Trang Chủ DƯỠNG LINH Cơ Hội Là Lúc Này?

Cơ Hội Là Lúc Này?

701
0
SHARE

XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ: SỰ CỨU RỖI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời cung ứng là một trong những chủ đề lớn của Kinh Thánh. Điều này được nhấn mạnh trong Sách Xuất Ê-díp-tô ký, trong đó Ngài được trình bày như là Đức Chúa Trời hành động trong sự cứu rỗi để giải cứu chính Ngài. Chúng ta thấy chủ đề này được giới thiệu trong lời tuyên bố của Đức Chúa Trời với Môi-se, “Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở.” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:8). Đức Giê-hô-va không giống như các thần của Ca-na-an, là những kẻ bất lực và không giá trị (1 Các vua 18:27). Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng Đấng có quyền can thiệp và cứu rỗi. Như Môi-se đã hát, “Ðức Giê-hô-va là sức mạnh và sự ca tụng của tôi: Ngài đã trở nên Ðấng cứu rỗi tôi” (Xuất Ê-díp-tô ký 15:2).

Chủ đề về sự cứu rỗi được trình bày một cách mạnh mẽ trong Xuất Ê-díp-tô Ký thông qua ghi chép về sự ra đời của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúa đã giải cứu dân Ngài khỏi ách nô lệ ở Ai Cập một cách kỳ diệu, mở đường cho họ vượt qua Biển Đỏ, cung ứng nhu cầu cho họ trong đồng vắng, ban cho họ Luật pháp và hướng dẫn họ về đền tạm. Tất cả những hành động này đều bày tỏ đặc tính cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Ngài quyền năng và sẵn sàng giải cứu.

Lễ Vượt Qua đầu tiên (được ghi lại trong Xuất Ê-díp-tô-ký 12) là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên. Ở đây, Đức Chúa Trời đã đặt ra một khuôn mẫu cho sự cứu chuộc mà Ngài cho phép những thỏa thuận trong tương lai với dân Ngài. Lễ Vượt Qua dạy về nền tảng của sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời và hướng tới công việc cứu chuộc của Đấng Christ tại thập tự giá. Lễ Vượt Qua phải được hiểu trong bối cảnh bản án tử hình giáng xuống toàn bộ Ai Cập vì Pha-ra-ôn ngoan cố không cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi (11:4-8). Đức Chúa Trời loan báo rằng tất cả các con đầu lòng trong xứ Ai Cập sẽ chết. Điều đó bao gồm người Ai Cập, nô lệ và dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng Đức Chúa Trời của sự phán xét cũng là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi, và Ngài đã cung ứng một giải pháp để những đứa con đầu lòng của Y-sơ-ra-ên được giải thoát khỏi bản án tử hình.

Đức Chúa Trời phán mỗi gia đình phải chuẩn bị một con vật nhỏ từ đàn của họ để dâng của lễ. Kể từ đó, khi cử hành Lễ Vượt Qua mỗi năm, người Do Thái thường hy dâng của lễ là một con cừu, hoặc một con dê cũng có thể được sử dụng vào Lễ Vượt Qua đầu tiên đó. Sau khi bị giết, máu của con vật sẽ được bôi lên các cột cửa và mày cửa của nhà người Y-sơ-ra-ên (12:7). Máu là biểu tượng cho cái chết của người thay thế. Rồi Đức Chúa Trời loan báo: “Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi” (12:13). Điều này tạo nên một tuyên bố thần học sâu sắc về sự cứu chuộc. Đức Chúa Trời phán rằng huyết của con vật sẽ được chấp nhận thay cho huyết của con đầu lòng. Hành động của sự thay thế này dự báo trước công việc của Đấng Christ, là Đấng đã chết thay cho tất cả chúng ta, những người đáng chịu bản án của sự chết đời đời.

Của lễ hy sinh trong Lễ Vượt Qua không nên được hiểu là một công việc mà dân Y-sơ-ra-ên xứng đáng có được sự giải cứu của họ. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời luôn luôn là một sự ban cho ân điển của Ngài và không bao giờ là kết quả của nỗ lực hay việc làm xứng đáng. Sau đó, khi dân Y-sơ-ra-ên đương đầu với Biển Đỏ và quân đội Ai Cập đang áp sát từ phía sau, Môi-se nói: “Chớ sợ chi, hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho các ngươi; vì người Ê-díp-tô mà các ngươi ngó thấy ngày nay, thì chẳng bao giờ ngó thấy nữa. Ðức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng.” (14:13-14). Đức Chúa Trời không yêu cầu dân Y-sơ-ra-ên giúp Ngài để cứu họ. Về bản chất, Ngài chỉ nói: “Hãy đứng lại và xem Ta làm điều đó.”

Vì vậy, việc hy sinh và bôi máu không phải là một “công việc”, mà là một minh chứng về sự đáp ứng của những người đã nghe kế hoạch giải cứu của Đức Chúa Trời và tin vào kế hoạch đó. Dân Y-sơ-ra-ên được cứu bởi đức tin, không phải bởi việc làm của chính họ. Và khuôn mẫu đó được thể hiện xuyên suốt Kinh Thánh. Sự cứu rỗi luôn luôn là bởi ân điển, nhờ đức tin, dựa trên huyết—sau cùng là huyết của Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:4, 10-14).

Sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va lên đến đỉnh điểm trong lịch sử cứu chuộc khi Chúa Giê-su, Chiên Con của Đức Chúa Trời, đổ huyết Ngài ra cho một thế giới của những tội nhân đang hư mất và hấp hối. Tất cả các Lễ Vượt Qua trước đây đều chỉ đến sự kiện đặc biệt này. Khi suy ngẫm về sự hy sinh của Đấng Christ tại thập tự giá, Phao-lô viết: “Vì Ðấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi” (1 Cô-rinh-tô 5:7). “tin mừng” của phúc âm là sự cứu rỗi thông qua Đấng Christ, Đấng Cứu Rỗi của thế gian.

 

admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên