Chúng ta đọc các định nghĩa sau đây:
– Thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức.
– Thế giới quan thể hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức của mỗi chúng ta. Bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới đó. Nó chính là kim chỉ nam cho mọi thái độ và hành vi của chúng ta đối với thế giới bên ngoài.
–
Thế giới quan của Cơ đốc giáo là gì?
Thế giới quan dùng để chỉ một khái niệm toàn diện về thế giới từ một quan điểm cụ thể. Thế giới quan Cơ Đốc giáo là một khái niệm toàn diện thế giới theo quan điểm của Cơ Đốc nhân. Thế giới quan của một cá nhân là “hình ảnh lớn” của người ấy. Một sự hòa hợp của tất cả niềm tin của người ấy về thế giới. Đó là cách hiểu biết thực sự của người ấy. Thế giới quan của một người là cơ sở cho việc đưa ra quyết định hàng ngày và do đó vô cùng quan trọng.
Một trái táo để làm mẫu trên bàn được một số người xem. Một nhà thực vật học nhìn trái táo phân loại nó. Một hoạ sĩ thấy tồn tại cuộc sống và vẽ nó. Một nhà buôn thấy một tài sản và hàng tồn kho. Một đứa trẻ nhìn thấy bữa ăn trưa và ăn nó. Chúng ta nhìn tình hình thế nào do ảnh hưởng bởi cách chúng ta xem xét toàn thế giới cách nào. Mỗi thế giới quan, Cơ Đốc giáo và không Cơ Đốc giáo, liên quan đến ít nhất là ba câu hỏi:
1) Chúng ta đến từ đâu? (và tại sao chúng ta ở đây?)
2) Thế giới sai về điều gì?
3) Làm thế nào chúng ta có thể sửa chữa nó?
Thế giới quan phổ biến hôm nay là chủ nghĩa tự nhiên trả lời ba câu hỏi như thế này: 1) Chúng ta là những sản phẩm của các hành động ngẫu nhiên của thiên nhiên không có mục đích thực. 2) Chúng ta không tôn trọng thiên nhiên như chúng ta nên làm. 3) Chúng ta có thể cứu thế giới thông qua các hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên. Một thế giới quan tự nhiên tạo ra nhiều triết lý liên quan như quan niệm đạo đức tương đối, chủ nghĩa sinh tồn, chủ nghĩa thực dụng, và chủ nghĩa không tưởng.
Mặt khác thế giới quan Cơ Đốc giáo trả lời ba câu hỏi theo Kinh Thánh: 1) Chúng ta là tạo vật của Thiên Chúa, được tạo ra để cai trị thế giới và tương giao với Ngài (Sáng thế ky 1:27-28; 2:15). 2) Chúng ta phạm tội chống nghịch với Đức Chúa Trời và phải gánh chịu lời rủa sả toàn thế giới (Sáng thế ký đoạn 3). 3) Chính Đức Chúa Trời đã cứu chuộc thế giới qua sự hi sinh của Con Ngài, Chúa cứu thế Giê-su (Sáng thế ký 3:15; Lu-ca 19:10), và một ngày sẽ khôi phục tạo vật trở lại trạng thái hoàn hảo của nó trước đây (Ê-sai 65:17-25). Một thế giới quan Cơ Đốc dẫn chúng ta tin tưởng vào đạo đức tuyệt đối, phép lạ, nhân phẩm con người, và khả năng cứu rỗi.
Điều quan trọng phải nhớ rằng một thế giới quan là bao hàm toàn diện. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến mọi lảnh vực của cuộc sống, từ tiền bạc đến đạo đức, từ chính trị đến nghệ thuật. Cơ Đốc giáo thật tập hợp các ý tưởng nhiều hơn là để sử dụng trong nhà thờ. Cơ Đốc giáo dạy trong Kinh Thánh chính nó là một thế giới quan. Kinh Thánh không bao giờ phân biệt giữa một “tôn giáo” và một cuộc sống “thế tục” đời sống tín hữu Cơ Đốc là cuộc sống chỉ có Chúa. Chúa Giê-su tuyên bố chính Ngài là “Đường đi, chân lý, và sự sống” (Giăng 14:6) và bởi cách đó Ngài đã trở thành thế giới quan của chúng ta.