Trang Chủ DƯỠNG LINH Bài Cầu Nguyện Chung

Bài Cầu Nguyện Chung

1330
0
SHARE

Nghe bài chia sẻ:

Bài cầu nguyện chung là lời cầu nguyện mà Chúa Giê-xu dạy các môn đồ của Ngài trong Ma-thi-ơ 6:9-13 và Lu-ca 11:2-4. Ma-thi-ơ 6:9-13 nói: “Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! ” Nhiều người hiểu sai Bài cầu nguyện chung là một lời cầu nguyện cho chúng ta học thuộc lòng từng lời từng chữ. Một số người xem Bài cầu nguyện chung như là một công thức phép thuật, như thể những lời chính bài cầu nguyện này có một số quyền năng cụ thể hoặc có khả năng tác động tới Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh dạy ngược lại. Đức Chúa Trời quan tâm đến tấm lòng của chúng ta hơn là lời nói khi chúng ta cầu nguyện.”Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. “(Ma-thi-ơ 6:6-7). Trong sự cầu nguyện, chúng ta tuôn đổ lòng chúng ta ra với Đức Chúa Trời (Phi-líp 4:6-7), không chỉ đơn giản lập lại những từ ngữ thuộc lòng với Chúa.

Bài cầu nguyện của Chúa nên được hiểu như là một ví dụ, một mẫu điển hình về cách thức cầu nguyện. Bài cầu nguyện chung cho chúng ta những “thành phần” nên đi vào lời cầu nguyện. Đây là cách mở lời: “Cha của chúng tôi ở trên trời” dạy cho chúng ta biết mình hướng về ai khi cầu nguyện- Đức Chúa Cha. “Danh cha được nên thánh” nói cho chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài vì Đấng xứng đáng như thế. Cụm từ “Nước cha được đến, ý cha được nên ở đất cũng như ở trời.” là một lời nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta cầu nguyện theo kế hoạch của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta và trên thế giới, không phải kế hoạch riêng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện xin Chúa thực hiện không phải vì những ham muốn riêng của chúng ta. Chúng ta được khuyến khích để xin Chúa những điều chúng ta cần trong lời “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”. “Xin tha nợ/tha tội cho chúng tôi cũng như chúng tôi tha thứ những người mắc nợ chúng tôi” nhắc cho chúng ta xưng nhận tội lỗi của chúng ta với Chúa để từ đó thay đổi chúng và cũng để tha thứ cho người khác như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Kết luận Bài cầu nguyện chung: “Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, nhưng cứu chúng tôi khỏi điều ác” là một lời nài xin để được giúp đỡ trong việc đạt được chiến thắng trên tội lỗi và yêu cầu che chở khỏi các cuộc tấn công của ma quỉ.

Vì vậy, một lần nữa, Bài cầu nguyện chung không phải là lời cầu nguyện để chúng ta thuộc lòng và trả bài lại cho Thiên Chúa. Bài cầu nguyện chung chỉ là một hình mẫu về cách chúng ta nên cầu nguyện. Thuộc lòng Bài cầu nguyện chung có gì sai không? Tất nhiên không! Lặp lại lời cầu nguyện cho Đức Chúa Trời có gì sai không? Không sai nếu tấm lòng của bạn đang ở trong đó và bạn thực sự hiểu ý nghĩa những lời bạn nói. Hãy nhớ rằng, trong lời cầu nguyện Đức Chúa Trời thích giao tiếp với chúng ta và Ngài quan tâm rất nhiều đến tấm lòng của chúng ta hơn những lời nói cụ thể mà chúng ta sử dụng. Phi-líp 4:6-7 tuyên bố: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Ðức Chúa Trời. Sự bình an của Ðức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Ðức Chúa Jêsus Christ.”

https://www.gotquestions.org
ĐÂY KHông phải là bài cầu nguyện để chúng ta học thuộc lòng và tụng niệm nhưng đây là KHUÔN MẪU Chúa dạy để chúng ta theo đó mà cầu nguyện. Bài cầu nguyện nầy dạy chúng ta những điều sau:

Mat. 6:9-13

5 Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi.(f) 6 Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi,ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.

7 Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. 8 Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài. 9 Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy:

Lạy Cha chúng tôi ở trên trời;

Danh Cha được thánh;

10 Nước Cha được đến;

Ý Cha được nên, ở đất như trời!

11 Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày;

12 Xin tha tội lỗi(g) cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi;

13 Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác!

(Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.)(h)

14 Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. 15 Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi


1. Đối tượng cầu nguyện

Khi cầu nguyện, chúng ta gọi Chúa là Cha: “Lạy CHA chúng con ở trên trời.” Điều nầy cho thấy cầu nguyện là một quan hệ mật thiết như quan hệ cha con- tình phụ tử. Chúng ta đến với Chúa chẳng những để cầu xin nhưng cũng để giãi bày tâm sự, chuyện trò thân mật.

2. Người cầu nguyện

Khi cầu nguyện chúng ta xưng “CHÚNG CON” cho thấy chúng ta không phải là người duy nhất cầu xin nhưng cùng với nhiều người khác cùng gọi Chúa là Cha. Cầu nguyện “Lạy Cha CHÚNG CON ở trên trời” vì vậy đồng thời cũng nhắc chúng ta về mối quan hệ với người chung quanh. Chúng ta phải sống và cư xử với nhau như anh em một nhà vì chúng ta có cùng một Cha trên trời.

3. Nơi chốn chúng ta hướng về để cầu nguyện

Chúa dạy chúng ta cầu nguyện “Lạy Cha chúng con Ở TRÊN TRỜI.” Trời là nơi Chúa ngự, đồng thời cũng hàm ý Chúa là Đấng vĩ đại, cao cả, cầm quyền trên cả cõi vũ trụ. Chúng ta đến với Chúa như một người Cha nhân từ nhưng đồng thời cũng là một người Cha vĩ đại, có đầy đủ quyền năng để cứu chúng ta.

4. Nội dung lời cầu nguyện

a. Cho Chúa: “Danh Cha được thánh, nước Cha được đến, ý Cha được nên ở đất như trời.”

Mở đầu lời cầu nguyện là một lời suy tôn, ca ngợi. Đồng thời đây cũng là cách chúng ta hứa sống thế nào để danh Chúa được thánh, nước Chúa được đến và ý Chúa được nên.

DANH Chúa là nói đến chính Chúa. Cầu nguyện “danh Cha được thánh” không có nghĩa là cầu nguyện để Chúa được thánh (vì Chúa lúc nào cũng thánh), nhưng để nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa là Đấng thánh khiết, chúng ta phải sống thế nào để chính chúng ta và người khác không coi thường đức thánh khiết của Chúa.

NƯỚC Chúa nói đến quyền cai trị của Chúa. Cầu nguyện cho “nước Cha được đến” nghĩa là cầu nguyện cho có nhiều người thần phục dưới quyền của Chúa. Nước Chúa sẽ đến hoàn toàn trong ngày Ngài trở lại trần gian cho nên cầu nguyện “nước Cha được đến” cũng hàm ý trông mong Chúa mau trở lại.

Cầu nguyện “Ý Cha được nên ở đất như trời” nghĩa là chúng ta mong muốn chương trình và ý định của Chúa được thành tựu trên trần gian nầy như đã được thành tựu trên trời. Cầu nguyện như vậy cũng hàm ý là chúng ta sẵn sàng làm theo ý của Chúa.

Cầu nguyện là ca tụng danh Chúa, nước Chúa và ý Chúa, đồng thời cũng tự nhắc mình hãy tôn trọng Chúa, thần phục Chúa, trông mong Chúa trở lại và sẵn sàng làm theo ý muốn của Ngài.

b. Cho mình:

Chúa dạy chúng ta xin ba điều: Nhu cầu vật chất (“Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày”). Nhu cầu tâm linh (“Xin tha tội lỗi cho chúng con”). Nhu cầu được bảo vệ (“Xin chớ để chúng con bị cám dỗ mà cứu chúng con khỏi điều ác”).

Nhu cầu vật chất. Chúng ta có những nhu cầu thể xác và Chúa muốn chúng ta tùy thuộc nơi Ngài mỗi ngày. Chúa không bảo chúng ta xin thức ăn dư dật trọn năm nhưng mỗi ngày (lệ thuộc mỗi ngày vào Chúa). Cầu xin thức ăn cũng hàm ý tất cả những nhu cầu vật chất khác như áo quần, nhà ở v.v….

Nhu cầu tâm linh. Quan hệ giữa chúng ta với Chúa sẽ bị trở ngại nếu có tội lỗi chen vào vì vậy chúng ta cần ơn tha thứ của Chúa mỗi ngày. Chúng ta cầu xin Chúa tha thứ trong ý thức là chúng ta cũng sẵn sàng tha thứ người khác dù họ có lỗi với chúng ta. Chúng ta tội lỗi xấu xa mà Chúa còn tha thứ, chúng ta cũng cần tha thứ người khác như vậy.

Nhu cầu được bảo vệ. Cám dỗ là điều chúng ta phải đối diện mỗi ngày. Cầu nguyện, “Xin chớ để chúng ta con bị cám dỗ” không có nghĩa là bảo Chúa đừng để cám dỗ đến với mình nhưng hàm ý xin Chúa giúp mình thắng cám dỗ: “Xin đừng để con bị cám dỗ đến độ rơi vào cạm bẫy của ma quỉ.” Lời cầu xin tiếp theo cho thấy rõ ý nầy: “Mà cứu chúng con khỏi điều ác.” Chữ “điều ác” cũng có thể dịch là người ác hay ma quỉ. Do đó, “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ” cũng có nghĩa là “xin giải thoát chúng con khỏi bàn tay của ma quỉ.” Tự sức chúng tôi không thể nào đương đầu với ma quỉ, chúng ta chỉ có thể chiến thắng ma quỉ nhờ sức mạnh của Chúa.

Câu cuối cùng của bài cầu nguyện là lời suy tôn của người tín đồ ý thức rằng Chúa nắm quyền cai trị (“nước”), sức mạnh (“quyền”) và vinh quang (“vinh hiển”) cho đến muôn đời.

 

(Nguồn: vietchristian.com)

KT   nền tảng:
Phi-líp 4:6-7,   Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. 7 Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ.
1 Giăng   5:14

Nầy là điều chúng ta dạn-dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý-muốn Ngài mà cầu-xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận-lãnh điều mình xin Ngài.

Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu-xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó.   Giăng 15:7

Kéo Chiếc Thuyền …

“Anh em cầu nguyện mà không nhận lãnh được, vì cầu nguyện với một động cơ sai trật.”

(Gia-cơ 4:3)

Tại sao Chúa Giê-su cầu nguyện? Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời thì cần gì phải cầu nguyện? Ngài đã từng phán dạy rằng Ngài với Cha là một?
Khi Chúa Giê-su chọn con đường thập tự, sinh ra để làm Người, Ngài tạm thời từ bỏ vinh quang, quyền năng, trở nên trống không để sống một đời sống giống như chúng ta.
Ngài cầu nguyện vì một lý do giống như chúng ta: nối kết với Cha thiên thượng và tìm kiếm sự hướng dẫn trong bước kế tiếp. Tuy nhiên nhiều lần trong lời cầu nguyện, chúng ta thường xin Đức Chúa Trời phê chuẩn cho ý muốn của chúng ta thay vì đi theo ý muốn của Ngài. Cầu nguyện như thế là sai trật. Chúa Giê-su luôn cầu nguyện theo ý muốn của TRỜI, cho dù điều đó có nghĩa là Ngài phải chết.
Một nhà thần học viết, “Cầu nguyện là đầu hàng trước ý muốn của TRỜI và hợp tác với ý muốn ấy.” Nếu tôi quăng một chiếc neo từ thuyền cắm vào bờ và kéo, tôi sẽ kéo bờ biển đến chỗ tôi, hay tôi kéo chính mình xuống bờ? Cầu nguyện không phải là kéo TRỜI về phía mình, nhưng là kéo thẳng chính tôi về với ý muốn của Ngài.
Hãy ném ra chiếc neo của sự cầu nguyện, nhưng nhớ 
rằng hãy để chiếc neo đó kéo bạn đến với tấm lòng của Đức Chúa Trời.

Tôi cầu nguyện để biết ý muốn của Đức Chúa Trời, để Ngài hướng dẫn đời sống tôi, và tôi đặt nhu cầu của tôi trước mặt Ngài.

admin

 


 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên