay
Một trăm đô la cho thu nhập một ngàn đô. Điều này hơi khó đấy!
Một ngàn đô la khi bạn thu nhập được mười ngàn đô. Wow, đây là một số tiền lớn.
Xuyên suốt Cựu ước, tuyển dân Israel giữ sự dâng hiến một phần mười trên thu hoạch mùa vụ, lợi tức từ các bầy gia súc cho mục đích của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc này được gọi là một phần mười. Việc dâng nộp một phần mười đã bắt đầu như một truyền thống chính trị, phi tôn giáo trong thế giới cổ đại. Vào thời đó người ta cống nộp hay đóng thuế một phần mười cho vua cai trị để thể hiện lòng trung thành. Cũng vậy khi dâng hiến một phần mười lợi tức cho mục đích của Đức Chúa Trời, Cơ đốc nhân đang bày tỏ lòng trung thành với Đấng ban mọi điều tốt lành cho chúng ta.
Dĩ nhiên, ban cho có nghĩa là buông bỏ, và buông bỏ tiền bạc có thể khá khó khăn. Hầu hết mọi người phạm sai lầm khi nghĩ rằng sẽ dễ dàng hơn khi họ có nhiều của cải, họ dễ dàng để cho đi. Nhưng thực tế càng có nhiều của cải bạn càng khó buông bỏ chúng. Ban cho đem đến cho chúng ta sự tự do trong việc kiểm soát tiền bạc hơn là để nó kiểm soát chúng ta. Ban cho cũng mang đến niềm vui lớn. Hãy thử làm đi rồi bạn sẽ thấy. Khi dâng một phần mười chúng ta đang công bố lòng trung thành của mình với Vua muôn vua, Ngài xứng đáng cho sự dâng hiến của chúng ta hơn bất kỳ vị vua trần gian nào. Khi ấy chúng ta sẽ kinh nghiệm sự ban phước kỳ diệu của Ngài.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 181
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.
Công vụ 1:8
Trong thời gian chúng tôi đính hôn, Randy đã thuyết phục tôi mua một chiếc xe thể thao dễ thương với hộp số tay. Tôi băn khoăn vì chưa bao giờ lái loại xe này trước đây. Randy nói, “Đừng lo lắng. Anh sẽ dạy em.” Và anh ấy đã nhiệt tình để dạy tôi!
Hôm sau đến lượt chúng tôi lái xe chung để đi làm. Tôi viện ra đủ thứ cớ: “Nếu em lái xe và làm cho chúng ta đến chỗ làm muộn thì sao?” “Nếu xe chết máy giữa ngã tư thì sao?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu em phải dừng xe trên đường cao tốc?” Lẽ ra, tôi có thể thoát ra khỏi sự lo lắng đó, vì có sự trợ giúp của Randy. Nhưng tôi luôn sợ hãi không biết mình có vượt qua được thử thách này không. Thật may mắn. cuối cùng tôi cũng đã lái xe đến nơi làm việc đúng giờ.
Chúng ta cũng tìm ra nhiều lý do để không chia sẻ đức tin, hoặc là từ chối trách nhiệm phải rao giảng phúc âm cho người khác. “Tôi là người mới tin Chúa, chưa có kinh nghiệm.” “Tôi không thể trả lời các câu hỏi của người chưa tin.” “Chứng đạo cá nhân không phải là ân tứ của tôi.”
Chúa Giê-su không nói, “Hãy làm chứng về đức tin của bạn, nếu nó nằm trong vùng an toàn của bạn, hay nếu đây là ân tứ của bạn, hay chỉ khi không có rủi ro nào thì mới rao giảng phúc âm.” Ngược lại, chúng ta phải chia sẻ lẽ thật về Đức Chúa Trời sau khi đã có trải ngiệm với Đức Thánh Linh. Ngài ban quyền năng cho chúng ta để thực hiện mục vụ này.
Hãy nắm lấy mọi cơ hội cho công tác chia sẻ phúc âm. Hãy chia sẻ về những gì Đức Chúa Trời đã làm trong đời sống bạn và để Đức Thánh Linh làm điều còn lại trong lòng người nghe.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI CHO NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 182
THỜ PHƯỢNG
Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em
Gia-cơ 4:8
Chúng tôi được mời đến ngôi nhà xinh đẹp bên bờ hồ của một người bạn vào cuối tuần. Lời mời này cũng bao hàm luôn con trai của chúng tôi đang học đại học ở gần đó. Tôi gọi điện thoại cho con trai thông báo cho nó biết việc này. Chúng tôi không được vui khi nghe nó nói, “Mẹ ơi, con không đến được. Con phải làm nhiều việc chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ.” Tôi trả lời, “Không có áp lực cho con trong việc này, nhưng con được hoan nghênh khi đến đây và dành hầu hết thời gian của con cho việc học.”
Vào ngày hẹn, tôi và Randy lái xe đến nhà của người bạn chúng tôi. Khi chúng tôi đang trên đường, thì điện thoại reo. Bên kia là giọng nói của con trai chúng tôi, “Mẹ ơi, con cũng đang trên đường đến để gặp mọi người.” Thật là một tin vui.
Con trai chúng tôi phải học trong những ngày cuối tuần. Nhưng chúng tôi không quan tâm điều này. Chúng tôi dành thời gian ở bên nhau. Và đó là tất cả những gì quan trọng. Con trai chúng tôi đã đến ở với chúng tôi!
Tôi tự hỏi, có phải Đức Chúa Trời cũng có niềm vui khi chúng ta chọn đi đến gần Ngài, sống trong hiện diện với Ngài và thờ phượng Ngài. Hoặc tốt hơn, khi chúng ta chọn thờ phượng ngài liên tục, ý thức sự hiện diện của ngài trong bất cứ việc gì chúng ta cần làm. Bài tập về nhà cũng bao gồm luôn trong đó.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI, VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 183
CẦU NGUYỆN
hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.
1 Phi-e-rơ 5:7
Vào một mùa hè kia, khi còn tuổi thiếu nhi, tôi đã cá cược với hai cậu bé tôi gặp ở chợ nông sản địa phương. Đối với mỗi quả bóng chúng đánh qua hàng rào, tôi sẽ trả chúng 50 cent. Còn nếu tôi đánh được bóng qua hàng rào, chúng nó sẽ trả cho tôi 5 đô la mỗi quả bóng tôi đánh thành công. Trong vòng vài phút, tôi đã mất hết năm đô la. Tôi nói tôi phải đi lấy tiền ở nhà và mang đến trả cho bọn chúng. Nhưng tôi không có đồng xu nào ở nhà, và tôi không có ý định quay lại. Tôi bỏ chạy và trốn trong phòng ngủ với sự lo lắng tột độ, mong đợi sẽ sống hết những ngày còn lại trong đó.
Hai giờ sau đó, bố tôi hỏi tôi có nợ mấy cậu bé năm đô la không. Bọn chúng đã tìm ra nơi tôi sống. Vì vậy, tôi đã thú nhận sự thực. Bố tôi thông báo rằng ông sẽ trả năm đô-la ấy cho các cậu bé. Tôi nhẹ nhõm bước ra khỏi phòng. Tôi chỉ ước mình đến với bố sớm hơn 2 giờ và tự cứu mình khỏi sự lo lắng và hồi hộp dữ dội như vậy.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm điều tương tự. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng, hãy chạy đến với Cha thiên thượng. Đừng trì hoãn. Bạn sẽ tìm thấy sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết của chúng ta.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC NGÔI THI ÂN CỦA NGÀI.”
NGÀY 184
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Xin hãy khiến tôi đi trong đường điều răn Chúa,
Vì tôi lấy làm vui vẻ tại đó,
Thi thiên 119:35
Kinh Thánh gồm có 66 sách. Cựu ước 39 sách, còn Tân ước là 27. Kinh Thánh có 1 189 chương, 31 173 câu và 773 692 từ. Thi thiên 117 là chương sách ngắn nhất. Và Thi thiên 119 là chương sách dài nhất. Câu ngắn nhất là Giăng 11:35, và câu dài nhất là Ê-xơ-tê 8:9. Những thông tin này có vẻ rất thú vị nhưng chúng hầu như không làm cho đời sống chúng ta thay đổi.
Điều làm thay đổi đời sống là các trang của Kinh thánh chứa đầy những từ ngữ sinh động do Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa ban cho chúng ta, vì những mục đích lớn hơn nhiều so với công việc phân tích thống kê, nghiên cứu văn hóa hoặc ngôn ngữ. Các câu chuyện trong Cựu ước và những thông điệp trong từng trang Kinh Thánh bày tỏ một tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho con người. Ngài mong muốn thiết lập một mối quan hệ cá nhân với từng người. Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan khi chúng ta bước theo Ngài. Khi chúng ta trở về với Lời Chúa, Đức Thánh Linh sẽ sử dụng những Lời này để dạy dỗ, biến đổi và làm cho chúng ta trở nên giống như hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Khi đó những bông trái Thánh Linh sẽ phát triển trong đời sống. Chúng ta được thuyết phục để tận hiến và sẵn sàng hầu việc Chúa.
Khi suy ngẫm và áp dụng Lời Chúa vào đời sống, quyền năng biến đổi của Kinh Thánh sẽ làm bạn càng ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 185
TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê-su Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ.
Phi-líp 3:8
Phao-lô xứng đáng với mọi ngôi sao trong cộng đồng Do Thái giáo – ông đã dành cả cuộc đời để đạt được vị trí cao của mình. Sẽ là một tin gây sốc nếu ông nói sẽ coi tất cả những gì ông đã gây dựng là một “sự lỗ”. Chỉ bởi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, người Do Thái nhiệt thành này đã trở thành một nhà truyền giáo đầy cảm hứng cho phúc âm của Chúa Giê-su Christ. Ông đã coi trọng Chúa Giê-su nhất, và vì vậy ông xác định loại bỏ bất cứ điều gì cản trở bản thân sống từng giây phút cho Chủ của mình. Nếu không làm vậy thì giống như ông tham gia chạy marathon với một cục đá cột vào mắt cá chân.
Khi Phao-lô đi từ thành này đến thành khác dạy cho mọi người về món quà cứu rỗi của Chúa Giê-su Christ, ông đã kêu gọi các tín hữu hãy bắt chước ông, tập chú vào một mình Đức Chúa Trời. Ông viết, “Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-su Christ.” (câu 13-14)
Tất cả các hoàn cảnh dù tốt hay xấu có thể nắm giữ bạn, khiến bạn không thể tham gia cuộc đua thuộc linh cho Chúa Giê-su? Hay là có hòn đá nào cột vào mắt cá chân khiến bạn bị bỏ lại phía sau?
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 186
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Nê-bu-cát-nết-sa lại cất tiếng nói rằng: Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô! Ngài đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài, họ đã trái mạng vua, và liều bỏ thân thể mình, hầu để không hầu việc và không thờ phượng thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời mình.
Đa-ni-ên 3:28
Diane đã có kinh nghiệm làm kế toán cho gia đình trong tám năm, cô hỏi một người bạn: “Tôi muốn hỏi bạn điều này. Bạn đang sống bằng lương khiêm tốn của một giáo viên. Bạn có ba đứa con. Tại sao bạn có thể dâng nhiều tiền như thế cho hội thánh? Có vẻ như cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu bạn không làm vậy.”
James mỉm cười, “Chúng tôi được Chúa ban phước. Chúa rất thành tín và hào phóng trong suốt những năm qua với chúng tôi. Dâng hiến cho hội thánh là một cách để bày tỏ lòng biết ơn và thờ phượng Ngài. Đây cũng là cách chúng ta tuyên bố rằng chúng ta đang tin cậy Ngài là Đấng cung ứng mọi điều tốt đẹp cho con dân Ngài.
James và gia đình anh ấy đã chọn cái lò thử luyện của sự dâng hiến tài chính cũng giống như Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô đã chọn lò lửa hực thay vì cúi đầu trước bức tượng của vua Nê-bu-cát-nết-sa. Họ đã chọn lòng trung thành với Đức Chúa Trời hơn cả mạng sống của họ. Khi họ được Đức Chúa Trời che chở bình an vô sự, vị vua ngoại đạo đáp lại bằng lời khen ngợi dành cho Chúa của các chàng trai trẻ.
Mặc dù mức độ hy sinh khác nhau, nhưng cách bạn phản ứng có thể khiến cho người đứng đầu chính quyền bối rối. Khi người xem không hiểu về lý do tại sao bạn làm những gì bạn làm, họ có thể chú ý đến Đức Chúa Trời, Đấng thúc đẩy lòng trung thành của bạn. Kết quả là một số linh hồn sẽ được thu hút đến với Chúa.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 187
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chiều nhau.
Ê-phê-sô 4:2
Với quốc tịch Hoa Kỳ, chúng ta được hưởng các quyền công dân nhiều hơn các quốc gia khác.
Từ điển Merriam Webster định nghĩa các quyền được hưởng là “cảm giác hoặc niềm tin rằng bạn xứng đáng được nhận một thứ gì đó (chẳng hạn như các đặc quyền). Nghe có vẻ quen thuộc? Quan điểm đó tràn lan trong xã hội của chúng ta. Nó dường như thúc đẩy lòng tự tôn, bao hàm tình yêu bản thân và tự cho mình là trung tâm. Điều này hầu như không phải là ý tưởng căn bản đối với cộng đồng Cơ đốc giáo.
Hãy suy nghĩ thấu đáo những lời Phao-lô viết trên đây. Khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục, lấy lòng thương yêu để đối xử với những người khác, và “lấy lòng thương yêu mà chiều nhau.” Những điều này là một thách thức cho tín nhân trong sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là khi chúng ta thường gặp những anh chị em trong nhà thờ hay chống đối chúng ta.
Tuy nhiên điểm khác biệt trong nếp sống hội thánh và bên ngoài xã hội là Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta sống vì người khác. Xuyên suốt Tân ước, những người theo Chúa Giê-su được thúc giục lấy lòng thương yêu mà chiều nhau. Khi các Cơ đốc nhân vào đầu thế kỷ thứ nhất làm điều này, nó đã tạo nên sức hút khó cưỡng đối với những người bên ngoài hội thánh để họ có thể đến với thân thể Đấng Christ. Chúng ta cũng phải sống như vậy để tạo nên những ảnh hưởng tích cực trong thế giới hôm nay.
Vì vậy, hãy bắt đầu mỗi ngày cầu hỏi Chúa để Ngài hướng dẫn chúng ta ai là người cần được chúng ta yêu thương, giúp đỡ và phục vụ.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN: ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 188
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Chủ đó cho người nầy năm ta-lâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người; đoạn, chủ lên đường.
Ma-thi-ơ 25:15
Khi tôi còn là một thiếu niên, mục sư của hội thánh địa phương đến bên tôi và nói, “Người chơi đàn Piano của nhà thờ chúng ta có vấn đề về sức khỏe và xin nghỉ. Rozanne, em suy nghĩ xem có thể thế vào vị trí đó hay không?” Điều này không có gì lạ, nhưng tôi chỉ mới mười ba tuổi, rất nhút nhát và không mấy thành đạt trong chuyện đánh đàn. Tôi đưa ra mọi phản đối mà tôi có thể; rồi cuối cùng cũng miễn cưỡng nhận vị trí này. Và trong ba năm sau đó tôi đảm nhận đánh đàn Piano trong các giờ thờ phượng cho hội thánh.
Cho đến lúc đó tôi chỉ tập luyện một cách nửa vời, nhưng bây giờ tôi thấy mình có động lực để tập luyện siêng năng bởi vì tôi thực sự đang sử dụng món quà mà Chúa đã ban cho tôi. Ai có thể ngờ được cô thiếu nữ mười ba tuổi e thẹn năm xưa, đã kết hôn với một mục sư quản nhiệm một nhà thờ lớn? Và cô ấy đang phát huy ân tứ mà Chúa đã trao ban!
Đức Chúa Trời tạo dựng nên mỗi chúng ta, và Ngài biết các ân tứ, kỹ năng mà Ngài đặt để bên trong chúng ta. Ngài ban cho mỗi chúng ta các cơ hội để sử dụng ân tứ đó trong thân thể Christ và công việc Ngài trên toàn thế giới. Bạn có đang chia sẻ các ân tứ của bạn cách nhiệt thành hay là bạn miễn cưỡng giống như tôi đã từng? Bạn sẽ ngạc nhiên khám phá ra kế hoạch tốt đẹp mà Chúa đã dành cho bạn.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 189
DÂNG HIẾN THÌ GIỜ CỦA TÔI
Hỡi anh em rất yêu dấu, hãy nghe nầy: Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao?
Gia-cơ 2:5
Vài năm trước đây, tôi cùng với những người láng giềng đến một trung tâm dành cho người vô gia cư để phục vụ các bữa ăn. Tôi ngồi xuống phân phối thức ăn cho người vô gia cư thì một thành viên trong hội thánh đến ngồi bên cạnh. Tôi nói, “chào anh, rất vui được gặp anh ở đây để tham gia cùng phục vụ với chúng tôi.” Anh ấy trả lời, “Ồ, tôi không ở đây để phục vụ, đây là nơi tôi sống.”
Mọi người trong trung tâm này đều biết điều đó. Ngay lập tức, tôi thấy anh ấy khác hẳn. Thay vì một thành viên có thể tự nuôi sống bản thân của nhà thờ khá giàu có của chúng tôi, anh ấy là một người nghèo vô gia cư, cần sự trợ giúp từ cộng đồng. Trong giây phút đó, tôi đã không đánh giá đúng về người anh em của mình. Giọng nói của tôi trong suốt phần còn lại của cuộc trò chuyện không còn được tự nhiên nữa.
Tôi đã rất xấu hổ về bản thân. Tôi biết đây không phải là cách Chúa nhìn thấy anh ấy. Trong cơn tuyệt vọng của tôi, Chúa thì thầm, “Ta muốn con đến với trung tâm của người vô gia cư này hằng tháng, không chỉ để chia sẻ thức ăn với họ, mà hãy ngồi xuống nói chuyện cùng họ, và nhìn họ bằng đôi mắt của Ta.”
Tôi đã phải mất hai năm để học và áp dụng bài học này. Khi chúng ta dâng thì giờ để phục vụ người khác, Đức Chúa Trời sẽ dùng những trải nghiệm đó để biến đổi chúng ta càng ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn.
“TÔI DÂNG HIẾN THÌ GIỜ CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 190
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI
Theo lịnh truyền của Môi-se, họ bèn đi rao từ trại quân rằng: Bất kỳ người nam hay nữ, chớ làm công việc về lễ vật của nơi thánh nữa! Vậy họ cấm dân sự không cho đem đến chi thêm nữa hết. 7 Vì đã đủ các vật liệu đặng làm hết thảy công việc, cho đến đỗi còn dư lại nữa.
Xuất Ê-díp-tô ký 36:6-7
Jack là một mục sư trẻ, mới kết hôn,và rất nghèo. Trong khi chờ đợi một vị trí cho mục vụ được mở ra, anh ấy đang bán – hoặc cố gắng bán – các bể bơi ở San Diego. Trong khi đó công việc của vợ anh cũng không khấm khá gì.
Chán nản, mệt mỏi vì cái nghèo, và tự hỏi Chúa đang làm gì và tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy, Jack đã thưa với Chúa, “Ngài muốn con làm gì? Chúng con cần trả tiền thuê nhà. Chúng con cần ăn. Chúng con đang sống thoi thóp! Chúng con có thể làm điều gì khác vào lúc này?”
“Dâng phần mười” là câu trả lời từ Chúa và “Cái gì?” là phản ứng của Jack. Nhưng tuần đó Jack và vợ bắt đầu thực hành xây dựng đức tin suốt đời là đóng góp phần mười vào nhà kho của Đức Chúa Trời. Mười phần trăm của bất kỳ số tiền nào nhận được, dù kiếm được hay quà tặng, đều được chuyển đến nhà Chúa.
Những năm sau đó, Jack tiếp tục làm mục sư, là cha của bốn đứa trẻ và vẫn trung tín dâng phần mười. Jack và vợ của mình có thể làm chứng những câu chuyện đáng chú ý về sự cung ứng tài chính của Đức Chúa Trời, và Jack đã nói trên bục giảng từ kinh nghiệm của mình, “10 phần trăm là điểm khởi đầu. Cho đi là một bước đi của đức tin và tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cho bạn. Hãy ban cho, lúc đầu có thể đó là một quyết định khó khăn, nhưng sau đó bạn sẽ trải nghiệm sự hào phóng của Đức Chúa Trời.”
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 191
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Vậy, những kẻ đã bị tan lạc đi từ nơi nầy đến nơi khác, truyền giảng đạo Tin lành.
Công vụ 8:4
Có một khuôn mẫu đáng chú ý rõ ràng trong lịch sử cũng như trên toàn thế giới ngày nay: sự bắt bớ có thể củng cố đức tin của một cá nhân vào Chúa Giê-xu và làm gia tăng số người theo Chúa. Hội thánh ở tại Trung Quốc là một ví dụ, nó đã được đánh dấu là một biểu tượng của sức mạnh bất chấp cuộc đàn áp ngày càng tàn bạo; nó tiếp tục phát triển ngay cả trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
Đôi khi những điều kiện như vậy (sự bách hại hội thánh) thúc giục các tín hữu phải rời bỏ quê hương và tất cả những gì quen thuộc. Đó chắc chắn là trường hợp của hội thánh vào thế kỷ thứ nhất. Không có một tín hữu nào của hội thánh đầu tiên phải rời bỏ Giê-ru-sa-lem để chia sẻ tin mừng, tình yêu của Chúa Giê-su cho đến khi cơn bách hại gây sức ép lên họ phải rời bỏ thành phố. Thay vì là bước lùi đối với sự phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời, nó thực sự là sự ứng nghiệm của lời tiên tri mà Chúa Giê-su đã đưa ra trong Công vụ 1: 8. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Bạn có thấy điều gì dường như là trở ngại cho sự phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời không? Vì lịch sử có xu hướng tái diễn, đó có thể là điều mà Đức Chúa Trời sử dụng để lan rộng vương quốc của Ngài. Hãy phấn khởi với điều này!
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 192
THỜ PHƯỢNG
Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất.
Cô-lô-se 3:1-2
Tôi tưởng tượng, chúng ta làm tất cả các nhiệm vụ của mình với trái tim và khối óc “để tâm trí theo đuổi những điều ở trên trời.” Hãy tưởng tượng bạn tiếp cận mọi việc bạn làm như một hành động thờ phượng, như một hành động phục vụ vừa đẹp lòng vừa tôn vinh Chúa. Thật là một viễn cảnh tốt đẹp khi chúng ta làm vậy trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống!
Rửa bát đĩa, ngồi trong phòng nhóm, lau chùi nhà vệ sinh, lái xe đi làm, chạy việc vặt, thanh toán các hóa đơn, giặt ủi….Chúng ta có thể làm tất cả những điều này như một hành động thờ phượng trong tư cách là con cái của Chúa.
Tất cả những gì chúng ta làm tại nhà, hay nơi làm việc, trong nhà thờ hay ngoài cộng đồng phải làm với tinh thần biết ơn đối với nhiệm vụ mà Chúa đã giao, về những của cải vật chất mà Ngài đã ban cho, và với những người mà Ngài đã đặt để chung quanh đời sống chúng ta. Và khi tiếp tục bước đi trong sinh hoạt thường ngày của mình, chúng ta có thể cầu xin sự hướng dẫn, sức mạnh và niềm vui của Đức Chúa Trời để hoàn thành những gì Ngài đặt vào đôi tay của chúng ta. Bất cứ làm việc gì, hãy kết nối thâm giao với Cha thiên thượng và để tình yêu Ngài tuôn chảy từ trong chúng ta. Và đó là sự thờ phượng thật.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 193
CẦU NGUYỆN
Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó.
Khi bạn suy nghĩ về những người cần cầu nguyện, điều gì đến trong tâm trí bạn? Một ai đó mà bạn biết cách cá nhân? Một nhà văn nổi tiếng bạn đã từng đọc? Hay những con người trong Kinh Thánh. Chúng ta thường nghĩ đến những người mà nguyện hùng hồn, có thể thị oai. Nhưng Đức Chúa Trời yêu thích những người cầu nguyện tự nhiên, đơn giản như trong một cuộc đàm thoại.
Không có ai cầu nguyện gương mẫu hơn Chúa Giê-su. Cha thiên thương ban cho Ngài sức mạnh và sự hướng dẫn khi Ngài ở trong mối tương giao với Cha để Ngài có thể hoàn thành mục đích của Cha trên đất. Chúa Giê-su liên tục tìm kiếm sự hướng dẫn và sức mạnh từ Cha thiên thượng trong thời gian thi hành chức vụ trên đất. Cứu Chúa cần ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời nhiều như thế, thì chúng ta càng phải gia tăng cầu nguyện cá nhân biết chừng nào!
“Trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó.” Chúng ta áp dụng điều này như thế nào? Hãy thức dậy cầu nguyện trước hoặc trong khi uống cà-phê tại nơi bạn làm việc. Trước khi đọc các tin nhắn, kiểm tra email, lướt web xem tin tức… hãy cầu nguyện. Hãy sắp xếp một thời gian thuận tiện nhất cho mối tâm giao của bạn với Cha thiên thượng. Có thể đó là mười phút trong một ngày mới. Ngài chờ đợi ban cho bạn sức mạnh và sự hướng dẫn mới mỗi ngày khi bạn cầu hỏi Ngài. Có lẽ bạn sẽ tìm thấy mười phút phù hợp với bạn nhất cho mối tương giao – và đó sẽ là thời gian ý nghĩa của bạn đối với Đấng yêu thương chúng ta.
TÔI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.
NGÀY 194
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!
Giăng 5:39-40
Cóp bao giờ bạn đọc một quyển sách hay xem một bộ phim, và rồi bạn cảm thấy bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó? Chúa Giê-su dạy trong Giăng chương 5 rằng những người lắng nghe Ngài đang làm điều tương tự với Lời của Đức Chúa Trời. Họ đọc Lời Chúa. Họ tìm kiếm Lời Chúa một cách siêng năng vì họ muốn có một mối liên hệ với Ngài, nhưng họ đã bỏ qua điểm quan trọng này. Những câu chuyện và các lời tiên tri trong Cựu ước đều chỉ về Đấng Mê-si. Họ biết Kinh văn nhưng từ chối công nhận Chúa Giê-su là Đấng đã đến trần gian để hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
Nhiều người trong chúng ta đến nhà thờ nghe giảng về Kinh Thánh. Chúng ta tham gia các khóa học Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh tại nhà. Chúng ta làm tất cả những điều này, và thậm chí áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh vào đời sống, nhưng đôi khi chúng ta bỏ lỡ điểm quan trọng của Đức Chúa Trời: Chúa Giê-su. Nếu chúng ta chưa bao giờ công bố Chúa Giê-su là con đường duy nhất để liên hệ với Đức Chúa Trời thánh khiết, chúng ta đã bỏ qua toàn bộ ơn cứu chuộc vĩ đại của Ngài trong sự chết và sự phục sinh.
Khi bạn siêng năng đọc Lời Chúa, hãy luôn ghi nhớ nhìn xem Chúa Giê-su. Ngài là tiêu điểm mà chúng ta không được phép đánh mất Ngài.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI, VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 195
TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI
Anh em hãy cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.
1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17-18
“Cầu nguyện không thôi!” một bản dịch khác là: “cầu nguyện không ngừng nghỉ.” Câu Kinh Thánh này sẽ làm nản chí hầu hết mọi người? Không chỉ cầu nguyện một hay hai lần trong một ngày mà là cầu nguyện liên tục, không ngừng nghỉ. Làm sao có thể áp dụng điều này?
Đây là giải pháp của mục sư Ân Điển, ông làm chứng: “Tôi nhận ra rằng tôi có thể độc thoại suốt ngày về tất cả mọi tình huống đang đối diện: trong cuộc họp, khi chạy bộ, lên kế hoạch cho ngày mới, xác định bước đi tiếp theo, quyết định mua một món hàng….Thay vì độc thoại, tôi quyết định nói chuyện với Chúa về tất cả những điều này. “Lạy Chúa, bây giờ con sẽ đi đến cuộc họp, Ngài muốn gì trong những dự án của con? Làm thế nào con có thể thuyết phục và khích lệ những người khác trong cuộc họp? Công việc của con ngập tràn hôm nay, con phải bắt đầu từ đâu? Xin ban cho con sự khôn ngoan và hướng dẫn thiên thượng. Xin Ngài ở bên con khi con tập trung giải quyết các vấn đề…..”
Tôi cho rằng đây là cách Phao-lô áp dụng trong chức vụ cực kỳ bận rộn của ông. Chúng ta phải tuân theo mạng lệnh trên đây. Cầu nguyện liên tục. Đàm thoại với Chúa thay vì độc thoại. Và trong lúc tập trung lái xe, giải quyết công việc …. Chúng ta cũng cần Chúa hướng dẫn – cần sự cầu nguyện liên tục. Về căn bản, sẽ không có khoảng lặng ngừng nghỉ cho cuộc đàm thoại với Cha thiên thượng (ngoại trừ những lúc chúng ta phải đi ngủ hay cần tập trung tư tưởng). Bởi vì đàm thoại với Chúa không bao giờ chấm dứt.
Bạn có một cuộc đàm thoại ngay giờ này với Chúa. Hãy cầu hỏi Ngài, “Chúa ôi, con muốn áp dụng bài học này.”
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 196
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Trong lòng loài người có nhiều mưu kế;
Song ý chỉ của Đức Giê-hô-va sẽ thành được.
Châm ngôn 19:21
Danh sách những việc cần làm mang lại cho bạn cảm giác an toàn để dẫn đến thành công. Nhưng thông thường bạn lại thở một hơi dài nặng nhọc khi leo lên giường ngủ, nhớ lại tất cả những gián đoạn đã cản trở việc hoàn thành danh sách các việc cần làm của bạn?
Đức Chúa Trời muốn chúng ta giao phó mọi việc trong tay Ngài. Điều này bao gồm cả hành động lập danh sách những việc cần làm. Châm ngôn 19:21 nhắc chúng ta rằng, những người không giao nộp danh sách những việc cần làm cho Chúa xem việc bị gián đoạn trong tiến trình các công việc là một nỗi thất vọng. Tuy nhiên những ai giao phó danh sách những việc cần làm cho Chúa, họ sẽ xem những ngăn trở như là mục đích của Chúa xuất hiện và dẫn họ đi một lối khác. Lúc này sự gián đoạn trở nên cơ hội thay vì nỗi thất vọng. Một người bạn rối trí gọi điện thoại đến bạn? Đây là cơ hội để bạn nói lời tư vấn, dùng Lời Chúa an ủi người đó. Một đứa con của bạn thức dậy với tình trạng đau yếu? Trong trường hợp này Chúa dùng bạn để chăm sóc nó trong tình yêu thương. Người phối ngẫu cần bạn trợ giúp trong một hoàn cảnh đặc biệt, hoặc muốn một buổi ăn trưa chung với bạn? Đây là cơ hội Chúa làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn với người mình yêu.
Hãy thử thêm vào các phần bị gián đoạn có thể xuất hiện vào danh sách việc cần làm của bạn bằng một màu khác và gạch bỏ chúng. Và vào cuối ngày hãy nhìn lại, bất cứ điều gì bạn đã gạch bỏ chỉ ra danh mục việc cần làm mà Đức Chúa Trời đã thiết kế cho bạn. Hãy yên nghỉ, biết rằng bạn đã đầu phục kế hoạch của Đức Chúa Trời.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 197
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời
Ê-phê-sô 2:15-16
Chính trị địa phương trở nên rất đảng phái – và rất kỳ lạ. Tuyệt vọng muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, một ứng cử viên đã sắp xếp để một phụ nữ trong đảng của mình tham gia vào đảng còn lại và chống lại mình. Ông hy vọng sẽ thành công bằng cách làm giảm đi số phiếu của phe đối lập. Vì vậy, người phụ nữ này thấy mình trở nên thân thiết, đồng hành với đảng đối lập để giúp một ứng cử viên từ đảng của mình giành được phiếu bầu. Chính trị thực sự làm ra những người đồng hành kỳ lạ.
Trong hội thánh đầu tiên, đức tin của tân tín hữu cũng tạo nên một số bạn đồng hành kỳ lạ. Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài, Đấng Mê-si nhập thế làm người thông qua một gia đình giữa vòng tuyển dân Israel. Tuy nhiên, sự chết và sự phục sinh của Ngài có ý nghĩa cho cả tuyển dân và người ngoại (vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời). Đó là một sự xác định gây khó chịu, nhưng một người Do Thái phải được xem là “người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời” (câu 19). Trong khi những người ngoại cũng là người nhà của Đức Chúa Trời thông qua hành động tiếp nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa của họ.
Bạn cần đồng hành với ai trong mối tương giao tại địa phương của mình vì cả hai đều đã được hòa giải “với Đức Chúa Trời qua thập tự giá”?
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 198
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.
Công vụ 2:3-4
Ngạc nhiên!
Hầu hết các lễ kỷ niệm sinh nhật liên quan đến yếu tố bất ngờ. Đôi khi chính bữa tiệc là một bất ngờ. Đôi khi đó là một đứa con gái xa quê bay đến trong ngày đặc biệt. Có thể đó là món quà mà bạn không nghĩ rằng mình sẽ nhận được. Có lẽ đó là cơ hội để thử nhà hàng mới đó hoặc thậm chí đi xa trong một hoặc hai ngày. Dù bất ngờ trong ngày sinh nhật là gì, chúng đều được thúc đẩy bởi tình yêu.
Điều tương tự cũng xảy ra trong ngày sinh nhật của hội thánh – Lễ Ngũ Tuần đầu tiên – có những điều bất ngờ khiến người ta kinh ngạc, bối rối và hoang mang. Món quà/ân tứ đã hứa của Đức Thánh Linh đã đến cùng với gió, lửa và những điều kỳ diệu của Đức Chúa Trời được tuyên bố trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đức Thánh Linh giáng lâm là một món quà được Đức Chúa Trời gởi đến trong tình yêu dành cho dân sự Ngài.
Đức Chúa Giê-su đã phái Đức Thánh Linh đến. Đây là Đấng mưu luận, cố vấn dạy dỗ cho tín nhân những điều thuộc về Đức Chúa Trời và vương quốc Ngài. Ngài cũng nhắc chúng ta nhớ lại những gì chúng ta được dạy trước đây.
Cám ơn Chúa về món quà của Đức Thánh Linh. Để ý những cách Ngài sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên với tình yêu và những món quà của Ngài. Ngài muốn làm bạn ngạc nhiên hôm nay.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI VÀ DÙNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 199
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
Hãy suy nghĩ rằng Đức Giê-hô-va đã cho các ngươi ngày Sa-bát; vậy nên, đến ngày thứ sáu Ngài lại cho các ngươi lương thực đủ hai ngày. Trong ngày thứ bảy, mỗi người phải ở yên chỗ mình, chớ ai ra khỏi nhà.
Xuất Ê-díp-tô ký 16:29
Khi Dave và Beth kết hôn, họ đã không tranh cãi về việc sử dụng chung kem đánh răng hay phương cách xử lý giấy vệ sinh. Vì có những sự khác biệt với nhau trong cách sống, nên thử thách đối với họ là những kỳ nghỉ chung với nhau.
Lớn lên trong một gia đình quân nhân, từ khi còn bé Beth đã di chuyển chỗ ở nhiều lần, từ căn cứ này đến căn cứ khác. Gia đình của Beth thỉnh thoảng dừng lại ở các điểm trung chuyển trên đường đến nơi nhận nhiệm sở mới, nhưng điều đó hầu như không làm cho chuyến du lịch trở thành kỳ nghỉ. Gia đình của Dave thì khác, họ trải qua nhiều kỳ nghỉ đích thực. Mọi người ngồi vào xe bán tải cho những chuyến đi đường dài để được gặp tất cả các cô chú bác ở Missouri. Anh ấy dạt dào tình cảm “Anh ấy đang chạm vào tôi!” và bánh mì kẹp thịt tại điểm dừng chân đáng ghi nhớ. Beth đã mất một thời gian để học cách coi trọng những kỳ nghỉ thư thái, nhưng nhờ sự kiên nhẫn và kiên trì của Dave mà cô đã làm được – và sau đó cô phải học cách nghỉ ngơi.
Nếu điều trên đây nghe có vẻ lạ, hãy xem xét điều răn thứ tư, “hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.” (Xuất. 20:8) Nếu điều này được lấy đi một cách dễ dàng ra khỏi đời sống chúng ta, thì Đức Chúa Trời có thể chỉ ban hành chín điều răn. Chúa sáng tạo nên chúng ta với nhu cầu nghỉ ngơi thường xuyên và có chủ định – và sau đó bắt buộc phải có. Đức Chúa Trời biết nếu bạn không tìm thấy thời gian để bổ sung năng lượng, bạn chỉ có thể sụp đổ. Vậy ngay trong tuần này, bạn hãy bắt đầu áp dụng nguyên tắc giữ ngày nghỉ trong tuần.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 200
Kẻ tham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc; kẻ ham của cải chẳng hề chán về huê lợi. Điều đó cũng là sự hư không.
Truyền đạo 5:10
Các câu chuyện về những người trúng vé số sau khi nhận được tiền, thường kết thúc trong bi thảm: đánh bạc mất đi hàng triệu đồng – và hiện đang sống trong một chiếc xe kéo; mất bạn bè; ly dị người phối ngẫu; nợ nần chồng chất hoặc khai phá sản; anh trai của người trúng số thuê người giết anh ta; bị sát hại; tự tử….
Những câu chuyện bi thương tương tự như thế không làm cho Benjamin Franklin ngạc nhiên. Ông đã quan sát và tuyên bố: “Tiền bạc không làm cho con người hạnh phúc hoặc sẽ hạnh phúc. Có nhiều tiền rồi, con người càng muốn có thêm lên nữa. Thay vì lấp đầy khoảng trống bên trong tâm hồn, nó làm cho con người càng khao khát muốn có thêm hơn nữa.”
Chúa Giê-su biết rằng có tiền bạc không có nghĩa là có hạnh phúc – nhưng tệ hơn nó có thể che lấp nhu cầu của một người đối với Chúa. Ngài dạy, “lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời!” (Lu-ca 18:25)
Vậy bài học ở đây là gì? Trúng số có thể không phải là một vấn đề tuyệt vời như bạn nghĩ; trong thực tế, nó có thể là cái chết của bạn. Nhưng cho đi cách hào phóng từ nguồn tài chính mà Đức Chúa Trời đã ban phước sẽ giúp bạn tránh được sự bóp nghẹt của tiền bạc, bạn sẽ tìm thấy sự thỏa lòng và mãn nguyện.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 201
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng: Ủa kìa! Ông là người Giu-đa, mà lại xin uống nước cùng tôi, là một người đàn bà Sa-ma-ri sao? (Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri.
Giăng 4:9
Tác giả của sách Tìm kiếm Allah, Tìm Thấy Chúa Giê-su, là tiến sĩ Nabeel Qureshi đã từng tự hào về bản sắc Hồi giáo của mình. Lớn lên trong một gia đình Hồi giáo sùng đạo, tác giả có thể nhớ các đoạn kinh Quran trong tiếng Ả-rập khi mới lên năm tuổi. Cha mẹ của Nabeel Qureshi đã dạy ông tìm kiếm Allah.
Nhưng một người bạn thân ở đại học đã chia sẻ phúc âm và nói với Nabeel, “Chúng tôi tin chắc chắn là Chúa Giê-su đã chết trên thập tự giá, và đã sống lại từ cõi chết sau khi tuyên bố mình là Chúa….Ba điểm này mâu thuẫn với giáo lý của Hồi giáo của anh, nhưng chúng là lẽ thật nền tảng của Cơ đốc giáo.” Nabeel đã quyết định tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa qua sự chia sẻ và đức tin của người bạn này. Anh ấy hy vọng rằng sau khi nghe về những trải nghiệm cá nhân của chính mình, mọi người sẽ tử tế hơn với người Hồi giáo và nhanh chóng chia sẻ phúc âm với họ để họ có thể khám phá tình yêu của Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su đã chủ động tiếp xúc với người phụ nữ Sa-ma-ri là một hành động mà một người Do Thái sẽ không thực hiện vào thời bấy giờ, và môn đồ hóa người nữ này. Người bạn học của Nabeel cũng vậy, anh ấy đã chủ động giới thiệu phúc âm cho một người Hồi giáo. Hãy suy nghĩ xem ai là người mà bạn phải tiếp xúc hôm nay để chia sẻ đức tin? Có lẽ người đó sẽ làm bạn ngạc nhiên khi anh ấy tìm thấy đức tin nơi Chúa Giê-su.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 202
THỜ PHƯỢNG
Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu.
Ê-sai 1:11
Phương cách dâng sinh tế hay các của lễ được Đức Chúa Trời bày tỏ cho tuyển dân. Ngài đã thiết lập nguyên tắc rằng tội lỗi chỉ được xóa bỏ khi huyết từ một của lễ được chấp nhận đổ ra – và bây giờ Ngài không hài lòng sao? Lý do nào khiến Chúa tuyên bố những lời nặng nề với Israel trong Ê-sai 1:11?
Đức Chúa Trời biết rõ rằng các của dâng của Israel đã trở thành những nghi lễ vô nghĩa, Ngài nổi giận về điều đó. Dân sự đem đến những của lễ nhưng tấm lòng họ nguội lạnh xa cách Chúa. Sự thờ phượng của tuyển dân là phải làm hài lòng Đức Chúa Trời. Nhưng họ đã làm ngược lại.
Làm thế nào để Chúa đẹp lòng trong sự thờ phượng của chúng ta? Các yếu tố trong thờ phượng có trở thành nghi lễ đơn thuần không? Có phải chúng ta đang hát những lời mà không cần suy nghĩ nhiều và lắng nghe lẽ thật bằng tai nhưng không phải bằng tấm lòng của mình? Cũng giống như lúc đó, Đức Chúa Trời quan tâm đến tình trạng của tấm lòng khi bạn thờ phượng hơn là những chuyển động bạn trải qua. Ngài mong đợi chúng ta tập chú ngợi khen Ngài với cả tấm lòng, tâm trí và linh hồn.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 203
CẦU NGUYỆN
Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào?
Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?
Thi thiên 13:1
Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào?
Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?
Chúng ta cũng có thể rơi vào tình trạng giống như Đa-vít trong lời cầu nguyện này, với sự trung thực, minh bạch và bị tổn thương. Loại cầu nguyện này không chỉ được khuyến khích mà còn rất quan trọng để có một mối quan hệ thực sự và sâu sắc với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không ở xa, mà Ngài ở rất gần và tương tác với mọi con cái Ngài khi họ ở trong sự giận giữ, sợ hãi, tuyệt vọng, và trong bất kỳ tình huống nào. Chúng ta đang hầu việc Đức Chúa Trời là Đấng không bị đe dọa bởi câu hỏi và nghi ngờ của chúng ta. chúng ta không cần phải giả tạo để làm đẹp lòng Ngài. Ngài cho phép chúng ta thành thật về nỗi sợ hãi, những cảm xúc tuyệt vọng, cô đơn của mình – thậm chí là với sự thất vọng của chúng ta đối với Ngài.
Vì vậy giống như Đa-vít trong Thi thiên 13, chúng ta có thể dốc đổ tấm lòng mình ra trước mặt Chúa của hoàn vũ. Giống như Đa-vít bạn có thể biết chắc rằng Chúa thấu hiểu những trải nghiệm và cảm xúc của bạn. Ngài muốn lắng nghe bạn từ trong nơi sâu thẳm của tấm lòng bạn.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 204
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; 7 khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy.
Phục truyền 6:6-7
Chúng tôi truyền lại những bài hát mẫu giáo mà chúng tôi đã học khi còn nhỏ. Chúng tôi kể lại những câu chuyện cổ tích do chính những người cha người mẹ kể cho chúng tôi nghe khi những đứa con nhỏ của chúng tôi chìm vào giấc ngủ trong đêm. Nhưng chúng ta đáng phải dành thời gian dùng Lời Chúa và những câu chuyện từ Kinh Thánh dạy dỗ các con của mình để tác động mạnh mẽ vào tấm lòng và tâm trí của chúng.
Trong suốt nhiều năm Lời của Chúa và những câu chuyện của tuyển dân luôn được truyền lại cho những thế hệ tiếp theo. Ngay cả khi Môi-se viết xong năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, thì đa số người Isreal vẫn không có sách này để đọc. Vì vậy họ phải truyền miệng cho con cháu những gì mà họ nghe được từ ngũ kinh của Môi-se. Trước khi Môi-se qua đời ông đã ban hành một lệnh cho các bậc cha mẹ tiếp tục dạy cho con cháu của họ các nguyên tắc của Đức Chúa Trời. Thật là một trách nhiệm nặng nề, đặc biệt là nếu cha mẹ không thực sự hiểu biết Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng mạng lệnh của Môi-se không cho phép chúng ta giao trách nhiệm làm cha mẹ của chúng ta cho những người dạy trẻ em tại nhà thờ trong một giờ vào mỗi cuối tuần.
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước trách nhiệm này, hãy làm theo cách đơn giản nhất là hãy đọc các câu chuyện trong quyển Kinh Thánh dành cho thiếu nhi và áp dụng những ý tưởng chính xuyên qua mỗi câu chuyện. Bạn có thể bắt đầu giúp con cái bạn những nền tảng cần thiết để xây dựng mối liên hệ của chúng với Đức Chúa Trời.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI, VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 205
TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI
Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ.
Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.
Xuất Ê-díp-tô ký 20:2-3
Thật quá dễ dàng để có được các thần tượng thuộc linh trong thế giới ồn ào, nhịp độ nhanh này. Với công nghệ mạnh mẽ và phương tiện truyền thông xã hội luôn tồn tại, chúng ta có thể khó nghe thấy tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng của Chúa. Khi chúng ta cảm thấy bắt buộc phải cập nhật Facebook, Twitter, Instagram, và kiểm tra email, chúng ta đấu tranh để có thể dành thì giờ với Chúa. Các trách nhiệm của cuộc sống và khoảng thời gian cần thiết để sống một cách đơn giản có thể khiến chúng ta như đang ở trên vòng bánh xe của chuột bạch, kiệt sức, không còn suy nghĩ thấu đáo, chỉ cố gắng bám vào vòng quay.
Khi ngồi xuống để dành thời gian cho Chúa, chúng ta dễ bị phân tâm. Đức Chúa Trời hiểu điều này. Tuyển dân Israel cũng có sự đấu tranh tương tự trong thời Cựu ước. Vì vậy điều răn đầu tiên Đức Chúa Trời truyền cho họ là phải tập chú vào Ngài, không có một thần nào khác. Sự tập chú này không đến cách dễ dàng cho những con người mang bản chất tội lỗi. Sự tập chú có nghĩa là có một ước muốn vượt trội hơn tất cả các ước muốn khác. Từ ban đầu Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ ràng rằng trọng tâm chính của con người là phải tập trung vào Ngài.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhớ rằng, Ngài đã giải phóng chúng ta ra khỏi vùng đất Ai-cập, là nơi nô lệ cho tội lỗi, và ban cho chúng ta sự sống đời đời trong một vương quốc mới. Ngài xứng đáng để chúng ta tập chú vào.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 206
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Song Phi-e-rơ chối Đức Chúa Jêsus, nói rằng: Hỡi đàn bà kia, ta không biết người đó…..” Phi-e-rơ cãi rằng: Hỡi người, ta không biết ngươi nói chi! Đương lúc Phi-e-rơ còn nói, thì gà liền gáy……đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Lu-ca 22:57, 60, 62
Đó là hai tiết học môn Sinh, có kính hiển vi, đĩa petri, mô hình 3-D của xoắn ốc DNA, và ông Evans. Mọi người ở trường đều biết quan điểm của Evans về vấn đề tiến hóa, nhưng điều đó không làm Rob nản lòng. Nó đưa tay lên trong bài giảng về sự tiến hóa, và phát biểu cách bình tĩnh: “em biết đó là một thuyết phổ biến, nhưng cũng chỉ là một lý thuyết mà thôi.”
Khi đó thầy giáo Evans bắt đầu tấn công Rob với cách đầy thù hận và khó chịu. Riêng tôi vẫn yên lặng.
Cũng giống như Rob, tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo bầu trời và mặt đất. Cũng giống như Rob, tôi đã nghiên cứu về thuyết tiến hóa và nhìn thấy những lập luận sai lầm trong đó. Nhưng tôi yên lặng, tôi giống như Phi-e-rơ. ..
Khi mười hai sứ đồ chia sẻ bữa ăn cuối cùng với Chúa Giê-su, Phi-e-rơ quả quyết rằng ông sẽ trung thành với Thầy của mình bất luận hoàn cảnh thế nào. Nhưng bây giờ trong thời khắc của sự khủng hoảng, vị sứ đồ này đã chối bỏ Thầy của mình.
Nếu bạn có mặt ở đó trong giờ phút bi thương, bạn có phản ứng giống như Phi-e-rơ, hay khác biệt? Thật dễ dàng để tuyên bố rằng tôi đồng tù đồng chết với Chúa, nhưng để sống được như vậy lại là một câu chuyện khác. Hãy sống cách can đảm cho Chúa Giê-su hôm nay.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI CHO MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 207
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.
Hê-bơ-rơ 10: 24-25
Số liệu thống kê cho chúng ta biết rằng những người cố gắng tự bỏ thuốc sẽ đạt được thành công là 1 phần trăm. Nếu họ thêm vào quyết định của mình một công cụ hỗ trợ như miếng dán nicotine, tỷ lệ phần trăm sẽ tăng lên 5 phần trăm. Nếu có thêm một nhóm hoặc cộng đồng hỗ trợ, lúc đó cơ hội của họ tăng lên 40 phần trăm. Và với một cơ chế hỗ trợ tại chỗ, họ có cơ hội cai được thuốc lá tốt hơn nhiều so với tự bản thân làm việc đó.
Không phải luôn gặp dễ dàng để thực hiện nếp sống đạo Cơ đốc là ưu tiên hàng đầu của chúng ta, nhưng điều đó có thể dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta có trách nhiệm giải trình cho một ai đó, hay được khuyến khích và đồng hành của một người bạn – hoặc của vài anh chị em trong Christ cùng tần số với chúng ta.
Sự hỗ trợ đúng đắn của cộng đồng sẽ khuyến khích chúng ta sống tốt hơn về thể chất và tinh thần. Nhưng thường thì cuộc sống của chúng ta quá dư đầy nhiều việc đến nỗi dường như không thể có thêm một nhóm nhỏ học Kinh Thánh, hoặc dành thì giờ đi ra làm quen với những người hàng xóm. Trước giả của sách Hê-bơ-rơ khuyên chúng ta phải ưu tiên cho sinh hoạt trong cộng đồng chung của hội thánh.
“Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành” là những lời dành cho chúng ta hôm nay. Hãy đến hiệp tác với các chi thể khác trong thân thể Đấng Christ để khích lệ và xây dựng đức tin cho nhau. Chúng ta không chỉ đi thờ phượng Chúa mỗi tuần, nhưng cũng cần nếp sống hội thánh.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 208
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng
1 Sa-mu-ên 16:7
Mùa hè năm đó, đang khi gia đình chúng tôi dang có chuyến tham quan tại Washington Dc, thì một cơn mưa bão sấm sét kéo đến. Nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và tiếng nổ của tia chớp, tiếng sấm ầm ầm, và cơn mưa tầm tã sau đó đem tới sự tĩnh lặng. Khi bầu trời quang đãng sau đó, chúng tôi nhìn thấy cầu vồng, nhưng đứa con gái nhỏ của chúng tôi không thể nhìn thấy. Tôi chỉ vào cầu vồng cũng nói cho nó biết nơi để tìm cũng không giúp được gì. Nhưng khi tôi bế nó lên, tầm nhìn của nó thay đổi, và nó có thể nhìn thấy cầu vồng, nó cười khúc khích trong sự phấn khích.
Đức Thánh Linh có thể làm điều này cho chúng ta giống như những gì tôi đã làm cho con gái tôi, giống như những gì Ngài đã làm cho Sa-mu-ên. Sa-mu-el nhìn thấy con trai cả của Y-sai là Ê-li-áp và nghĩ rằng anh này có thể là người Chúa chọn để làm vị vua kế tiếp của Israel. Và lúc đó Chúa phán: “Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” Câu chuyện diễn ra sau đó là khi chàng thiếu niên Đa-vit trở về từ đồng cỏ, Sa-mu-ên lúc này được Chúa bày tỏ cho biết người mà ông phải xức dầu làm vua Israel đã xuất hiện. Trước đó khi Sa-mu-ên nhìn vào Đa-vít, vị tiên tri chỉ thấy đó là một chàng thiếu niên chăn cừu, nhưng khi Đức Chúa Trời nhìn vào Đa-vít, Ngài nhìn thấy đây là vua của Israel.
Cảm tạ Đức Chúa Trời về một thời điểm Ngài thay đổi góc nhìn cá nhân của chúng ta, Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan và cái nhìn sâu sắc về một con người hay tình huống xuyên qua lăng kính của Ngài.
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 209
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
Nhưng ông gia lại nói rằng: Điều con làm đó chẳng tiện. Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi.
Xuất Ê-díp-tô ky 18:17-18
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà đại đa số các bà mẹ ở nhà thay vì làm việc để mang tiền về nhà. Điều đó có nghĩa là người mẹ quản lý ngôi nhà – và mẹ đã tự mình làm việc này.
Khi Rozanne và tôi hình thành nên một gia đình, chúng tôi bận rộn nhiều hơn các cặp khác với hàng tá công việc và mục vụ bủa vây. Cả hai chúng tôi đều tham gia vào các mục vụ, và cùng chăm sóc bốn đứa con. Rõ ràng là chúng tôi gặp khó khăn.
Những đòi hỏi mà Rozanne và tôi cảm thấy giữa gia đình và hội thánh đã sớm cho thấy rõ ràng rằng chúng tôi cần một chiến lược mới. Phương pháp tiếp cận “Cứ làm đi” của chúng tôi đã thất bại. Công việc quá nhiều, và chúng tôi không thể tự mình làm hết được. Chúng tôi phải học cách làm việc thông minh hơn và ít vất vả hơn. Kế hoạch của chúng tôi là gì?
Thay vì trả tiền mua xe, chúng tôi quyết định dùng tiền đó để thuê người – một số người giúp tôi chăm sóc bãi cỏ và một cô bé trung học “vui vẻ” chơi với lũ trẻ của chúng tôi trong khi Rozanne dọn dẹp nhà cửa, cho phép chúng tôi có nhiều thời gian hơn như một gia đình.
Công việc của bạn hiện nay quá nặng nhọc? Làm thế nào để dễ thở hơn? Bạn có thể khám phá những cách sáng tạo nào để tiết kiệm thời gian cho mình và giúp bạn hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời nhiều hơn?
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 210
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI
Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng!
Ma-la-chi 3:10
Tôi đã giảng trước hội thánh về chủ đề dâng hiến cho mục đích của Đức Chúa Trời vào một sáng Chủ Nhật. Vào ngày sau đó tôi nhận được một lá thư của một chị em trong nhà thờ nói về câu chuyện của cô.
Cô ấy sống với mẹ và em trai. Cô đã làm việc vất vả để phụ giúp gia đình và dành dụm đóng tiền học cho trường cao đẳng với hy vọng sẽ tốt nghiệp trở thành một nữ y tá. Cô để dành tiền trong môt cái hộp giấu kín bên dười giường ngủ của mình. Một ngày kia cô khám phá rằng tất cả tiền trong hộp đã bị đánh cắp, nhưng còn để lại 10 Mỹ kim. Người em trai đã lấy số tiền đó để mua ma túy. Ngày hôm sau khi đi nhóm ở nhà thờ, cô quyết định tha thứ cho em trai của mình, và lấy ra 10 Mỹ kim còn lại để dâng vào hộp tiền dâng của hội thánh. Cuối là thư, cô ấy viết, “Cảm ơn về bài giảng của mục sư.”
Chủ nhật tiếp theo sau đó, tôi chia sẻ câu chuyện này với hội thánh. Một gia đình trong nhà thờ cảm động về câu chuyện này đã đồng ý trả học phí cho cô học hết chương trình ở trường cao đẳng. Ngày hôm nay cô đã kết hôn, trở thành một người mẹ và là một nữ y tá trọn thời gian.
“Từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta” và Đức Chúa Trời ban lời hứa: “xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng! ”
TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚ TRỜI.”
NGÀY 211
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ,
1 Phi-e-rơ 3:15
Vào ngày Kyle tin nhận Chúa Giê-su, tôi đã hỏi anh ấy lần đầu tiên anh ấy nghĩ rằng Chúa Giê-Su có thể là câu trả lời cho mọi nan đề là khi nào. Anh ấy trả lời, «tôi nhớ chính xác thời điểm việc ấy xảy ra. Anh và tôi đang chơi gôn với Ted. Chúng ta đang đi trong sân gôn thì vợ của Ted gọi. Ted trả lời điện thoại. Và tình cờ tôi đã nghe trộm cuộc trò chuyện của họ khi chúng ta cùng đi bộ. Tôi đã rất ngạc nhiên trước phong cách dịu dàng, yêu thương và đầy kiên nhẫn của Ted khi anh ta nói chuyện với vợ mình. Tôi không bao giờ có thể nói chuyện với vợ tôi theo cách đó. Tôi nghĩ: Tại sao Ted có sự khác biệt này? Và hôm đó tôi hỏi Ted về điều này, dĩ nhiên anh ấy giải thích cho tôi.
Có lẽ bạn đã nghe thành ngữ này «Chia sẻ phúc âm bằng đời sống và nếu cần sử dụng lời nói. » và bạn cũng đã biết câu này: « đời sống chúng ta chính là quyển Kinh Thánh mà người khác có thể đọc. » Cả hai câu này đều minh họa cho nét đẹp của nếp sống Cơ đốc trong đời sống Ted. Hãy để Đấng Christ sống bên trong và qua chúng ta. Bất cứ khi nào có ai đó hỏi tại sao bạn khác biệt, lúc đó chúng ta có cơ hội để chia sẻ tin mừng, nói cho người đó biết về Chúa Giê-su.
Cơ đốc nhân phải sống theo một cách khác biệt với người chưa biết Chúa Giê-su để họ có khao khát được biết Ngài.
TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
NGÀY 212
THỜ PHƯỢNG
Nữ tiên tri Mi-ri-am, là chị của A-rôn, tay cầm trống cơm, các đàn bà đều đi ra theo người, cầm trống cơm và múa.
Xuất Ê-díp-tô ký 15:20
Thờ phượng Đức Chúa Trời là cơ hội để chúng ta diễn tả tình yêu đối với Đấng Tạo hóa và là Đấng cứu chuộc, Đấng bảo tồn sự sống, Đấng ban mọi ân tứ tốt lành, Cha thiên thượng, và là Cha của Đấng Cứu Rỗi chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy không có ai lớn hơn Ngài để chúng ta thờ phượng. Và không có mục đích nào lớn hơn cho đời sống chúng ta là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và vui hưởng chính Ngài mãi mãi (theo Sách Giáo lý vấn đáp của Westminster vào thế kỷ mười bảy.)
Vì vậy tại sao chúng ta không bắt chước Miriam, sử dụng các nhạc cụ đang có để thờ phượng Chúa? Tại sao chúng ta không nỗ lực nhiều hơn để phát triển phong cách thờ phượng? Tại sao chúng ta lại kìm hãm? tại sao chúng ta lại ngần ngại về lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời toàn năng? Mỗi người đều có những lý do khác nhau, liên quan đến nhân cách, sự giáo dục hoặc hiểu biết sai về sự thờ phượng. Dù chúng ta có lý do gì cho sự hạn chế của mình đi chăng nữa, thì Đức Chúa Trời có thể giải thoát chúng ta để thực sự thờ phượng Ngài với niềm vui sướng dạt dào.
Có thể bạn khao khát có được một cái trống nhỏ khi nghĩ về ân điển của Chúa trong cuộc đời bạn.Có lẽ bạn ước ao có thể ca tụng Đức Chúa Trời với sự thờ phượng hết lòng như Miriam, và không kìm hãm điều gì. Có lẽ bí quyết là … cứ làm đi.
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 213
CẦU NGUYỆN
Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.
Rô-ma 8:26-27
Anh Thư sinh ra không như một bé gái bình thường. Dây rốn quấn chặt cổ, và được bác sĩ hồi sức nhanh chóng, cơ thể bé nhỏ xanh xao của cô bé đã hồng hào trở lại, nhưng đã quá muộn để cứu vãn chức năng của não. Thật bất ngờ, Anh Thư sống vượt qua dự đoán của bác sĩ là chỉ sống được hai hoặc ba năm. Cô trở thành một một thiếu nữ. Mặc dù Anh Thư không thể di chuyển, nói chuyện hay diễn dạt bày tỏ ý muốn, mẹ của cô bé đã yêu thương cô con gái sâu đậm và hết lòng chăm sóc. Người bên ngoài gia đình không thể phân biệt được các âm thanh từ miệng Anh Thư phát ra hoặc nhìn thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong nét mặt của cô ấy, nhưng người mẹ thì có thể phân biệt được từng tiếng rên rỉ của con gái mình. Nhìn sâu vào đôi mắt của con gái, bà có thể phân biệt được Anh Thư cảm thấy hạnh phúc, lo lắng hay sợ hãi. Bà luôn biết những gì Anh Thư muốn.
Khi bạn cảm thấy quá yếu đuối không thể thốt ra một lời nào. Sự đau đớn quá sức làm cho bạn chỉ có thể khóc, thì hãy nhớ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời lớn hơn tình thương của người mẹ dành cho con. Đức Thánh Linh nhìn thấy tận sâu xa trong tấm lòng của bạn, cầu thay cho bạn và bảo đảm rằng Cha thiên thượng nhận được lời nài xin của bạn.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 214
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.
Giô-suê 1:8
Bất luận là bạn đã lái xe chạy lòng vòng trong thị trấn bao lâu, nhìn thấy nhiều cửa hàng giống nhau, bạn có bao giờ dừng lại để hỏi đường không?
Bạn đã bắt đầu xếp các kệ sách lại với nhau hoặc lắp đặt đèn chiếu sáng mà không cần xem hướng dẫn không?
Bản chất con người là muốn làm mọi thứ theo cách của chúng ta. Chúng ta luôn cảm thấy không dễ dàng để tuân theo một chỉ dẫn nào đó hay phải vâng phục một mạng lệnh. Khi chúng ta thử mọi thứ theo cách riêng của mình trong thế giới hỗn loạn này, đó có thể là một cuộc đấu tranh và cuối cùng chúng ta thường bị lạc lối hoặc rơi vào tình trạng lộn xộn. Đức Chúa Trời biết điều này, và Ngài biết chính xác những gì chúng ta cần.
Sau khi Môi-se qua đời, Giô-suê đã nhìn vào ở một số nhân vật lớn lãnh đạo của Israel. Chúa đã ban cho Giô-suê một hướng dẫn đặc biệt, nhắc ông biết về tầm quan trọng trong sự suy ngẫm lẽ thật, thực hành lẽ thật của Ngài. Và ngày hôm nay Đức Chúa Trời cũng kêu gọi bạn và tôi làm điều tương tự.
Hãy dừng lại sự bướng bỉnh của bạn và hết lòng tìm cầu sự hướng dẫn thường xuyên từ Chúa. Khi làm như vậy, đời sống của bạn giống như một đoàn tàu xe lửa chạy đúng làn đường, và bạn luôn tiến về phía trước an toàn.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 215
Người nào sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh.
Rô-ma 8:5
Cái gì? Thế nào? Tại sao? Chúng ta hỏi các câu này trong mọi lĩnh vực của đời sống. Liên quan đến sự nghiệp cá nhân, chúng ta có thể hỏi: Tôi muốn hoàn thành điều gì? Làm thế nào để tôi hoàn thành nó? Những câu hỏi loại này khiến chúng ta tập trung vào mục tiêu chính. Nhưng chúng ta có đang thực sự dán mắt vào những điều sẽ thỏa mãn linh hồn mình không?
Có lẽ điều tốt hơn là sử dụng những câu hỏi này để suy ngẫm: Loại người nào mà tôi muốn trở thành? Làm cách nào để tôi có thể trở nên loại người này? Tại sao tôi muốn trở nên loại người này?
Mục tiêu đặc biệt hiếm có của Phao-lô, vượt lên trên những mục tiêu khác, đó là ông ao ước tôn cao Đức Chúa Trời, trở nên giống Đấng Christ càng hơn. Thế giới đo lường thành công bằng thành tích trong các vai trò mà chúng ta đảm nhận, bằng số tiền kiếm được và tài sản đạt được. Nhưng Đức Chúa Trời đo lường sự thành công thông qua đánh giá chúng ta là ai, và mẫu người nào chúng ta muốn trở thành.Tại sao? Bởi vì càng được biến đổi theo hình ảnh của Chúa Giê-su, thì tấm lòng chúng ta càng trở nên hòa hợp với ưu tiên của tấm lòng Ngài chứ không phải của thế gian.
Vì vậy câu hỏi chính ở đây sẽ là: Đức Chúa Trời muốn gì? Và tôi có thể đạt được điều này bằng chính mẫu người tôi đang trở thành không?
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 216
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Vả, ở đây có mấy người Giu-đa kia mà vua đã lập lên cai trị tỉnh Ba-by-lôn, tức là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô; hỡi vua, những người ấy không kiêng nể vua một chút nào. Họ chẳng thờ các thần của vua, và chẳng lạy tượng vàng vua đã dựng.
Đa-ni-ên 3:12
Nếu bạn bị người ta tố cáo là Cơ đốc nhân, liệu họ có đủ bằng chứng để kết tội bạn không?
Đối với Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô, bằng chứng của họ với Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy trong những gì họ không tuân theo lệnh của vua. Họ không thờ lạy pho tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng. bất chấp hậu quả chết người của quyết định đó. Họ bị ném vào lò lửa hực, nhưng Chúa Giê-su xuất hiện trong lò lửa đó bảo toàn mạng sống của họ, quần áo và da thịt họ không bị lửa đụng đến chút nào. Khi nhìn thấy điều này, nhà vua kêu lên trong sự kinh ngạc, “Hỡi Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô, là tôi tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, hãy ra và lại đây! Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô bèn từ giữa đám lửa mà ra.” (câu 26). Câu chuyện được viết tiếp, “Các quan trấn thủ, lãnh binh, các người cai trị và các nghị viên của vua đều nhóm lại, thấy lửa không có quyền làm hại thân thể ba người ấy được, cũng chẳng có một sợi tóc nào trên đầu họ bị sém; áo xống họ chẳng bị si sứt chút nào, và mùi lửa cũng chẳng qua trên họ.
Vua Nê-bu-cát-nết-sa lại cất tiếng nói rằng: Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô! Ngài đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài, họ đã trái mạng vua, và liều bỏ thân thể mình, hầu để không hầu việc và không thờ phượng thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời mình.” (câu 27-28). Và rồi vua công bố, “ta ban chiếu chỉ nầy: Bất kỳ dân nào, nước nào, thứ tiếng nào, hễ có người nói xấu đến Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô, thì sẽ bị phân thây, nhà nó sẽ phải thành ra đống phân, vì không có thần nào khác có thể giải cứu được thể nầy.” (câu 29). Sự trung thành với Đức Chúa Trời của ba thanh niên này là bằng chứng về niềm tin và cam kết của họ đối với Ngài.
Bằng chứng nào cho sự trung tín của bạn với Chúa Giê-su có thể được người khác nhìn thấy trong bạn? Khi người thế gian nhìn vào đời sống chúng ta, họ sẽ thấy sự sẵn sàng trả giá của chúng ta để tiếp tục ở trong sự cam kết với Chúa Giê-su? Đầu phục hoàn toàn với Christ có thể gây nên một tác động lớn cho những ai nhìn thấy chúng ta trong lò lửa hực. Họ sẽ thấy Chúa Giê-su ở đó với chúng ta?
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 217
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện
Công vụ 2:42
Buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi ở The Spaghetti Company, là nơi bán thức ăn Ý ngon nhất tại Cleveland, Ohio. Nhưng tôi không nhớ chúng tôi đã ăn món gì. Tôi nhớ trải nghiệm mà sự liên kết đặc biệt đã xảy ra trong suốt bữa ăn.
Cuộc trò chuyện có thể đạt đến mức độ sâu hơn khi bữa ăn được chia sẻ giữa những tín nhân. Hãy nhớ rằng Chúa Giê-su ban lời hứa là nếu có hai ba người nhóm lại trong danh của Ngài, Ngài sẽ ở giữa họ! Bằng cách nào đó khi bánh mì được bẻ ra, những tấm lòng đan vào nhau. Hãy nhìn nhận cách mà Đức Chúa Trời ban phước khi hội thánh đầu tiên nhóm lại để lắng nghe các sự dạy dỗ, chia sẻ các bữa ăn và cầu nguyện cùng nhau. Sự thông công của họ làm gia tăng thêm sự hiện diện của Christ giữa vòng họ, và khi sự thông công của dân sự Chúa phát triển, những điều lớn lao bắt đầu xảy ra. Sự thông công trở thành yếu tố cần thiết của sự nuôi dưỡng tâm linh.
Có lẽ bạn đã kinh nghiệm điều này trong một nhóm tế bào học Kinh Thánh. Nếu chưa, hãy đi theo khuôn mẫu của hội thánh đầu tiên. Tập hợp thành một nhóm nhỏ, chia sẻ các bữa ăn, dâng hiến bản thân cho Lời Đức Chúa Trời, thông công, và cầu nguyện. Chúa Giê-su có ở đó và những điều lớn lao sẽ xảy ra.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN: ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 218
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.
1 Cô-rin-tô 12:4-5
Thật tuyệt khi nghe những người lạ nói rằng con cái chúng ta lịch sự và cư xử tốt như thế nào. Chúng ta rất vui khi những thanh thiếu niên mặt mũi tươi sáng, những cô gái với khuôn mặt thiên thần và những đứa trẻ mới biết đi có ý chí mạnh mẽ của chúng ta cư xử một cách lịch sự khi chúng ở nơi công cộng.
Đức Chúa Trời cũng muốn chúng ta “cư xử tốt” với những ân tứ Ngài đã ban cho chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đã nhận được một “của cầm thuộc linh” khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa. Ngài ban cho chúng ta các ân tứ thuộc linh không phải vì lợi ích của chúng ta, nhưng là vì lợi ích của những người mà Ngài đặt để chung quanh chúng ta – những người trong thân thể Đấng Christ và cả những ai đang ở bên ngoài. Ngài không muốn chỉ xem xét các chuyển động của chúng ta trông giống như những Cơ đốc nhân. Ngài cũng không muốn chúng ta sử dụng các ân tứ một cách kiêu hãnh, tự cao. Đức Chúa Trời muốn chúng ta hết lòng phục vụ Ngài, sử dụng các ân tứ trong tình yêu và bằng tình yêu.
Giống như động cơ pít-tông cần xăng nguyên chất để chạy trơn tru, việc thực hành các ân tứ của chúng ta phải được tiếp nguyên liệu bằng tình yêu thương. Những ân tứ được thúc đẩy bởi tham vọng và niềm kiêu hãnh ích kỷ sẽ làm hỏng việc. Các ân tứ thuộc linh gia tăng mà không có tình yêu thương sẽ khiến Cha thiên thượng thất vọng. Điều này giống như một đứa trẻ cư xử thô lỗ đối với cha mẹ.
Hãy cầu xin Chúa Giê-su yêu thương tha nhân thông qua bạn, và bạn sử dụng các ân tứ thuộc linh vì sự vinh hiển Ngài.
“Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời.” (1 Phi-e-rơ 4:10)
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 219
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
Nàng coi sóc đường lối của nhà mình,
Không hề ăn bánh của sự biếng nhác.
Châm ngôn 31:27
Các công việc mà người nội trợ làm bao gồm từ đầu bếp riêng, người giữ nhà, chăm sóc trẻ em, đến nhân viên pha chế, nhân viên giặt là và các vai trò cảnh quan có thể cùng trả một mức lương đáng kể hàng năm! Họ thậm chí còn làm được nhiều hơn thế …. còn việc trở thành người mua sắm cá nhân (thực phẩm, quần áo, mọi thứ), giám đốc điều hành thường trú, một kỹ thuật viên y tế khẩn cấp không có giấy phép, một gia sư, một huấn luyện viên và thường là một bác sĩ thú y thì sao? Không có nhàn rỗi ở đây!
Giống như người nữ tài đức trong Châm ngôn 31, những người nội trợ ở thế kỳ 21 cho dù họ làm việc tại nhà toàn thời gian hay có một công việc khác bên ngoài gia đình, họ có nhiều trách nhiệm và hoạt động cho bất kỳ ngày nào. Và cũng giống như người phụ nữ đảm đang được mô tả trong Châm ngôn 31, những phụ nữ ngày nay làm tất cả những điều này một cách bình tĩnh, chừng mực và nhẹ nhàng. Những gì hiệu quả trong sách Châm ngôn về người nữ tài đức vẫn còn hiệu quả hôm nay.
Chìa khóa cho “một người nữ tài đức ai sẽ tìm được?
Giá trị nàng trổi hơn châu ngọc.” (câu 10) và khả năng hoàn thành tất cả những gì cần phải làm – khả năng sử dụng khôn ngoan thời gian Chúa ban – biết rằng hoạt động quan trọng nhất là: theo đuổi mục đích của Chúa như là trung tâm của đời sống. Nhưng hãy nhớ giữ điều ưu tiên hàng đầu quan trọng nhất – mối liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 220
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI
Có lắm người giàu bỏ nhiều tiền; cũng có một mụ góa nghèo kia đến bỏ hai đồng tiền ăn một phần tư xu.
Vì mọi kẻ khác lấy của dư mình bỏ vào, còn mụ nầy nghèo cực lắm, đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình.
Mác 12:42, 44
Không ai mong đợi một đứa trẻ hai tuổi chạy marathon, hoặc một đứa trẻ mẫu giáo có thể đọc và hiểu “Truyện ngụ ngôn” của Plato. Không ai mong đợi một bà ngoại thử tham gia đội tuyển Olympic bơi lội, hoặc một đứa trẻ tám tuổi đi mua sắm ở Tiffany’s nhân ngày sinh nhật của mẹ.
Và Chúa Giê-su không mong đợi dân sự của Ngài những người có thu nhập ít bỏ vào thùng tiền dâng một số tiền tương đương với những người có thu nhập nhiều. Chúa Giê-su nhìn vào tấm lòng của người dâng hiến. Tấm lòng của một doanh nhân thành đạt bỏ vài xu vào hộp tiền dâng rất khác tấm lòng của người phụ nữ có vài xu gửi vào hộp tiền dâng (đây là tất cả những gì bà ấy có để sống.)
Loại dâng hiến nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời? Những người có tinh thần dâng hiến giống như góa phụ trên đây biết và tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chu cấp cho mình. Cách duy nhất để có một tấm lòng giống như người góa phụ trong câu chuyện là tin rằng: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Giê-su Christ.” (Phi-líp 4:19). Lời hứa ở đây là chính Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu cho chúng ta.
“TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 221
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Tôi chẳng giấu sự công bình Chúa ở nơi lòng tôi;
Tôi đã truyền ra sự thành tín và sự cứu rỗi của Chúa;
Tôi nào có giấu hội lớn sự nhân từ và sự chân thật của Chúa.
Thi thiên 40:10
Tôi đã không mạnh dạn chia sẻ lời chứng của tôi. Xét cho cùng, tôi không có kinh nghiệm cải đạo căn bản để công bố ra; đời sống của tôi trước và sau khi gọi Chúa Giê-su là Cứu Chúa đã không thay đổi bao nhiêu. Nhưng rồi, một người bạn đã bảo tôi rằng việc tôi được sinh ra trong gia đình của Đức Chúa Trời là một hành động của ân điển: “Khi Đức Chúa Trời giúp đỡ một cô gái tốt bụng / học sinh giỏi / đứa trẻ ngoan nhìn thấy chúng cần một Đấng Cứu Rỗi, ân điển được áp dụng giống như khi Ngài giúp một người nghiện rượu, gái điếm hoặc buôn ma túy thừa nhận nhu cầu của họ.”
Chia sẻ đức tin là sống bày tỏ ra sự tín thác của chúng ta về Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Hãy nghĩ về đức tin của chàng thiếu niên trẻ tuổi Đa-vít, chỉ với cái trành ném đá đã can đảm đối đầu với tên khổng lồ Gô-li-at và tiêu diệt nó (1 Sa-mu-ên 17). Đa-vít đã chia sẻ đức tin của mình bằng cách anh ấy sống và hành động. Và Đa-vít cũng ca ngợi các thuộc tính của Đức Chúa Trời là Đấng anh đặt trọn đức tin vào. Trong Thi thiên 40:10, Đa-vít viết, “Tôi chẳng giấu sự công bình Chúa ở nơi lòng tôi;
Tôi đã truyền ra sự thành tín và sự cứu rỗi của Chúa;
Tôi nào có giấu hội lớn sự nhân từ và sự chân thật của Chúa.”
Học tập từ Đa-vít, hãy chia sẻ đức tin qua cách chúng ta sống hàng ngày. Chúng ta cũng chia sẻ Đức Chúa Trời là ai, và những việc diệu kỳ, lớn lao Ngài đã làm cho chúng ta. Câu chuyện đức tin của bạn là gì?
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 222
THỜ PHƯỢNG
Khi Đa-ni-ên nghe rằng chỉ dụ đó đã ký tên rồi, thì về nhà mình (những cửa sổ của phòng người thì mở về hướng Giê-ru-sa-lem). Tại đó, cứ một ngày ba lần, người quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi trước
Đa-ni-ên 6:10
Đa-ni-ên đã nghe về sắc lệnh của vua, “cấm lệnh nghiêm nhặt trong ba mươi ngày, hễ ai cầu xin thần nào hay một người nào ngoài vua, thì, kẻ ấy sẽ phải quăng vào hang sư tử.” Đa-ni-ên biết rằng sắc lệnh đó sẽ không bị hủy bỏ sau khi vua đã đóng ấn của mình vào. Và người được Đức Chúa Trời yêu quí đã không vâng theo sắc lệnh này, bất chấp hiểm nguy là sẽ bị quăng vào hang sư tử.
Chúng ta đọc thấy cứ một ngày ba lần, Đa-ni-ên quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, như vẫn làm khi trước. Ông đã thực hiện lời hứa nguyện, cam kết của mình với Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật. Đa-ni-ên đã không một chút dao động về lòng trung thành của ông với Đức Giê-hô-va, bất chấp có thể hy sinh tính mạng.
Ngày nay, cái giá phải trả của việc thờ phượng Đức Chúa Trời hay theo Chúa Giê-su vẫn đang gia tăng lên. Trên khắp nơi của thế giới, các tín nhân đã phải đối diện với cái chết khi công khai đức tin của họ vào Chúa Giê-su. Chúng ta sẽ công bố đức tin của mình vào Đức Chúa Trời và Con Ngài là Chúa Giê-su, tiếp tục bước theo Ngài, phục vụ Ngài, thờ phượng và chia sẻ lẽ thật về Ngài bất chấp các lời đe dọa và sắc lệnh của con người có thể nguy hiểm đến mạng sống?
“TÔI THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI VÌ NGÀI LÀ AI VÀ NHỮNG GÌ NGÀI ĐÃ LÀM CHO TÔI.”
NGÀY 223
CẦU NGUYỆN
Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài.
Ma-thi-ơ 6:7-8
Nếu Đức Chúa Trời biết hết các nhu cầu trước khi chúng ta cầu xin Ngài, vậy thì tại sao phải cầu nguyện? Đây là một câu hỏi hợp lý. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chính lời cầu nguyện là phương tiện để đáp ứng nhu cầu lớn nhất của chúng ta – đó là chính Đức Chúa Trời?
Điều gì sẽ xảy ra nếu giao tiếp với Đức Chúa Trời là một nhu cầu trong cuộc sống của chúng ta vượt trên tất cả các nhu cầu khác, và chính qua lời cầu nguyện, chúng ta có trải nghiệm với Đức Chúa Trời và Ngài cũng trải nghiệm với chúng ta? Đây là tất cả những gì cầu nguyện được nói đến. Cầu nguyện là kết tình bằng hữu với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là dâng lên Đức Chúa Trời một tấm lòng biết lắng nghe và một đời sống đáp ứng lại những gì được nghe từ Chúa. Cầu nguyện là bao hàm Đức Chúa Trời trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống chúng ta.
Có thể chúng ta được thay đổi nhiều bởi kết tình bằng hữu với Đức Chúa Trời hơn là nhờ bất cứ điều gì khác. Điều này giống như một đứa trẻ bước đi và nói chuyện giống như cha của mình, và thậm chí đứa trẻ cũng chọn những cách cư xử giống như cha của nó. Khi chúng ta dành thời gian cho Cha thiên thượng, sự hiệp thông với Đức Chúa Trời có thể thay đổi chúng ta. Có lẽ đây là là giá trị đích thực của đời sống cầu nguyện. Bạn muốn có trải nghiệm với Đức Chúa Trời và nhận biết Ngài? Vậy thì hãy cầu nguyện.
“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ NHẬN BIẾT NGÀI, ĐỂ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG TÔI, VÀ TÔI ĐẶT CÁC NHU CẦU CỦA TÔI TRƯỚC MẶT NGÀI.”
NGÀY 224
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời, cũng hành động trong anh em có lòng tin.
1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13
Bạn có thường xuyên kiểm tra điện thoại di động. Bạn có thường xuyên nhìn vào thời gian thực hiện cuộc gọi, xem qua nó trước khi lên lịch các cuộc hẹn, kiểm tra thời tiết, hoặc lướt web để thu thập thông tin để đưa ra các quyết định hoặc tìm hiểu các vấn đề đang đối diện không?
Một nghiên cứu chỉ ra rằng một người trung bình nhìn vào điện thoại di động của mình 150 lần trong một ngày hay 9 lần mỗi giờ, trừ ra 8 giờ đi ngủ. Có vẻ như chúng ta sẽ không đi đâu cả nếu không lướt qua điện thoại.
Kinh Thánh chính là đường dây điện thoại của Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta. Thông qua Kinh Thánh, Ngài phán với chúng ta. Kinh Thánh có quyền năng thay đổi con người tự nhiên, bản chất của chúng ta và ban cho chúng ta sự can đảm để đưa ra các quyết định đúng. Kinh Thánh trang bị cho chúng ta những lẽ thật cần thiết của đời sống. Nhưng chúng ta đã không đọc Kinh Thánh thường xuyên giống như nhìn vào điện thoại của mình.
Điều gì sẽ xảy ra trong một tuần nếu bạn đổi điện thoại di động bằng quyển Kinh thánh? Bất cứ nơi nào bạn thường lấy điện thoại của bạn ra, bây giờ hãy mở Kinh Thánh ra thay vì sử dụng điện thoại. Bất cứ lúc nào bạn muốn nhìn vào điện thoại, thì hãy nhìn vào Lời Đức Chúa Trời. Nếu bạn làm vậy, Kinh Thánh thực sự sẽ bắt đầu vận hành trong bạn.
“TÔI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐỂ HỌC BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, LẼ THẬT CỦA NGÀI VÀ TÌM THẤY SỰ HƯỚNG DẪN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”
NGÀY 225
TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy đứng trên các đường cái và nhìn xem; tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: Hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an nghỉ cho linh hồn mình.
Giê-rê-mi 6:16
Một câu thoại trong bộ phim Công viên kỷ Jura năm 1991 rất phù hợp cho cuộc sống của chúng ta ngày nay nếu chúng ta không cẩn thận trong việc giữ các ưu tiên của Chúa trong đời sống.
Trong bộ phim một nhóm người ngồi chung quanh bàn và thảo luận về thế giới kỳ diệu về di truyền của khủng long thời tiền sử được tái tạo từ DNA trong máu của chúng lấy từ muỗi cổ đại. Các nhà cổ sinh vật học bị cuốn vào sự kỳ diệu khi thực sự nhìn thấy da thịt trên xương mà họ đã đào bới trong nhiều năm; luật sư nhìn thấy các dấu hiệu đô la. Chỉ có một nhân vật đưa ra một lời cảnh báo và lo lắng nghiêm khắc, nói rằng các nhà khoa học đã quá tập trung vào những gì họ có thể làm, họ quên cân nhắc những gì họ phải làm.
Hai mươi lăm thế kỷ trước đây, tiên tri Giê-rê-mi đã đưa ra một lời cảnh báo tương tự. Trước khi chúng ta phải dừng lại và cầu hỏi Chúa về đường lối nào tốt để đi theo và rồi bước đi theo đó. Chỉ vì chúng ta có thể làm điều gì đó không có nghĩa là chúng ta nên làm điều đó.
Nếu bạn tiếp nhận lời khuyên này, bạn sẽ tìm thấy sự an nghỉ cho linh hồn mình. Còn nếu không, bạn có thể bị khủng long ăn thịt.
“TÔI TẬP CHÚ VÀO ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NGÀI CHO ĐỜI SỐNG TÔI.”
NGÀY 226
ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN
Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình.
Giê=rê-mi 10:23
Hộp thư email trên máy tính của tôi không hoạt động, vì vậy tôi gọi cho một chuyên viên máy tính. Anh ấy bảo nếu tôi mang máy tính đến chỗ của anh, anh sẽ sửa nó. Từ bỏ nó mang lại cho tôi một cảm giác không thoải mái, nhưng tôi đã cố gắng tự khắc phục sự cố và bây giờ tôi cần một chuyên gia. Sau đó, anh ấy nói thêm, “bạn cũng cần đem theo điện thoại và ipad của bạn. Tôi cần bảo đảm rằng chúng được đồng bộ hóa.
Bây giờ cảm giác khó chịu đó trở thành một nút thắt trong dạ dày của tôi khi tôi nhận ra rằng anh ấy muốn tôi hoàn toàn đầu hàng tất cả công nghệ của mình. Nhưng tôi biết nếu tôi giữ lại một thiết bị, điều đó có nghĩa là tôi sẽ không hoạt động hết công suất.
Hầu hết chúng ta cumuốn giữ lại cho bản thân một điều gì đó, và không sẵn lòng giao nộp hết cho Đức Chúa Trời. Ngài là chuyên gia bảo đảm rằng toàn bộ các phần trong đời sống chúng ta phải được hoạt động “đồng bộ hóa.” Đầu phục hoàn toàn đời sống chúng ta cho mục đích của Đức Chúa Trời có thể là điều khó khăn, nhưng giữ lại một phần sẽ làm cho bạn không thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Khi hoàn toàn giao nộp hết mọi lĩnh vực trong đời sống chúng ta lên cho Đức Chúa Trời, Ngài có thể thực hiện những điều đáng chú ý ở bạn. Lĩnh vực nào là khó nhất mà bạn không thể giao phó Cho Chúa? Hãy mạnh dạn xin Chúa bày tỏ, hướng dẫn bạn đưa ra quyết định đúng nhất theo ý Ngài, và rồi bạn sẽ nhìn thấy điều kỳ diệu xảy ra.
“TÔI DÂNG HIẾN ĐỜI SỐNG TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 227
CỘNG ĐỒNG HỘI THÁNH
Lại nếu kẻ ở một mình bị người khác thắng, thì hai người có thế chống cự nó; một sợi dây bện ba lấy làm khó đứt.
Truyền đạo 4:12
Lời Chúa dạy rằng con người không nên sống tách biệt với cộng đồng. Câu chuyện trong Sáng thế ký chương 2, cho chúng ta thấy từ buổi ban đầu, A-đam và Ê-va đã kinh nghiệm mối liên hệ ngọt ngào với nhau cũng như với Đức Chúa Trời.
Nhưng tổ phụ loài người từ chối khải tượng của Đức Chúa Trời về cuộc sống chung – họ lựa chọn sống theo ý riêng, không phải ý của Ngài dẫn đến việc họ bị đuổi ra khỏi vườn và ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời thánh khiết. Lý tưởng thiêng liêng mà A-đam và Ê-va trải nghiệm trong vườn Ê-đen đã không còn nữa. Và những hậu tự tiếp theo sau đó phải gánh chịu hậu quả về sự bất phục tùng của họ.
Nhưng nhờ vào quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời, cư trú bên trong những ai tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa, chúng ta có thể đến với nhau để xây dựng một cộng đồng. Nếu chúng ta mời Đức Chúa Trời bước vào trong cộng đồng và tôn cao sự hiện diện của Ngài, khi đó chúng ta trở thành “một sợi dây bện ba lấy làm khó đứt.”
Sự chết của Chúa Giê-su trên thập giá và sự phục sinh của Ngài trao quyền năng cho chúng ta là dân của Ngài để tham dự vào nếp sống cộng đồng, cùng chia sẻ sự sống, hiệp thông với Ngài và với nhau.
“TÔI THÔNG CÔNG VỚI CÁC CƠ ĐỐC NHÂN KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỜI SỐNG TÔI, ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.”
NGÀY 228
CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH
Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta. 7 Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát,bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.
2 Ti-mô-thê 1:6-7
Phao-lô viết những lời này để khích lệ Ti-mô-thê, người đã trở nên rụt rè trong việc sử dụng ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho anh, vì một số tín đồ lớn tuổi đã khiến anh gặp khó khăn anh ta một khoảng thời gian do tuổi anh còn trẻ. Phao-lô nhắc Ti-mô-thê hãy “nhen lại ơn” của Đức Chúa Trời đã ban cho. Điều này có nghĩa gì? Mục sư Max Lucado giải thích, “Làm hầu hết các mục vụ, làm những gì bạn có thể làm tốt nhất.”
Bạn có chùn bước vì tuổi bạn còn trẻ? Hay là bạn nghĩ mình tuổi đã quá cao? Hay là bạn nghĩ về những gì bạn cống hiến cho phúc âm thì không có ý nghĩa, hay một ai đó làm cho bạn cảm thấy không an toàn khi phải thực hành ân tứ của mình? Có lẽ bạn tự thuyết phục bản thân rằng những gì mình đóng góp là không quan trọng. Hay là bạn chưa khám phá ân tứ của bạn là ân tứ nào?
Đừng lắng nghe các tiếng nói tiêu cực gây nản lòng. Hãy tiếp nhận lời khích lệ của Phao-lô trên đây. Khám phá các ân tứ mà Đức Chúa Trời đặt để trong bạn, nhen nó lên với ngọn lửa nhiệt tình để phục vụ người khác trong tình yêu thương. Hãy “làm hầu hết các mục vụ, làm những gì bạn có thể làm tốt nhất.”
“TÔI BIẾT CÁC ÂN TỨ THUỘC LINH CỦA TÔI, VÀ SỬ DỤNG CHÚNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 229
DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI
Các ngươi hãy lên dự lễ nầy, còn ta chưa lên dự lễ đó, vì thì giờ ta chưa hết ở đây
Giăng 7:6
Đó là công việc mơ ước của Nick. Thật là điên rồ khi anh ấy học biết về một vị trí đang mở ra cho nhiều ứng viên, cách các cuộc phỏng vấn diễn ra và cách anh ấy cảm thấy mối liên hệ với những người trong tổ chức. nhưng có điều gì đó về nó không ổn. Nick cầu nguyện, anh nhờ nhóm học Kinh Thánh với anh cầu nguyện thêm, và gặp mục sư quản nhiệm trao đổi về việc này. Vị trí có vẻ phù hợp và không có bất kỳ dấu hiệu đỏ nào …. nhưng cuối cùng Nick không nghĩ đó là kế hoạch của Chúa dành cho anh ấy. Anh từ chối lời đề nghị và tin tưởng Chúa sẽ cung cấp công việc phù hợp vào đúng thời điểm. Một thời gian sau, anh biết công ty đang bị điều tra vì gian lận.
Chúa Giê-su sống theo lập trình thời gian biểu của Cha. Ngài không theo một ai khác. Ngài cũng không tự lập thời gian biểu cho mình. Điều này làm cho hành trình của Ngài khá bí ẩn. Đôi khi những cơ hội dường như là lý tưởng để Ngài có được sự chú ý mà mọi nhà cách mạng cần để vươn xa hơn nữa chính nghĩa của mình. Nhưng Chúa Giê-su dành sự ưu tiên cho thời gian biểu của Đức Chúa Trời. Ngài tập chú vào Cha thiên thượng trong mọi cách ứng xử và hành động, bao gồm cả cách sử dụng thời gian.
Hãy tập chú vào Đức Chúa Trời và chờ đợi thì giờ của Ngài. Nếu mọi sự có vẻ tuyệt vời nhưng bạn có cảm giác không phải vậy, hãy cầu nguyện và lời khuyên từ những người khác và chỉ cần chờ đợi.
“TÔI DÂNG HIẾN THỜI GIAN CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”
NGÀY 230
DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI
Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau. Chẳng ai kể của mình là của riêng; nhưng kể mọi vật là của chung cho nhau.
Công vụ 4:32
Ở đây có một số bài học về cuộc sống từ trong quyển sách thú vị và sâu sắc của tác giả Robert Fulghum Tất Cả Những Gì Tôi Thực Sự Cần Học Biết Là Ở Trường Mẫu Giáo:
Chia sẻ mọi thứ
Chơi đẹp, công bằng
Không lấy những thứ không phải của mình
Xin lỗi khi làm cho ai đó bị tổn thương
Khi đi ra ngoài thế giới, tốt nhất là nên nắm lấy tay và gắn bó với nhau.
Có lẽ một vài người trong chúng ta có thể theo đuổi một khóa học làm tươi mới lại tấm lòng – hoặc một tấm lòng cần được thay đổi bởi Đức Thánh Linh. Ví dụ chia sẻ vật chất cho nhau không đến một cách tự nhiên. Nó đòi hỏi một kỹ năng sống. Tuy nhiên trong hội thánh đầu tiên, sự chia sẻ vật chất với nhau đến một cách siêu tự nhiên, và điều này dẫn đến kết quả: “Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ; và hết thảy đều được phước lớn. 4 Vì trong tín đồ không ai thiếu thốn cả, bởi những người có ruộng hay nhà, đều bán đi, bán được bao nhiêu tiền cũng đem đến …
Chúng ta không cần trở lại trường mẫu giáo ; chỉ hãy trở lại vị trí đúng nghĩa cho chức vụ quản gia của mình. Tôi tin rằng mọi thứ tôi có đều thuộc về Đức Chúa Trời. Chia sẻ cái gì và với người nào mà Chúa muốn bạn thực hiện hôm nay?
TÔI DÂNG HIẾN CÁC NGUỒN TÀI LỰC CỦA TÔI ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
NGÀY 231
CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI
Vả, đạo Tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thế nào.
1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5
Suy ngẫm một chút về trải nghiệm mua hàng của bạn với nhân viên bán hàng. Bạn có thể đã được bán ô tô, bảo hiểm và các loại hàng hóa khác nhau. Khi mua các loại hàng khác nhau, bạn sẽ gặp nhiều loại người bán khác nhau. Một số nhà cung cấp dường như chân thành quan tâm đến bạn và nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, một số người bán rong dường như quan tâm hơn đến những thứ họ có để mời bạn mua, và bạn cảm thấy rằng bạn chỉ là một đối tượng mà họ nhắm đến. Như vậy chúng ta thấy rằng có một loại người bán hàng vì lợi ích của chúng ta và loại kia vì lợi ích của họ.
Chúng ta phải cẩn thận không cố gắng chia sẻ, rao giảng phúc âm để làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân bằng cách tự ghi điểm cho công tác rao giảng phúc âm. Mọi người có thể nghe thấy một lời rao bán hàng cách đó một dặm.
Phao-lô chia sẻ phúc âm vì lợi ích của người khác. Ông rao giảng không chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc sống của mình. Đối với ông chia sẻ đức tin là đầu tư cuộc sống của chính mình cho người khác xuyên qua quyền năng của Đức Thánh Linh.
Tất cả chúng ta cũng sẽ thực hiện công tác rao giảng phúc âm theo cách của Phao-lô. Nên nhớ rằng người chưa tin cũng sẽ biết nếu chúng ta chia sẻ tin mừng theo cách của những người bán hàng rong như đã đề cập trên đây.
“TÔI CHIA SẺ ĐỨC TIN CỦA TÔI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”