Trang Chủ DƯỠNG LINH Đức Chúa Trời Là Cha Của Tín Nhân

Đức Chúa Trời Là Cha Của Tín Nhân

716
0
SHARE

 

Người Cha

Thuật ngữ pater, “cha” trong Kinh Thánh biểu hiện cho một người là “người nuôi dưỡng, người bảo vệ, hoặc người nâng đỡ.” Trong khi thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa thông thường trong Tân Ước, pater cũng được dùng để chỉ Đức Chúa Trời theo nghĩa chung là Đấng Tạo hóa và Khởi nguyên của mọi vật (1 Cô-rinh-tô 8:6; Ê-phê-sô 3:14-15; Hê-bơ-rơ 12: 9). Thuật ngữ này cũng được sử dụng cho các tín hữu có mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời như những đứa con thiêng liêng của Ngài. Bằng đức tin, chúng ta bước vào mối quan hệ này và trở thành “con cái của Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12). Trên cơ sở mối quan hệ thiêng liêng này, các tín hữu có thể tiếp cận với “Cha” (Ê-phê-sô 2:18). Chúa Giê-su khuyến khích các môn đồ của Ngài bắt chước “Cha ở trên trời” (Mat 5:45), “Cha trên trời” của họ (5:48). Phao-lô mô tả Đức Chúa Trời là “Cha hay thương xót” (2 Cô-rinh-tô 1:3), và trước giả viết Hê-bơ-rơ đề cập đến vấn đề kỷ luật của Đức Chúa Cha (Hê-bơ-rơ 12:9-10).

Chúa Giê-su đã sử dụng thuật ngữ “Cha” để diễn tả mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Đức Chúa Trời ở trong Ba Ngôi. Ngài đã được Đức Chúa Cha sai đến (Giăng 6:37). Ngài đã làm các công việc của Đức Chúa Cha (5:19). Ngài gọi Đức Chúa Trời là Cha của chính Ngài, do đó kẻ thù của Ngài nghĩ rằng Ngài “tự cho mình bằng với Đức Chúa Trời” (5:18). Phúc âm Giăng nhấn mạnh mối quan hệ Cha-Con giữa Chúa Giê-su và Đức Chúa Trời là Cha, khi đề cập đến điều này khoảng tám mươi lần.

Mặc dù Đức Chúa Trời là Cha của các tín hữu. Nhưng Ngài không phải là Cha của họ giống như cách Ngài là Cha của Chúa Giê-su. Bất cứ khi nào Chúa Giê-su nói về mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Trời là Cha thì Ngài luôn sử dụng số ít “Cha tôi” (Ma-thi-ơ 11:27; 25:34; Giăng 20:17; Khải huyền 2:27). Mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Cha đã tồn tại vĩnh viễn trong Ba Ngôi Thiên Chúa, trong khi mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là bởi ân điển và thông qua sự tái sanh.

 

A-ba: Cha

Abba là một thuật ngữ tiếng A-ram để chỉ về “cha”; nó được dùng ba lần trong Tân Ước để nói đến Đức Chúa Trời (Mác 14:36; Rô-ma 8:15; Ga-la-ti 4:6). Trong những câu này, thì thuật ngữ này được dịch từ bản dịch là, ho pater (“Đức Chúa Cha”) để làm rõ rằng Đức Chúa Trời là có ý nghĩa. Abba có chức năng như một lời cầu xin Đức Chúa Trời và thể hiện mối quan hệ cá nhân mật thiết của người nói chuyện với Đức Chúa Trời.

Abba trong tiếng A-ram bắt nguồn từ điều có thể được gọi là “trò chuyện với trẻ em”. Theo kinh Talmud của người Do Thái, khi một đứa trẻ cai sữa, “nó sẽ học cách nói abba [cha) và imma (mẹ)” (Berakoth 40a; Sanhedrin 70b). Theo thời gian, ý nghĩa của từ này đã được mở rộng để nó không còn là một dạng xưng hô cho trẻ nhỏ nữa mà cũng được dùng cho cả con trai và con gái khi đã trưởng thành. Tính chất trẻ con của từ này đã giảm dần và từ abba chiếm được sự thân thiện, quen thuộc mà chúng ta có thể cảm thấy trong cách diễn đạt như “cha yêu kính”.

Không nơi nào trong Cựu Ước chúng ta tìm thấy được thuật ngữ abba được sử dụng để xưng hô với Đức Chúa Trời. Những người Do Thái sùng đạo cảm thấy có khoảng cách quá lớn giữa họ và Đức Chúa Trời. Giáo đường Do Thái giáo có một ví dụ thú vị về từ abba được sử dụng liên quan đến Đức Chúa Trời. Kinh Talmud ghi lại, “Khi thế giới cần mưa, các giáo viên của chúng tôi thường dẫn học sinh đến Giáo sư Hanan ha Nehba (thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên), và họ sẽ nắm lấy vạt áo choàng của ông ấy và gọi rằng: ‘Cha yêu ơi! (abba), cha yêu ơi! [abba], hãy ban mưa cho chúng con.’ Lúc bấy giờ ông ấy cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đấng chủ tể của thế gian này, hãy ban mưa xuống vì lợi ích của những người không thể phân biệt giữa Abba có thể ban cho mưa và một abba không thể ban cho mưa” (Taanith 23b).

Chúa Giê-su đã sử dụng từ abba khi xưng hô với Đức Chúa Trời là Cha trong lời cầu nguyện của Ngài tại Vườn Ghết-sê-ma-nê. “Abba, thưa Cha,” Ngài nói, “mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con; nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn.” (Mác 14:36). Khi sử dụng cách diễn đạt này, Chúa Giê-su đã nói như một người con nói chuyện với Cha của mình. Điều này phản ánh điều gì đó rất gần gũi và tin cậy đặc trưng cho mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Trời.

Khi Đức Thánh Linh làm chứng rằng các tín hữu là con cái của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:16), họ được đề nghị hãy kêu “Abba, Cha ơi” (8:15; Ga-la-ti 4:6). Các tín hữu có thể xưng hô với Đức Chúa Trời theo cách này vì mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời thông qua đức tin. Thật là một sự khích lệ khi biết rằng chúng ta có thể cầu nguyện với Cha cùng một cảm giác ấm áp và thân mật trong mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-su đã vui thích.

Các con tôi biết cách đề nghị sự giúp đỡ theo cách mà chúng nhận được phản ứng tích cực. Chúng biết rằng đòi hỏi và cằn nhằn không có tác dụng. Chúng đã học biết rằng cách tôi phản ứng tốt nhất là nói dịu dàng, đáng yêu và tôn trọng. Con gái tôi có thể nói, “Bố yêu quý, có một chiếc váy tuyệt vời đang được bán ở Nordstrom’s. Bố có thể chia sẻ chi phí với con không? “Làm sao tôi có thể nói được điều gì ngoài sự đồng ý với kiểu đề nghị đó? Chúa đã tạo ra những người cha vì mục đích này và chúng tôi có niềm vui khi hoàn thành chức phận của mình!

Khi tôi vui mừng vì sự đáp ứng của các con tôi và đáp ứng nhu cầu của chúng, vậy nên Đức Chúa Trời là Cha rất sẵn lòng đáp ứng những ai gọi Ngài là Abba, “Thưa Cha!” Ngài có cả nguồn cung ứng và giải pháp để đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta và đáp ứng nhu cầu của chúng ta.

Đây chỉ là một số trong nhiều cách mà Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su Christ và Đức Thánh Linh được nhắc đến trong Kinh Thánh.

admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên