Trang Chủ DƯỠNG LINH Biểu Tượng Của Cơ Đốc Giáo

Biểu Tượng Của Cơ Đốc Giáo

2167
0
SHARE

 

HY VỌNG

Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi thánh mà Đức Chúa Giê-su đã vào như Đấng đi trước của chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc

Hê-bơ-rơ 6:19-20

Biểu tượng của Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ nhất là một cái neo của tàu biển, không phải thập tự giá. Được khắc họa trên văn bia của các tín đồ trong ba thế kỷ đầu tiên, cái neo tượng trưng cho niềm hy vọng mà họ có trong Đấng Christ. Tuy nhiên nếu nhìn gần, chúng ta có thể thấy một phần lớn của mỏ neo được tạo thành từ một cây thánh giá. Thật kỳ lạ, trong khi hình dáng các con tàu đã thay đổi rất nhiều kể từ thời điểm đó, thì mỏ neo được sử dụng ngày nay vẫn không thay đổi nhiều so với thời cổ đại.

Trước giả sách Hê-bơ-rơ truyền dạy, “Chúa Giê-su Christ, hôm qua, ngày nay và mãi mãi không hề thay đổi” (13:8). Điều này nghe cũng giống như cái neo của tàu biển.

Cuộc sống và thế giới quanh ta thay đổi từng ngày, nhưng Chúa Giê-su vẫn y nguyên. Chúng ta có thể liên kết chặt chẽ vào Chúa – giống như cái neo giữ cho con tàu đứng vững trước những trận cuồng phong. Ngài sẽ giữ chúng ta an toàn cho đến khi sóng biển dịu đi và bầu trời quang đãng trở lại.

Thập tự giá là cái neo của hy vọng cho những người tin. Khi những cám dỗ, khó khăn của đời sống bủa vây con thuyền của bạn, hãy đặt sự trông cậy vào Chúa Giê-su Christ – Ngài là cái neo của linh hồn chúng ta.

TÔI CÓ THỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CUỘC SỐNG, BỞI VÌ HY VỌNG CỦA TÔI ĐẶT TRONG CHÚA GIÊ-SU CHRIST.

Tôi hỏi một vài người bạn kinh nghiệm đau đớn, khó khăn nhất mà họ trải qua trong đời là gì. Câu trả lời của họ gồm chiến tranh, ly hôn, phẫu thuật và sự mất mát người thân. Câu trả lời của vợ tôi là “Việc sinh con đầu lòng của chúng ta.” Đó là một ca sinh khó và kéo dài tại một bệnh viện quân đội vắng vẻ. Nhưng khi nhìn lại, cô ấy coi nó là sự vui mừng “vì sự đau đớn đó có một mục đích lớn lao.”

Trước khi Chúa Giê-su lên thập tự giá, Ngài bảo các môn đệ của Ngài rằng họ sắp phải trải qua khoảng thời gian vô cùng đau đớn và buồn khổ. Chúa so sánh điều mà họ sắp trải qua với sự sinh nở của người phụ nữ khi sự đau đớn của cô chuyển thành niềm vui sau khi đứa trẻ được sinh ra (Giăng 16:20-21). “Cũng vậy, bây giờ các con đau buồn nhưng Ta sẽ gặp lại các con thì lòng các con vui mừng, và không ai có thể đoạt lấy niềm vui của các con” (c.22).

Nỗi buồn đến với tất cả chúng ta trên suốt các chặng đường đời. Nhưng Chúa Giê-su “Đấng vì niềm vui đặt trước mặt mình, vui chịu thập tự giá, khinh điều sỉ nhục” (Hêb.12:2), đã mua lấy sự tha thứ và tự do cho tất cả những ai mở lòng ra với Ngài. Sự hy sinh đau đớn của Ngài đã hoàn tất mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là mở lối cho tình bằng hữu và mối thông công với Ngài.

Niềm vui của Cứu Chúa chúng ta vượt quá sự đau đớn của Ngài, cũng như niềm vui mà Ngài ban cho chúng ta làm lu mờ mọi nỗi đau của chúng ta.

– Lạy Cha kính yêu, Con Trai yêu dấu của Ngài đã chịu đau đớn vì con. Cảm ơn Ngài đã hy sinh chết thế cho con. Cảm ơn Ngài vì ngay cả nỗi đau của con cũng có thể là một công cụ trong tay Ngài để khiến con trở nên giống Con Ngài hơn.

– Đau đớn có thể giống như một thỏi nam châm kéo Cơ Đốc Nhân đến gần với Đấng Christ.

“Ta sẽ gặp lại các con thì lòng các con vui mừng và không ai có thể đoạt lấy niềm vui của các con” – Giăng 16:22

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên